Đề: ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

I. ĐỌC HIỂU. ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ấm như một căn bếp (trích)

Tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế. Trời cứ mưa suốt từ sáng đến tối. Vườn tược chỗ nào cũng lướt thướt. Và buốt giá. Tôi đội nón đi ra vườn chặt mấy củ su hào. Bọn su hào gặp trời lạnh quá, dừng lớn, co ro đứng dưới mưa, những tàu là nặng trĩu, rũ xuống vì ướt. Thỉnh thoảng có củ nứt toác ra. Tay tôi chạm vào những tàu lá mà cảm giác như cái lạnh xuyên vào tận xương. Su hào ấy gọt ra, xắt con chỉ và cho vào nồi kho. Su hào kho là món mà anh em chúng tôi ăn suốt mùa đông. Kho mềm, với một chút mắm muối, thi thoảng có một ít tóp mỡ, sem sém canh, ngả màu vàng nâu. Ăn nóng với cơm nóng. Mẹ tôi còn có món bánh sắn, mà từ lúc ăn với mẹ tới giờ tôi chưa từng được ăn lại. Sắn luộc lên, với một ít muối, rồi mẹ cho vào cối giã. Giã cho thật dẻo. Rồi ra vườn lấy hành lá về xào lên. Dùng hành xào ấy làm nhân bánh. Vo tròn và nướng trên bếp than. Anh em chúng tôi ăn đến no bụng, đến bỏ cả cơm. Mẹ ngồi nhìn chúng tôi ăn và mỉm cười. Mẹ luôn mỉm cười hạnh phúc như thế khi nhìn lũ con ăn những món ngon của con nhà nghèo. Giờ mà kể lại, thế nào mẹ cũng lặng lẽ chảy nước mắt.

Nhà tôi có một cái ao, đôi khi được cải thiện bằng món cá kho. Nhưng cơ bản là vào mùa đông thì lũ cá tìm chỗ ngủ, có buông cần cả ngày cũng không có con nào buồn cắn. Bố tôi thả những bó rơm lớn xuống ao, lũ cá con sẽ lách vào đấy cho đỡ lạnh. Còn lũ cá lớn chắc sẽ rúc xuống bùn hoặc là chui vào hang.

Những mùa đông dài lê thê ấy, mọi thứ đều ngủ. Cây cối, vườn tược, ao chuôm… tất cả tĩnh lặng, kiên nhẫn chịu đựng những cơn gió bắc rú rít một cách khốc liệt và tàn nhẫn, chịu đựng những giọt mưa nhẹ bẫng, lây phây mà buốt như kim châm. Ngay cả nước trong máng vầu hình như cũng chảy chậm lại. Chỉ những ngọn lửa là không dừng nhảy múa trong góc bếp.

Tôi thích nhất những ngày như thế. Bố mẹ và hai anh không phải vác cuốc ra vườn, cả nhà quây quần và râm ran đủ thứ chuyện. Sau này đi xa, mỗi lúc một xa, tít tắp, mờ mịt, trong đầy ắp những nhớ nhung tôi thường thấy tim mình nhói lên mỗi khi nhìn thấy một ngọn khói bay lên mái lợp bằng lá cọ, cỏ tranh…

(Đỗ Bích Thuý, Thương nhau như người thân, NXB Văn học, 2021)

ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

Câu 1. Văn bản trên viết theo thể loại nào?

  1. Truyện ngắn.
  2. Tiểu thuyết.
  3. Du kí.
  4. Tản văn.

Câu 2. Theo em, văn bản trên viết về đề tài gì?

  1. Tình cảm gia đình.
  2. Tình cảm bạn bè.
  3. Tình cảm thầy trò.
  4. Tình cảm với thiên nhiên.

Câu 3. Theo em, trong văn bản trên, ai là nhân vật người kể chuyện?

  1. Mẹ
  2. Tôi.
  3. Anh trai.
  4. Bố.

Câu 4. Trong đầy ắp những nhớ nhung của mình, người viết nhớ nhất về điều gì?

  1. Món su hào kho.
  2. Món cá kho.
  3. Món bánh sắn.
  4. Căn bếp.

Câu 5. Văn bản trên đã gợi tả một cuộc sống như thế nào của gia đình tôi?

  1. Cuộc sống gia đình nhiều vất vả, nghèo khó.
  2. Cuộc sống gia đình yêu thương, tình nghĩa.
  3. Cuộc sống gia đình giản dị, yên lành.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 6. Khi viết về những kỉ niệm nơi căn bếp ngày xưa, từ ngữ nào được nhà văn nhắc tới nhiều nhất?

  1. Ăn.
  2. Nướng.
  3. Kho.
  4. Luộc.

Câu 7. Những mùa đông dài lê thê ấy, mọi thứ đều ngủ. Cây cối, vườn tược, ao chuôm… tất cả tĩnh lặng, kiên nhẫn chịu đựng những cơn gió bấc rú rít một cách khốc liệt và tàn nhẫn, chịu đựng những giọt mưa nhẹ bẫng, lây phây mà buốt như kim châm. Ngay cả nước trong máng vầu hình như cũng chảy chậm lại. Chỉ những ngọn lửa là không dừng nhảy múa trong góc bếp.

Đoạn văn trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

  1. Nhân hoá.
  2. So sánh.
  3. Liệt kê.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 8. Tại sao khi đi xa, nhân vật tôi lại thấy tim mình nhói lên mỗi khi nhìn thấy một ngọn khói bay lên mái lợp bằng lá cọ, cỏ tranh?

  1. Vì đó là tín hiệu gợi nhắc về căn bếp ngày xưa chứa chan kỉ niệm…
  2. Vì đó là tín hiệu gợi nhớ về bố, về mẹ, về anh, những người thân yêu ruột thịt.
  3. Vì đó là tín hiệu gợi nhớ về những món ăn thân thuộc, dân giã.
  4. Cả ba phương án A, B và C đều đúng.

Câu 9. Nêu cảm nhận về nhân vật “tôi” trong văn bản trên.

Câu 10. Văn bản trên gợi nhắc em điều gì về những kỉ niệm với gia đình và những người thân yêu?

II. VIẾT: ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

Hãy viết bài văn giới thiệu một cuốn sách viết về để tài tình cảm gia đình mà em đã đọc.

ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

1. Đọc hiểu ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

Câu 1. D. Tản văn.

Câu 2. A. Tình cảm gia đình.

Câu 3.  B. Tôi.

Câu 4. D. Căn bếp.

Câu 5. D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 6.  A. Ăn.

Câu 7.  D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 8.  D. Cả ba phương án A, B và C đều đúng.

Câu 9. Gợi ý:

– “Tôi” là người nặng lòng với gia đình, với người thân. Những kỉ niệm về bố, về mẹ, về các anh trong những tháng năm khổ nghèo, vất vả nhưng đầm ấm hiện lên sống động và tươi nguyên trên trang viết.

– “Tôi” là người nhân hậu, nhạy cảm và giàu tình nghĩa. Những kỉ niệm được tái hiện lại đều lấp lánh những tình cảm bồi hồi xao xuyến và rưng rưng xúc động.

Câu 10. Gợi ý:

– Gia đình là nơi gần gũi gắn bó nhất với mỗi người, nơi ta được bao bọc, chở che, yêu thương…

– Gia đình là nơi thiêng liêng nhất, có vị trí quan trọng nhất đối với mỗi người.

– Gia đình là điểm khởi đầu để ta mang khát vọng đi tới những chân trời xa lạ nhưng cũng là bến bờ để ta thương nhớ và trở về…

[…].

ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

II. VIẾT ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

2.1. Gợi ý chung ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

a. Yêu cầu về kiểu văn bản: Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách về đề tài tình câm gia đình.

b. Yêu cầu về nội dung:

– Lựa chọn và nêu được một cuốn sách viết về đề tài tình cảm gia đình.

– Nhan đề và ý nghĩa của nhan đề cuốn sách.

– Tái hiện được các nhân vật chính, diễn biến các sự việc, các chi tiết tiêu biểu của cuốn sách làm nổi bật tình cảm gia đình.

– Làm rõ được chủ đề của cuốn sách, thông điệp mà tác giả bày tỏ với người đọc.

– Các dấu hiệu nghệ thuật đặc sắc, sức hấp dẫn và tác động tới người đọc.

c. Yêu cầu về diễn đạt: ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

– Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc.

– Sử dụng các dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu.

– Chú ý về chính tả, ngữ pháp trong diễn đạt.

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:

Nghị luận, thuyết minh và biểu cảm

đ. Yêu cầu về bố cục: ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn giới thiệu sách.

ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

2.2. Gợi ý lập dàn ý ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:

a. Mở bài: ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

– Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh, thời điểm cuốn sách xuất hiện.

– Nêu ấn tượng chung về cuốn sách.

b. Thân bài: ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

– Nêu và phân tích ý nghĩa nhan đề cuốn sách.

– Tái hiện và giới thiệu các nhân vật, các diễn biến chính của câu chuyện.

– Thông điệp của cuốn sách.

c. Kết bài: Sức hấp dẫn và tác động của cuốn sách đối với bạn đọc.

ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

2.3. Bài làm tham khảo ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế

Walter Macken là nhà văn và nhà soạn kịch người Ai Len. Gia tài sáng tác đồ sộ của ông có đến 5 tập truyện ngắn cùng hai tiểu thuyết dành cho thiếu nhi, trong đó nổi bật nhất là cuốn sách “Bồ câu bay đi tìm bà”. Cuốn sách này xuất bản vào năm 1963, được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1971. Biết bao cảm hứng và tưởng tượng hẳn sẽ được khơi lên từ đây, câu chuyện về hai anh em nhà họ Dove, hai chú bồ câu bé nhỏ và gan dạ – bỏ nhà vượt biển, tìm kiếm một ngôi làng không tên, một đất nước không quen thuộc để tìm bà ngoại – biểu tượng của tình yêu mà chứng hằng khao khát.

Chắc hẳn, khi tìm hiểu về cuốn sách, bạn sẽ tự hỏi, tại sao cuốn sách lại có tên là “Bồ câu bay đi tìm bà” mà không phải là “Hai đứa trẻ đi tìm bà”… Đây là một cách nói ngộ nghĩnh, tinh nghịch. Họ Dove của hai anh em Finn và Derval trong tiếng anh có nghĩa là chim bồ câu. Trong câu chuyện, thay vì nói: “Sao cậu chẳng bao giờ có mặt khi cần vậy hả?” thì họ lại có câu đùa tếu rằng: “Đến một chú bồ câu mà cũng không bắt được”. Chính bà ngoại của chúng cũng trả lời rằng: “Ngay cả một chú bồ câu cũng không thể bay nhanh được như vậy.” Đây là cách nói rất đặc sắc và thú vị, làm tăng sức gợi cảm, đẩy nhanh sự tò mò của bạn đọc. Bìa cuốn sách có màu xanh lá, nổi bật là một chú bố câu to đang sải cánh ở chính giữa làm trung tâm. Nếu chú ý bạn sẽ nhận ra bóng dáng hai đứa trẻ thấp thoáng dưới cánh bồ câu trắng. Cậu bé Finn mang một mái tóc màu đỏ nổi bật, còn bé Derval lại sở hữu bộ tóc vàng dài. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu cái động cơ thúc đẩy chuyến phiêu lưu đầy ngọt ngào này chứ!

Finn đưa ra quyết định vào một buổi chiều tháng tư. Và chính dượng Toby đã giúp cậu đi đến quyết định đó. Điều dượng nói về dòng máu Ai Len đã khiến Finn thêm phần cương quyết… Giờ đây cậu cảm thấy sốt ruột – sốt ruột mong bữa trà kết thúc, sốt ruột đợi dượng Toby đi ra quán rượu nơi dượng say sưa mỗi tối. Cuối cùng bữa trà mặn cũng kết thúc, sau khi truyền xong thông điệp đe dọa dượng bước ra khỏi nhà, và Finn cho phép mình thả lỏng cơ bụng. Cậu thông báo với Derval: “Chúng mình sẽ bỏ trốn … Đây sẽ là một chuyến phiêu lưu.” Cậu bảo với Derval rằng hãy mặc tất cả số áo len lên người bởi nơi chúng đến sẽ rất lạnh. Sau đó cậu đi lấy ba lô của mình, cậu bỏ tất cả sách lại trừ cuốn địa lí có in màu của tất cả các nước trên thế giới, cậu còn đem theo một cuốn nhật kí nhỏ viết về chuyến thăm bà từ vài năm trước. Cậu lấy chiếc hộp tiết kiệm và đếm tiền, tổng của hai anh em cậu là bảy si linh hai mươi mốt xu rưỡi cả thảy. Cậu đem khẩu súng hơi gần như còn mới và đôi giày trượt pa-tanh của mình để đổi cho cậu bạn Joss lấy “tám xu và một đồng năm xu cùng một con dao gấp.” Cậu xuống bếp, lọc ít thịt ở một khúc giăm bông, lấy thêm ít bơ và luộc kĩ vài quả trứng. Cậu gối ghém mọi thứ vào ba lô, cố làm cho tất cả mọi thứ phải thật bình thường cho đến sáng hôm sau. Cậu tắt đèn trong phòng, giúp em gái đeo ba lô rồi đeo chiếc của mình. Và từ đây cậu biết rằng đã đến lúc bỏ trốn khỏi dượng Toby!

Sau một hồi suy nghĩ và lưỡng lự cậu quyết định sẽ đi bằng tàu thủy bởi tàu hỏa luôn đến nhưng nơi nhất định và họ sẽ dễ dàng tóm gọn cả hai anh em. Vận may của cậu thật đáng kinh ngạc, nhưng đến lần thứ ba, có lẽ vận rủi đã gọi tên cậu khi bị ông soát vé chặn lại vì không có vé. Sáng hôm sau, khi dượng Toby biết mình sẽ có quyền thụ hưởng một số tiền khủng với tư cách là người giám hộ hợp pháp, cuộc săn lùng hai chú bồ câu nhỏ bắt đầu. Xuyên suốt “cuộc chạy trốn” tìm về bà ngoại thân yêu, hai anh em đã gặp phải biết bao khó khăn, nguy hiểm, nhưng song song đó chúng cũng gặp được những người tốt đứng lên bảo vệ che chở mình. Cùng với sự quyết tâm, thông minh, can đảm và trên hết là tình yêu dành cho em gái. Cuối cùng hai anh em cậu cũng được an toàn trong vòng tay che chở của bà ngoại. Và dượng Toby – một con người giả tạo và hám của – đã tiêu hết gần như toàn bộ số tiền dành dụm và nhận lại cho mình một con số không thật tròn trĩnh. Quả là một cái kết có hậu!

Qua đây, ta nhận ra được nhiều thông điệp có ý nghĩa to lớn. Walter Macken không đi sâu miêu tả tính cách nhân vật, mà thông qua các tình tiết, hành động dồn dập và kịch tính trong cuộc chạy trốn, từ đó cảm nhận được tình yêu thương chân thành của Finn với em gái qua việc nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình. “Đây là lí do tại sao mình làm việc này, để em gái mình được ở bên những người yêu thương nó, lắng nghe nó nói. Vì chính điều này, không phải vì một điều gì khác”. Cuốn sách còn cho ta thấy rằng trong cuộc sống này, người tốt luôn hiện hữu ở khắp mọi nơi, lòng yêu thương luôn bao trùm lên quả địa cầu xinh đẹp và những người xấu như dượng Toby, Nieko, cậu Gerry là không đáng kể. Vì có nội dung thông điệp sâu sắc cùng cách kể chuyện vừa ngọt ngào vừa lôi cuốn, gay cấn của Walter Macken chính là lí do khiến tôi si mê và yêu thích cuốn sách này, và tôi tin rằng các bạn cũng sẽ giống tôi sau khi đọc cuốn sách này.

Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không đọc nó, bởi những cuốn sách mới luôn có mùi hương dễ chịu khiến bạn chỉ muốn đọc ngay lập tức. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy rằng quyết định của mình thật đúng đắn. Qua đây mình cũng muốn nhắn nhủ các bạn rằng hãy siêng đọc sách hơn để giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết về kiến thức, mở rộng vốn từ, nuôi dưỡng tâm hồn, giúp giải trí lành mạnh và tăng khả năng phân tích, sự tập trung chú ý, bạn nhé! ấm như một căn bếp ; đọc hiểu ấm như một căn bếp ; thương nhau như người thân ; tôi thích nhất những lúc cả nhà quây quần như thế 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *