Đề: sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

ĐỌC HIỂU sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

Đọc đoạn trích: sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

Tôi nhớ lúc đó là một chiều đông. Cha đón hai chị em tôi về nhà. Trên xe, chúng tôi bật đĩa rock của nhóm Gạt Tàn Đầy. Đến bài “Đám cưới chuột” cả ba chúng tôi đều hát theo. Đột nhiên cha tấp xe vào lề đường, bật volume hết cỡ rung cả sàn chiếc xe còi, ba cha con vỗ nhịp vào vô lăng, vào thành xe, ầm ĩ: “Ai mang cá đến cho con mèo hoang tàn ác, ai mang cá đến cho con mèo hoang say mềm”…

Mẹ tôi bình luận, lại “sáng kiến ngoại trình” rồi! Mẹ chỉ chế giễu một cách hài hước thế thôi. Cha tôi có “lập trình” với “lên kế hoạch” gì đâu, mà cũng chẳng là sáng kiến, chỉ là “ngoại trình” thôi. Nói như bà ngoại có vẻ đúng hơn: Bố tụi nhỏ phồng phồng tẹt tẹt, vui buồn cũng chuyển hướng bất ngờ, như chuyển động Brown!

Sáng kiến ngoại trình phải là những gì nảy sinh bất ngờ, vượt khỏi sự lập trình có sẵn. Như chuyện khoa học giả tưởng người ta tạo ra con rô bốt thông minh, nhưng không ngờ nó có thể… biết yêu chẳng hạn, và gây khó xử cho người tạo ra nó!

Như ông Kim Ngọc, khi đang là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú chẳng hạn. Trong một đường ray được lập trình sẵn của nền kinh tế bao cấp, ruộng đất đương nhiên là phải tập thể hóa. Ông lại nảy ra “sáng kiến ngoại trình” là khoán hộ, khởi đầu cho sự đổi mới phù hợp với quy luật khách quan, mang lại hạnh phúc cho đất nước thời kỳ đổi mới sau này.

[…]

Tất nhiên sẽ là khó khăn gian khổ. Là bao nhiêu hệ lụy phải trả giá. Nhưng, lịch sử luôn ghi nhận những trí tuệ và trái tim cao thượng. Bí thư Kim Ngọc ngày xưa bị kỷ luật vì dám nói khác làm khác, thì ngày nay nhiều ngôi trường mang tên ông, và sẽ có thêm nhiều đường phố mang tên ông. Nếu cuộc sống cứ ao tù phẳng lặng, con người cứ đồng phục tư duy, thì đất nước sẽ không người nối người đi lên như ngày nay.

Khoan nói đến những sáng kiến ngoại trình, chỉ là một chút “ngoại trình” không “sáng kiến”, chỉ là một phút ngẫu hứng của cha tôi thôi, mà chiều đông hôm ấy cũng dường như ấm áp hơn, gần gũi và yêu thương hơn.

Các bạn bây giờ hay nói là phải refresh bản thân thường xuyên, phải làm mới mình mỗi ngày. Cuộc sống đang mong chờ những đột phá và sáng tạo để làm ăn với thiên hạ, để ra biển lớn. Cá tính đang được khích lệ. Những phút ngẫu hứng tự nhiên có thể sẽ là “refresh” để đi xa hơn. Nhưng cũng cần phải biết phân biệt cá tính và quái tính, như câu chuyện con cua thường bò ngang. Một hôm có nàng cua trông thấy một con cua bò dọc. Nàng thấy chàng ta “độc đáo” quá, “cá tính” quá, bèn đem lòng yêu. Hôm sau không thấy chàng ta bò dọc nữa, hỏi thì chàng ta trả lời tỉnh rụi: Có phải hôm nào tui cũng say rượu như thế đâu!

(Trích Sáng kiến ngoại trình, theo Một chú bé và một người cha, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 97-101)

sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

Thực hiện các yêu cầu: sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

Câu 1. Người viết đã lí giải thế nào là “sáng kiến ngoại trình”?

Câu 2. Theo đoạn trích, sáng kiến của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc là gì?

Câu 3. Anh/Chị hãy phân biệt “cá tính” với “quái tính”.

Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về cách viết bài văn nghị luận sao cho thuyết phục.

Câu 5.

Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống.

sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

Gợi ý trả lời: sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

Câu 1. Theo đoạn trích, “sáng kiến ngoại trình” là “những gì nảy sinh bất ngờ, vượt khỏi sự lập trình có sẵn”.

Câu 2. Sáng kiến của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc là “khoán hộ”.

Câu 3. “Cá tính” là tính cách riêng, giúp phân biệt với người khác. “Quái tính” là tính cách quái đản, quái dị khiến người khác khó chịu.

Câu 4. Từ đoạn trích, thí sinh có thể rút ra bài học về cách viết bài văn nghị luận sao cho thuyết phục, như: Lập luận chặt chẽ (“Sáng kiến ngoại trình” là gì?, “Sáng kiến ngoại trình” mang lại những lợi ích, tác dụng gì?, Làm thế nào để có được những “sáng kiến ngoại trình”?); lí lẽ phải đi liền với dẫn chứng, dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu (dẫn chứng từ bản thân người viết, dẫn chứng về Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc); lời văn tự nhiên, chân thành, giàu cảm xúc, thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của người viết; có những liên hệ, liên tưởng thú vị, độc đáo (câu chuyện về chàng cua)…

sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

Câu 5. sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống có thể được triển khai theo hướng:

– Mang lại hứng thú học tập, làm việc cho mỗi người.

– Hình thành những ý tưởng mới mẻ, độc đáo, tạo dựng ra của cải, vật chất, sản phẩm mới, giá trị hơn cho đời sống, góp phần cải thiện cuộc sống.

– Tư duy sáng tạo giúp con người năng động, tự tin, hoạt bát, khiến cuộc sống của mỗi người có ý nghĩa hơn…

sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình
Rèn luyện tư duy sáng tạo

Gợi ý: sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

Rèn luyện tư duy sáng tạo không chỉ là việc giúp mỗi người tìm ra niềm vui và hứng thú trong học tập và làm việc mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra những ý tưởng mới, độc đáo và có giá trị. Tư duy sáng tạo không giới hạn trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ khoa học và công nghệ đến nghệ thuật và văn hóa, từ kinh doanh đến giáo dục và xã hội. Đó là sức mạnh biến những ý tưởng trở thành hiện thực và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới mang lại giá trị hơn cho cuộc sống. Tư duy sáng tạo không chỉ giúp mỗi người phát triển bản thân mà còn đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Những ý tưởng sáng tạo có thể giải quyết các vấn đề phức tạp, cải thiện cuộc sống hàng ngày và tạo ra những cơ hội mới cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, việc khuyến khích và phát triển tư duy sáng tạo trong xã hội là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bên cạnh đó, tư duy sáng tạo cũng là nguồn động lực để mỗi người trở nên năng động, tự tin và hoạt bát hơn trong cuộc sống. Khi có khả năng tư duy sáng tạo, mỗi người có thể tự tin thể hiện bản thân, không ngần ngại đối diện với những thách thức và khó khăn. Đồng thời, tư duy sáng tạo cũng là nguồn cảm hứng để khám phá, sáng tạo và không ngừng phấn đấu trong cuộc sống, từ đó làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên ý nghĩa và phong phú hơn. Tóm lại, rèn luyện tư duy sáng tạo không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Những người có tư duy sáng tạo sẽ là những người mang lại những đổi mới, tiến bộ và phát triển cho cuộc sống, từ đó tạo ra một môi trường sống tích cực và phồn thịnh hơn. sáng kiến ngoại trình ; đọc hiểu sáng kiến ngoại trình

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *