Đến với bài Tràng giang của Huy Cận, lediem.net xin giới thiệu đến các bạn, lập dàn ý và cách triển khai Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận của bài thơ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Huy Cận (1919-2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Thuở nhỏ học ở quê, rồi vào Huế học đến hết trung Học. Năm 1939, Ông ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh Nông. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông liên tục tham gia chính quyền Cách Mạng, giữ nhiều trọng trách quan trọng khác nhau.
Tràng Giang là một trong những bài thơ hay nhất của ông trước Cách Mạng.
Đề: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
Phân tích bức tranh thiên nhiên và diễn biến tâm trạng của Huy Cận qua khổ thơ sau:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
(Trích Tràng giang – Huy Cận)
Lập dán ý: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
Mở bài: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
– Nêu vấn đề nghị luận
+ Trích yêu cầu đề: Bức tranh thiên nhiên và diễn biến tâm trạng của Huy Cận qua khổ thơ sau:
+ Trích thơ:
Thân bài: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
– Khái quát tác giả, tác phẩm:
+ Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc nhất của phong trào thơ mới.
+ Phong cách thơ Huy Cận: hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
+ Bài thơ này được viết vào mùa thu năm 1939 in trong tập “Lửa thiêng”.
– Khái quát nhan đề, câu thơ đề từ: Thâu tóm tình và cảnh cả bài thơ
+ Cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước
+ Tình: buồn miền man; sầu cô đơn; bâng khuâng, da diết.
– Phân tích nội dung và nghệ thuật khổ thơ 3
+ Hình ảnh cánh bèo trôi dạt => Hình ảnh ẩn dụ độc đáo.
+ Điệp từ “không”: không cầu, không đò ở hai bên bờ sông Hồng
+ Cảnh vật thiên nhiên mênh mông, trải dài vô tận: bãi cát, bờ xanh.
+ Tình: buồn, cô đơn, sầu miên man.
+ Nghệ thuật : sử dụng bút pháp vừa cổ điển vừa hiện đại; điệp từ không; từ ngữ, thể thơ, giọn thơ.
– Nêu tác dụng nghệ thuật:
Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển vừa mang nét hiện đại.
– Đánh giá tác giả/ tác phẩm/ đoạn thơ:
Xuân Diệu từng nhận định: “Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó nó dọn đường cho tình yêu giang sơn Tổ quốc”.
Kết bài : Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
“Tràng giang” bằng âm điệu trầm buồn cùng cảm xúc tinh tế đã làm nổi bật lên với một trái tim cô đơn nhưng luôn đau đáu tình yêu với quê hương đất nước.
Các tiêu chí chấm bài: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
a. Bố cục:
Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
b. Nêu vấn đề nghị luận
Trích dẫn yêu cầu đề
Trích dẫn phạm vi đề
c. Triển khai vấn đề
– Khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
– Phân tích đánh giá đặc sắc nội dung đoạn thơ
– Phân tích đánh giá đặc sắc nghệ thuật đoạn thơ
– Phân tích tác dụng của đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ.
– Đánh giá đoạn thơ.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Viết bài rõ ràng, không bôi xóa, tô đen, chính tả chuẩn hoặc ít lỗi chính tả.
e. Sáng tạo
Sáng tạo về nội dung phân tích đánh giá
Sáng tạo về cách diễn đạt.
Một vài nhận xét, nhận định hay về tác giả, tác phẩm: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
1. “Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc” (Xuân Diệu).
2. “Bài thơ hầu như trở thành cổ điển, của một nhà “Thơ mới”. Vào một cách dõng dạc, đàng hoàng, vì đây là “đại giang”, là sông lớn, ví dụ như sông Hồng; là tràng giang: rộng bao gồm cả trường giang: dài; sầu trăm ngả chứ không phải là ít ngả, vì là sông lớn… Hơi thở cổ điển là đúng…duy câu thứ tư thì là hiện đại; thơ truyền thống của cha ông ta không đưa cái nét hiện thực, thực tế, nôm na, chân thật đến sống sít, là củi một cành khô trôi đi trên sông” (Xuân Diệu)
3. Trong cuốn Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh, nhà phê bình thơ có tiếng thời tiền chiến, có nhận xét chung về Huy Cận: “Cái buồn “Lửa Thiêng” là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh.”
4. “Người thấy lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, cái xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn rười rượi” (Hoài Thanh).
5. “Huy Cận như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian” (Xuân Diệu)
Hướng dẫn cách viết bài: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
Mở bài: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
Nền thơ 1930 – 1945 đã đóng góp cho thi đàn văn học Việt Nam nhiều phong cách độc đáo. Nếu ta theo Thế Lữ vào giấc mơ tiên, vào cuộc đời bất tận theo cách sôi nổi cuống quýt của Xuân Diệu “muốn cắn trái xuân hồng” thì ta cũng có thể theo Huy Cận đi vào bề sâu nhân thế. Chẳng cần đi tới tập thơ “Lửa thiêng” chỉ riêng bài thơ “Tràng giang” cũng làm nên hồn thơ “ảo não” Huy Cận. Và đây là khổ thơ sâu lắng thê thiết nhất trong bài thơ Tràng giang của ông:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Thân bài: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
Khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Thơ của Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. Ông còn là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. “Tràng giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận. Theo tác giả, bài thơ này được viết vào mùa thu năm 1939 in trong tập “Lửa thiêng” và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
Triển khai phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
Ngay từ nhan đề “tràng giang” và câu thơ đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, tác giả đã sử dụng từ Hán Việt, vầng “ang” một âm tiết mở, các từ chỉ không gian rộng lớn “trời rộng”, “sông dài”, “tràng giang”, kết hợp độc đáo cùng các từ chỉ nỗi nhớ miên man, nỗi buồn vô tận, dai dẳng, không nguôi như từ “nhớ”, “bâng khuâng”. Chỉ với nhan đề và một câu thơ đề từ như thế, Huy Cận đã khái quát, mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn, choáng ngợp của không gian, và nỗi buồn nhân thế của tác giả, thâu tóm cả tình và cảnh của toàn bài thơ. Đúng như Xuân Diệu từng nhận xét: “Huy Cận như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian”, hay nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh cũng từng nhận xét thơ ông: “Người thấy lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, cái xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn rười rượi”. Quả thật rất đúng!
Nếu ở khổ thơ một và hai, Huy Cận đã vẽ không gian ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng này là cảnh sông nước mênh mông, sóng gợn buồn điệp điệp, còn nhỏ đìu hiu, con thuyền trôi vô định, củi lạc trên dòng sông, chẳng biết về đâu đi đâu,… Tác giả, mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, cô đơn. Nhưng có lẽ đặc sắc nhất khổ thơ thứ ba. Khổ thơ này đã đáp trả lại sự khao khát ấy, tiếng lòng của nhà thơ bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ và đìu hiu hơn:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông là hình ảnh đời thường, rất ít được đi vào thơ ca. Ở đây, qua việc sử dụng hình ảnh “bèo dạt” càng làm cho bức tranh thiên nhiên trên dòng tràng giang trở nên thật gần gũi và bình dị. “Bèo trôi dạt” gợi lên sự bấp bênh, trôi nổi, ẩn dụ để chỉ kiếp người vô định giữa dòng đời. Ta đã bắt gặp trong bài thơ “Lời Tổ Quốc”, Tố Hữu cũng từng nói:
“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi?”
Đó là thân phận của người trí thức đương thời, trong xã hội ta lúc bấy giờ.
Trong thơ Huy Cận, không phải chỉ có một hay hai cánh bèo, mà là “hàng nối hàng”. Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngợp trước thiên nhiên, đông nhưng không vui, để rồi từ đó cõi lòng nhà thơ càng đau đớn, càng cô đơn. Bên cạnh từng hàng bèo nối hàng nhau thì là “bờ xanh tiếp bãi vàng” như mở ra không gian bao la vo cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường như không có người, không có cảnh sinh hoạt của con người, không có sự giao hòa, nối kết:
“Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật”
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định “…không…không”để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây là không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Đánh giá tác dụng nghệ thuật: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển vừa mang nét hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách dùng từ láy nguyên, qua việc sử dụng các thi liệu cổ điển quen thuộc như: mây, sông, cánh chim, … Và trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, gợi cho bài thơ không khí cổ kính, trầm mặc của thơ Đường.
Vẻ đẹp hiện đại lan tỏa qua các câu chữ sáng tạo, hình ảnh độc đáo, gần gũi, bình dị trong cuộc sống của nhà thơ như: củi, bèo, thuyền, bãi cát vàng, sóng, …. Huy Cận đã sử dụng rất thành công nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm như: lơ thơ, đìu hiu, chót vót,…Nhưng vẻ đẹp ấy đọng lại cuối cùng là tâm trạng nhớ quê hương ngay khi đứng giữa quê hương, nét tâm trạng hiện đại của các nhà tri thức muốn đóng góp sức mình cho đất nước mà đành bất lực, không làm gì được.
Đánh giá đoạn thơ: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
Sự suy tư của Huy Cận như đi vào bầu trời ấy, khoét sâu đến tận vũ trụ xa thẳm ngoài kia, buồn đến lạ lùng. Nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la ấy, vẫn trời rộng, sông dài, vẫn bến cô liêu và trong lòng tác giả vẫn ồn ào của một nỗi sầu, một nỗi bâng khuâng cô đơn và vắng vẻ. Cảnh quan, không gian bao la của thiên nhiên mở rộng ra trước mắt Huy Cận nhưng mọi thứ đều mờ ảo, mang một nét rất trơ trọi, bâng khuâng. Tuy mờ ảo nhưng lại mang một triết lí sâu xa. Mọi vật hữu hình hiện ra trong mắt Huy Cận đều buồn, đều cô đơn, cũng như thời thế đất nước bấy giờ, cũng băn khoăn và lạc lõng, trôi nổi vô định như con thuyền, nhỏ bé và yếu ớt như bèo.
Con người như bị lạc trôi giữa dòng đời, giữa cuộc sống. Bởi vậy, mọi thứ đều mờ ảo như được phủ một làn khói buồn nhưng đều tô đậm triết lí về cuộc sống và con người, cũng như một nỗi buồn của người con thương đất nước – Huy Cận. Và đúng như Xuân Diệu từng nhận định: “Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó nó dọn đường cho tình yêu giang sơn Tổ quốc”.
Kết bài: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
“Tràng giang” bằng âm điệu trầm buồn cùng cảm xúc tinh tế đã làm nổi bật lên với một trái tim cô đơn nhưng luôn đau đáu tình yêu với quê hương đất nước. Theo “tràng giang” ta không chỉ cảm thông với nỗi niềm của thi nhân mà còn quý trọng một tài hoa, một tâm hồn đáng trân trọng của Huy Cận. Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất “Huy Cận”, với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương. Như nhà văn nga I.Ê-ren-bua từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng mạc, yêu đồng quê hình thành nên lòng yêu Tổ quốc”.
Bài văn hoàn chỉnh: Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận
Nền thơ 1930 – 1945 đã đóng góp cho thi đàn văn học Việt Nam nhiều phong cách độc đáo. Nếu ta theo Thế Lữ vào giấc mơ tiên, vào cuộc đời bất tận theo cách sôi nổi cuống quýt của Xuân Diệu “muốn cắn trái xuân hồng” thì ta cũng có thể theo Huy Cận đi vào bề sâu nhân thế. Chẳng cần đi tới tập thơ “Lửa thiêng” chỉ riêng bài thơ “Tràng giang” cũng làm nên hồn thơ “ảo não” Huy Cận. Và đây là khổ thơ sâu lắng thê thiết nhất trong bài thơ Tràng giang của ông:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Thơ của Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. Ông còn là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. “Tràng giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận. Theo tác giả, bài thơ này được viết vào mùa thu năm 1939 in trong tập “Lửa thiêng” và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
Ngay từ nhan đề “tràng giang” và câu thơ đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, tác giả đã sử dụng từ Hán Việt, vầng “ang” một âm tiết mở, các từ chỉ không gian rộng lớn “trời rộng”, “sông dài”, “tràng giang”, kết hợp độc đáo cùng các từ chỉ nỗi nhớ miên man, nỗi buồn vô tận, dai dẳng, không nguôi như từ “nhớ”, “bâng khuâng”. Chỉ với nhan đề và một câu thơ đề từ như thế, Huy Cận đã khái quát, mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn, choáng ngợp của không gian, và nỗi buồn nhân thế của tác giả, thâu tóm cả tình và cảnh của toàn bài thơ. Đúng như Xuân Diệu từng nhận xét: “Huy Cận như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian”, hay nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh cũng từng nhận xét thơ ông: “Người thấy lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, cái xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn rười rượi”. Quả thật rất đúng!
Nếu ở khổ thơ một và hai, Huy Cận đã vẽ không gian ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng này là cảnh sông nước mênh mông, sóng gợn buồn điệp điệp, còn nhỏ đìu hiu, con thuyền trôi vô định, củi lạc trên dòng sông, chẳng biết về đâu đi đâu,… Tác giả, mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, cô đơn. Nhưng có lẽ đặc sắc nhất khổ thơ thứ ba. Khổ thơ này đã đáp trả lại sự khao khát ấy, tiếng lòng của nhà thơ bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ và đìu hiu hơn:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông là hình ảnh đời thường, rất ít được đi vào thơ ca. Ở đây, qua việc sử dụng hình ảnh “bèo dạt” càng làm cho bức tranh thiên nhiên trên dòng tràng giang trở nên thật gần gũi và bình dị. “Bèo trôi dạt” gợi lên sự bấp bênh, trôi nổi, ẩn dụ để chỉ kiếp người vô định giữa dòng đời. Ta đã bắt gặp trong bài thơ “Lời Tổ Quốc”, Tố Hữu cũng từng nói:
“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi?”
Đó là thân phận của người trí thức đương thời, trong xã hội ta lúc bấy giờ.
Trong thơ Huy Cận, không phải chỉ có một hay hai cánh bèo, mà là “hàng nối hàng”. Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngợp trước thiên nhiên, đông nhưng không vui, để rồi từ đó cõi lòng nhà thơ càng đau đớn, càng cô đơn. Bên cạnh từng hàng bèo nối hàng nhau thì là “bờ xanh tiếp bãi vàng” như mở ra không gian bao la vo cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường như không có người, không có cảnh sinh hoạt của con người, không có sự giao hòa, nối kết:
“Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật”
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định “…không…không”để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây là không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển vừa mang nét hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách dùng từ láy nguyên, qua việc sử dụng các thi liệu cổ điển quen thuộc như: mây, sông, cánh chim, … Và trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, gợi cho bài thơ không khí cổ kính, trầm mặc của thơ Đường.
Vẻ đẹp hiện đại lan tỏa qua các câu chữ sáng tạo, hình ảnh độc đáo, gần gũi, bình dị trong cuộc sống của nhà thơ như: củi, bèo, thuyền, bãi cát vàng, sóng, …. Huy Cận đã sử dụng rất thành công nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm như: lơ thơ, đìu hiu, chót vót,…Nhưng vẻ đẹp ấy đọng lại cuối cùng là tâm trạng nhớ quê hương ngay khi đứng giữa quê hương, nét tâm trạng hiện đại của các nhà tri thức muốn đóng góp sức mình cho đất nước mà đành bất lực, không làm gì được.
Sự suy tư của Huy Cận như đi vào bầu trời ấy, khoét sâu đến tận vũ trụ xa thẳm ngoài kia, buồn đến lạ lùng. Nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la ấy, vẫn trời rộng, sông dài, vẫn bến cô liêu và trong lòng tác giả vẫn ồn ào của một nỗi sầu, một nỗi bâng khuâng cô đơn và vắng vẻ. Cảnh quan, không gian bao la của thiên nhiên mở rộng ra trước mắt Huy Cận nhưng mọi thứ đều mờ ảo, mang một nét rất trơ trọi, bâng khuâng. Tuy mờ ảo nhưng lại mang một triết lí sâu xa. Mọi vật hữu hình hiện ra trong mắt Huy Cận đều buồn, đều cô đơn, cũng như thời thế đất nước bấy giờ, cũng băn khoăn và lạc lõng, trôi nổi vô định như con thuyền, nhỏ bé và yếu ớt như bèo.
Con người như bị lạc trôi giữa dòng đời, giữa cuộc sống. Bởi vậy, mọi thứ đều mờ ảo như được phủ một làn khói buồn nhưng đều tô đậm triết lí về cuộc sống và con người, cũng như một nỗi buồn của người con thương đất nước – Huy Cận. Và đúng như Xuân Diệu từng nhận định: “Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó nó dọn đường cho tình yêu giang sơn Tổ quốc”.
“Tràng giang” bằng âm điệu trầm buồn cùng cảm xúc tinh tế đã làm nổi bật lên với một trái tim cô đơn nhưng luôn đau đáu tình yêu với quê hương đất nước. Theo “tràng giang” ta không chỉ cảm thông với nỗi niềm của thi nhân mà còn quý trọng một tài hoa, một tâm hồn đáng trân trọng của Huy Cận. Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất “Huy Cận”, với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương. Như nhà văn nga I.Ê-ren-bua từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng mạc, yêu đồng quê hình thành nên lòng yêu Tổ quốc”.
Một số bài viết liên quan Nghị luận xã hội – Ngữ Văn 11
Một số bài viết liên quan Nghị luận văn học – Ngữ Văn 11
- Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng Xuân Diệu
- Phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử – Ngữ Văn 11
- Phân tích khổ 3 Tràng giang – Huy Cận – Ngữ Văn 11