Giới thiệu đến các bạn bài viết: Địa đàng trần gian (Thomas More); Đọc hiểu Địa đàng trần gian (Thomas More) (Truyện viễn tưởng) ; trắc nghiệm địa đàng trần gian (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

I. ĐỌC HIỂU: địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Rồi cả Peter Gilles và tôi lên tiếng xin Raphael tiên sinh cho nghe chuyện. Thấy chúng tôi thực lòng, tiên sinh bèn để một lúc để sắp xếp câu chuyện trong đầu, rồi bắt đầu kể như sau:

RAPHAEL: Ta bắt đầu nhé. Hòn đảo ấy rộng nhất ở quãng giữa, chừng hai trăm dặm từ bờ này sang bờ kia. Những chỗ khác cũng chẳng hẹp hơn là bao, chỉ trừ hai đầu là thu hẹp dần và lượn vòng như thể vẽ bằng com-pa, đến nổi toàn bộ đảo thành ra như một vòng tròn có đường kính khoảng năm trăm dặm vậy. Đúng hơn hãy mường tượng nó như một hình lưỡi liềm rất cong có hai mõm chóp chỉ cách nhau bởi một eo biển rộng xấp xỉ mười một dặm. Biển tràn vào trong lòng đảo qua eo này, làm thành một vùng hồ mênh mông giữa đảo. Được bao bọc khắp xung quanh, nước hồ lúc nào cũng êm ả. Vậy là cái vịnh yên tĩnh ngay giữa lòng đảo ấy trở thành một hải cảng lớn rất thuận tiện, thuyền bè có thể dong buồm ngang dọc trên đó theo đủ mọi hướng.

Bệnh nhân trong bệnh viện mới là những người được ưu tiên hàng đầu – thưa vâng, có bốn bệnh viện ở ngoại ô, ngay bên ngoài tường bao của thành phố. Mỗi bệnh viện lớn bằng khoảng một thành phố nhỏ. Ý tưởng là vừa tránh cho bệnh viện bị quả tải, vừa tạo điều kiện tốt cho việc cách ly những chứng bệnh lây lan truyền nhiễm. Những bệnh viện này được quản lí rất chu đáo, luôn đầy đủ thuốc men và thiết bị, với những đội ngũ bác sĩ và hộ lí xứng đáng là “lương y kiêm từ mẫu” đến nỗi hễ ốm đau là ai cũng muốn vào bệnh viện chữ không muốn nằm nhà.

Nhà trẻ là một phòng riêng cho các bà mẹ đang còn cho con bú, lúc nào cũng đầy đủ lò sưởi và nước sạch. Trong phòng có nhiều nôi để các bà mẹ có thể đặt con ngủ. Họ cũng có thể cởi hết áo quần cho con và để chúng chơi đùa quanh lò sưởi. Trẻ con đều được bú mẹ. Nếu người mẹ bị ốm hoặc qua đời, bà vợ ông Trưởng phường lập tức có biện pháp tìm một vú nuôi cho đứa trẻ. Việc này không khó, vì người phụ nữ nào có thể làm vú cũng đều sẵn sàng xung phong cho việc đó. Bạn thấy đấy, cử chỉ hiền mẫu ấy ở đâu cũng được khâm phục và bản thân đứa trẻ cũng sẽ luôn luôn coi mẹ vú của nó như mẹ đẻ vậy.

Chế độ Utopia không chỉ chú trọng ngăn ngừa phạm tội mà còn khuyến khích thúc đẩy cải thiện bằng nhiều cách vinh danh những người tốt việc tốt. Ví dụ, họ cho dựng tượng ở những nơi công cộng của những người đã có những đóng góp xuất sắc cho cộng đồng, phần để ghi nhớ những thành quả của họ, phần để khích lệ các thế hệ sau hãy cố gắng hơn khi tưởng niệm những vinh quang của tiên nhân.

(Thomas More, Utopia – Địa đàng trần gian, Trịnh Lữ dịch, NXB Hội nhà văn, 2018)

địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

  1. Truyện viễn tưởng.
  2. Truyện ngụ ngôn.
  3. Truyện cổ tích.
  4. Truyền thuyết.

Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn trích là gì?

  1. Tự sự.
  2. Miêu tả:
  3. Biểu cảm.
  4. Phương án A và phương án B đều đúng.

Câu 3. Đoạn trích được kể bởi nhân vật nào?

  1. Raphael.
  2. Tôi.
  3. Peter Gilles.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 4. Utopia được kể, tả qua mấy phương diện?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 5. Các phó từ xuất hiện trong câu văn sau: Ví dụ, họ cho dựng tượng ở những nơi công cộng của những người đã có những đóng góp xuất sắc cho cộng đồng, phần để ghi nhớ những thành quả của họ, phấn để khích lệ các thế hệ sau hãy cố gắng hơn khi tưởng niệm những vinh quang của tiền nhân.

  1. Cho, dựng.
  2. Đã, hãy.
  3. Ở, của.
  4. Những, họ.

Câu 6. Trong các phương án án sau, phương án nào không phải là từ láy?

  1. Lưỡi liềm, bao bọc, ngăn ngừa.
  2. Xấp xỉ, mênh mông, luôn luôn.
  3. Sẵn sàng, khuyến khích, êm ả.
  4. Xấp xỉ, khuyến khích, sẵn sàng.

Câu 7. Vị trí địa lí, cảnh quan thiên nhiên của Utopia được nhân vật Raphael miêu tả, cảm nhận như thế nào?

  1. Diện tích đảo có đường kính khoảng năm trăm dặm, cấu tạo tự nhiên như một hình lưỡi liềm rất cong có hai mõm chóp chỉ cách nhau bởi một eo biển rộng xấp xỉ mười một dặm.
  2. Lòng đảo là một vùng hồ mênh mông, êm ả.
  3. Vịnh biển yên tĩnh ấy trở thành một hải cảng lớn rất thuận tiện, thuyền bè có thể dong buồm ngang dọc trên đó theo đủ mọi hướng.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 8. Ý nào dưới đây nói đúng về đời sống kinh tế – xã hội ở Utopia dưới góc nhìn của Raphael?

  1. Điều kiện y tế ở Utopia thật hoàn hảo.
  2. Trẻ thơ được chăm sóc đặc biệt.
  3. Chính sách thúc đẩy sự phát triển xã hội hết sức nhân văn.
  4. Cả ba phương án A, B và C đều đúng.

Câu 9. Theo em, viết về một cuộc sống lí tưởng như Utopia, nhà văn Thomas More muốn bày tỏ điều gì?

Câu 10. Dấu hiệu nào cho thấy đoạn trích này thuộc kiểu văn bản truyện viễn tưởng?

II.VIẾT:

Trong Utopia – Địa đàng trần gian của Thomas More có đoạn: “Ví dụ, họ cho dựng tượng ở những nơi công cộng của những người đã có những đóng góp xuất sắc cho cộng đồng, phần để ghi nhớ những thành quả của họ, phần để khích lệ các thế hệ sau hãy cố gắng hơn khi tưởng niệm những vinh quang của tiền nhân”. Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy viết bài văn với nhan đề: Ứng xử với tiền nhân.

địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

1. Đọc hiểu địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

Câu 1. A. Truyện viễn tưởng.

Câu 2.  D. Phương án A và phương án B đều đúng.

Câu 3.  A. Raphael.

Câu 4. C. 4.

Câu 5.  B. Đã, hãy.

Câu 6. A. Lưỡi liềm, bao bọc, ngăn ngừa.

Câu 7.  D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 8. D. Cả ba phương án A, B và C đều đúng.

Câu 9. Gợi ý

Viết về một cuộc sống lí tưởng, đáng mơ ước như Utopia, nhà văn Thomas More – ở thời điểm cách nay hơn 500 năm (Utopia – Địa đàng trần gian được viết trong những năm 1515 đến 1516), vừa bày tỏ thái độ thất vọng về hiện trạng đời sống ở các quốc gia châu Âu đương thời vừa thể hiện niềm khát khao về một mô hình xã hội tốt đẹp.

– Miêu tả một đất nước hoàn hảo như Utopia, nhà văn cũng dựng lên một thế giới ước mơ nhằm kêu gọi, thúc đẩy cộng đồng hãy cùng nhau hành động để kiến tạo nên cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Câu 10. Đối chiếu với tri thức về truyện viễn tưởng để có sự lựa chọn đúng.

địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

2. Phần viết địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

2.1. Gợi ý chung địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

a. Yêu cầu về kiểu văn bản: Viết bài văn nghị luận về vấn đề thái độ, cách ứng xử với tiền nhân, với các thế hệ đi trước đã có công lao đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng.

b. Yêu cầu về nội dung: địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

– Cần xác định được các từ khóa: ứng xử, tiền nhân.

– Xác định đây là vấn đề hết sức quan trọng trong cuộc sống hiện đại, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, trân trọng đối với các giá trị của quá khứ, lịch sử.

– Để làm rõ được vấn đề cần bàn luận, cần xác lập được các ý chính:

+ Tiền nhân, thế hệ trước – các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa, những người có công lao, cống hiến đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng.

+ Ứng xử với tiền nhân: bày tỏ thái độ, tình cảm, nhận xét, đánh giá, hành vi đối với tiền nhân; học tập và làm theo tiền nhân; sống và học tập, lao động, sáng tạo xứng đáng với tiền nhân…..

+ Thái độ ứng xử đó thể hiện tình cảm, tư thế, tư cách văn hóa của mỗi cá nhân cũng như của cả dân tộc, trong thời điểm hiện tại ngoái nhìn về quá khứ.

c. Yêu cầu về diễn đạt: địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

– Những ý kiến, lí lẽ phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, chắc chắn; bằng chứng phải xác đáng, thuyết phục.

– Mỗi ý cần được trình bày bằng một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ.

– Chú ý về chính tả, ngữ pháp trong diễn đạt.

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:

Lập luận và biểu cảm.

đ. Yêu cầu về bố cục: địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

2.2. Gợi ý lập dàn ý địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:

a. Mở bài: địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

Dẫn dắt vấn đề từ câu chuyện ứng xử với tiền nhân ở Utopia, một nơi mà, theo tác giá Thomas More: họ cho dựng tượng ở những nơi công cộng của những người đã có những đóng góp xuất sắc cho cộng đồng, phần để ghi nhớ những thành quá của họ, phần để khích lệ các thế hệ sau hãy cố gắng hơn. Từ đó, đặt ra vấn đề ứng xử với tiền nhân.

b. Thân bài: địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

– Tiền nhân, thế hệ trước – các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa, những người có công lao, cống hiến đối với đặt nước, dân tộc, cộng đồng.

– Ứng xử với tiền nhân:

+ Bày tỏ thái độ, tình cảm, nhận xét, đánh giá, hành vi đối với tiền nhân.

+ Học tập và làm theo tiền nhân.

+ Sống và học tập, lao động, sáng tạo xứng đáng với tiền nhân…..

+ Thái độ ứng xử đó thể hiện tình cảm, tư thế, tư cách văn hóa của mỗi cá nhân cũng như của cả dân tộc, thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Bài học nhận thức và hành động của mỗi cá nhân.

c. Kết bài: địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

Khẳng định quan điểm của Thomas More là đúng đắn và cũng là một vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay.

địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

2.3. Bài làm tham khảo: địa đàng trần gian ; đọc hiểu địa đàng trần gian ; trắc nghiệm địa đàng trần gian

Từ xa xưa “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành một đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, để tưởng nhớ công lao của những người đã có những đóng góp to lớn cho cộng đồng, nhân dân ta đã cho dựng tượng những tấm gương tiêu biểu đó tại những nơi trang trọng phần để ghi nhớ những thành quả của họ, phấn để khích lệ các thế hệ sau hãy cố gắng hơn. Hành động này, thật tự nhiên, đã đặt ra một vấn đề, một thái độ ứng xử rất quan trọng, cần phải suy ngẫm thấu đáo.

Tiền nhân là những người của thế hệ trước, họ có thể là các bậc anh hùng hào kiệt được lưu danh trong dân gian, họ có thể là các nhà quân sự xuất chúng, hay đó là những người mở đường, trí thức khai sáng cho dân tộc. Nhằm ghi nhớ, tưởng niệm và tôn vinh những con người xuất chúng đó, từ xưa, nhân dân ta đã có nhiều hành động để thể hiện tấm lòng biết ơn như lập đền thờ, dựng tượng, đặt tên cho công trình, trường học hay đặt tên cho các ngôi trường danh giá.

Trên khắp đất nước Việt Nam, ở đâu, ta cũng bắt gặp các đền thờ được lập để thờ phụng những con người có công với cộng đồng dân tộc, địa phương, làng xã. Họ là những con người yêu nước, thương dân, có công lập quốc, chống giặc giữ nước, quai đê lấn biển, lập làng lập xã hay là những thầy thuốc, những tổ nghề, thành hoàng làng… Điểm chung của lớp lớp tiền nhân này là công nghiệp lớn lao, có nhiều đóng góp ý nghĩa và được nhân dân tôn vinh, thờ phụng, đền miếu bốn mùa hương khói… Tiêu biểu như đền Hùng, nơi thờ tự 18 đời Hùng Vương, những ông vua lập nước Văn Lang, đặt nền móng cho sự phát triển của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm lịch sử. Câu ca: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” chính là thể hiện sâu sắc, cảm động thái độ ứng xử với tiền nhân ấy. Trong dân gian còn truyền tụng những câu như: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần”, ý nói người xứ Thanh được hưởng nhiều ân sủng của hoàng đế còn người xứ Nghệ lại được các vị thần phù hộ. “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng” được xem là bốn ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, thờ phụng những nhân vật lịch sử lớn, có công với các triều đại, với nước, với dân như Tứ Vị Thánh Nương, Lí Nhật Quang, Phan Đà, Lê Khôi.

Trong tâm thức của người dân, các anh hùng dân tộc thường hiển linh bảo vệ cho con người và cộng đồng dân tộc trên nhiều phương diện. Do đó, tín ngưỡng này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như lập đền thờ, lập miếu thờ, lập bia ghi công đức, xây dựng phần mộ, xây dựng đài tưởng niệm, xây dựng nhà tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ… Việc thực hành tín ngưỡng vừa bày tỏ lòng biết ơn của hậu thế, vừa thành tâm mong muốn nhận được sự phù trợ của các ngài trong công cuộc bảo vệ đất nước. Thông qua tín ngưỡng này, hậu thế có thể hiểu rõ hơn về công lao to lớn của các vị anh hùng, đồng thời thế hệ sau còn ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Tín ngưỡng truyền thống này còn góp phần giúp người dân bảo lưu, giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Đó là đạo lý hiếu nghĩa, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “tôn sư trọng đạo”… Đây cũng là phương thức để người dân ý thức về nguồn cội dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc. Nhiều đền thờ anh hùng dân tộc như đền Vua Lê, Vua Đinh, đến thờ các Vua Lý, đền thờ Vua Trần, đền thờ Trần Hưng Đạo đã trở thành biểu tượng tâm linh không chỉ của cư dân trong vùng mà của nhân dân cả nước. Việc thực hành nghi lễ thờ cúng các anh hùng dân tộc và những người có công với nước được tiến hành quanh năm.

Không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ và khắc ghi công lao của các bậc anh hùng kiệt xuất, việc dựng tượng, lập đền thờ còn có mục đích khích lệ những thế hệ sau hãy cố gắng, phấn đấu hơn khi tưởng niệm những công lao của tiền nhân. Nhân dân ta đã cho dựng tượng của những bậc trí thức xưa tại các ngôi trường nhằm thúc đẩy, làm tấm gương sáng cho các em học sinh cố gắng và noi theo. Có thể kể đến trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đến trường trong mùa thi ta sẽ bắt gặp hình ảnh những cô cậu học trò đến tưởng niệm và thắp hương dưới chân tượng một phần nhằm thể hiện sự tri ân, bày tỏ lòng ngưỡng vọng trước cuộc đời và lý tưởng cách mạng của nhà chiến sỹ yêu nước. Đồng thời thể hiện khát vọng nói theo, cầu may trí tuệ và tinh thần hiếu học của cụ Phan Bội Châu cho bài thi được suôn sẻ, hanh thông và nhiều may mắn. Người ta còn dùng tên của những tiền nhân đó đặt cho các con đường, ngôi trường để tưởng nhớ và nhắc nhở, khích lệ thế hệ sau cố gắng học tập, phát triển và tiếp nối những giá trị truyền thống đó. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Nghe theo lời dạy đó của Bác Hồ kính yêu, thế hệ thanh niên trẻ, các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trưởng thành cả về phẩm chất, năng lực, giành nhiều thành tích cao để tiếp nối bước chân của những người đi trước, ngày càng đưa đất nước phát triển, hội nhập cùng thế giới văn minh.

“Uống nước nhớ nguồn”, tự bao giờ đã là đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Chúng ta hãy biết ơn công lao của các bậc tiền nhân, biết ơn công sức và đóng góp của những người đi trước. Hãy luôn dành cho họ những tình cảm cao đẹp nhất, hành động trân quý nhất và noi gương tiền nhân để tiếp tục “có những đóng góp xuất sắc cho cộng đồng“.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *