Giới thiệu đến các bạn bài viết: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) ; Đọc hiểu Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)  (Văn bản nghị luận) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

I. TRẮC NGHIỆM. phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:

Phong cách Hồ Chí Minh

Trong cuộc đời đây truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

[…].

(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2018)

phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Nghị luận.
  2. Thuyết minh.
  3. Biểu cảm.
  4. Tự sự.

Câu 2. Theo tác giả, phong cách Hồ Chí Minh có sự kết hợp như thế nào?

  1. Rất Việt Nam, rất phương Tây, rất mới, rất hiện đại.
  2. Rất Việt Nam, rất phương Đông, rất hiện đại nhưng cũng vô cùng giản dị, thanh cao.
  3. Rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng rất mới, rất hiện đại, rất văn minh.
  4. Rất Việt Nam, rất phương Đông, rất giản dị nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.

Câu 3. Qua đoạn trích, tác giả cho thấy vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói và viết thạo nhiều ngoại ngữ.
  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu về các dân tộc trên thế giới, văn hóa thế giới.
  3. Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.
  4. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại sâu sắc và toàn diện.

Câu 4. Phương án nào không chính xác khi nói về vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  1. Nói và viết thạo nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Nga,…
  2. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau.
  3. Am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới đến mức khá uyên thâm.
  4. Chỉ tìm hiểu về văn hóa của các nước châu Á.

Câu 5. Đoạn trích trên cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu văn hóa như thế nào?

  1. Tiếp thu cái hay và cái đẹp đồng thời phê phán những cái tiêu cực.
  2. Tiếp thu những cái hiện đại, tiên tiến đồng thời phê phán những cái tiêu cực.
  3. Tiếp thu những cái mới và lạ đồng thời phê phán những cái tiêu cực.
  4. Tiếp thu những cái tính hoa đồng thời phê phán những cái tiêu cực.

Câu 6. Từ phong cách trong phong cách Hồ Chí Minh có nghĩa là gì?

  1. Đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại.
  2. Lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.
  3. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
  4. Thể hiện đặc điểm riêng trong sáng tác.

Câu 7. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

  1. Siêu phàm.
  2. Hiền triết
  3. Nhà sàn.
  4. Chủ nhân.

Câu 8. Trong các từ sau, từ nào có nghĩa là có trình độ kiến thức rất sâu về một lĩnh vực chuyên môn nào đó?

  1. Uyên thâm.
  2. Siêu phẩm.
  3. Uyên bác
  4. Siêu trí tuệ.

Câu 9. Các từ và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên… thường được sử dụng trong phép liên kết nào?

  1. Phép liên tưởng.
  2. Phép nối.
  3. Phép thế.
  4. Phép nghịch đối.

Câu 10. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép thế?

  1. Dân tộc ta có một lòng yêu nước nóng năn. Đó là một truyền thống quý báu của ta. (Hồ Chí Minh)
  2. Đời các vĩ nhân cho ta một lý tường, một kiểu mẫu để bắt chước. Nhờ gương sáng của họ mà ta trở nên khá, có can đảm, kiên nhẫn để đi đến mục đích. (Nguyễn Hiến Lê)
  3. Những bất bình đẳng về kinh tế thường đưa ra sự bùng nổ của đấu tranh cách mạng. Chúng ta cần giữ quan điểm ấy khi nguyên cứu lịch sử các nước.
  4. Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Đồng).

II. PHẦN TỰ LUẬN phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

Câu 1. Sắp xếp các câu văn sau theo trình tự hợp lí để tạo thành đoạn văn mạch lạc:

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những nét nổi bật trong phong cách làm việc của Người là nói đi đôi với làm. Người khuyên cán bộ muốn tập hợp, tuyên truyền cấp dưới, tự mình phải miệng nói tay làm để làm gương cho nhân dân. Người phê phán những cán bộ “miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền hàng trăm năm cùng vô ích”. Đó là những cán bộ hỏng. Hồ Chí Minh nói rõ là không thể dùng những người đó vào công việc thực tế. Còn với những cán bộ chỉ biết nói suông: Chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được, những người như thế tuy là thật thà, trung thành nhưng không có năng lực. Người là tấm gương sáng về nói đi đôi với làm cho mọi người học tập và làm theo.

Câu 2. Theo em, vì sao trong đoạn trích trên, tác giả lại cho rằng:

Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

  1. Phần trắc nghiệm phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

Câu 1. A Nghị luận.

Câu 2.  D  Rất Việt Nam, rất phương Đông, rất giản dị nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.

Câu 3. C  Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.

Câu 4. D Chỉ tìm hiểu về văn hóa của các nước châu Á.

Câu 5. A  Tiếp thu cái hay và cái đẹp đồng thời phê phán những cái tiêu cực.

Câu 6. B Lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.

Câu 7. C  Nhà sàn.

Câu 8. A  Uyên thâm.

Câu 9. B  Phép nối.

Câu 10. D  Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Đồng).

phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

  1. Phần tự luận phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

Câu 1.  phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những nét nổi bật trong phong cách làm việc của Người là nói đi đôi với làm. Người là tấm gương sáng về nói đi đôi với làm cho mọi người học tập và làm theo. Người khuyên cán bộ muốn tập hợp, tuyên truyền cấp dưới, tự mình phải “miệng nói tay làm để làm gương cho nhân dân”. Người phê phán những cán bộ “miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trể, bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền hàng trăm năm cũng vô ích”. Đó là những cán bộ hỏng. Còn với những cán bộ chỉ biết nói suông: “Chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được”, những người như thế tuy là thật thà, trung thành nhưng không có năng lực, Hồ Chí Mình nói rõ là không thể dùng những người đó vào công việc thực tế. (PGS. TS. Nguyễn Minh Phương)

Câu 2. phong cách hồ chí minh ; đọc hiểu phong cách hồ chí minh

Trong đoạn trích trên, tác giả cho rằng các ảnh hưởng quốc tế đã “nhào nặn” với cái gốc văn hóa dân tộc ở Chủ tịch Hồ Chí Minh để tạo ra một nhân cách và lối sống đặc trưng của người Việt Nam. Điều này được cho là “kì lạ” vì dường như dù đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà không bị định hình hoặc lấn át bởi những ảnh hưởng từ bên ngoài. Tác giả đánh giá rằng nhân cách và lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn rất “Việt Nam, rất phương Đông,” nhưng đồng thời cũng “rất mới, rất hiện đại,” cho thấy sự hài hòa và sự phát triển tiên tiến của người lãnh đạo này. Điều này có thể được hiểu là sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa truyền thống và sự tiếp nhận và sáng tạo từ các yếu tố văn hóa và tri thức quốc tế, tạo nên một cá nhân hoàn thiện và độc đáo.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *