Đề: cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

I.PHẦN ĐỌC HIỆU (4,0 điểm) cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Đọc văn bản sau: cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

CÔ HÀNG XÉN

(Trích)

Tâm đã bước xa rồi, tre vi vút thêm, trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt. Cô đi qua nhà bà cụ Nhiêu rồi về đến ngõ. Cảnh của gỗ chưa đóng. Cô xoay đòn gánh đẩy cửa, rồi bước vào. Tất cả tối tăm rét mướt, và cánh đồng hoang vắng cô để lại ở ngoài. Đây là nhà rồi. Mùi phân trâu nồng ẩm sặc ngay vào cổ; thoáng qua cô nghe tiếng chân trâu đập trong chuồng. Con Vá thấy động sủa lên, rồi chạy lại vấp vào chân, quấn quýt. Trong nhà, mấy đứa em reo:

– A, a. Chị Tâm đã về!

Tâm đặt gánh ở trên thềm. Ánh đèn chiếu ra, cô thấy quần áo lấm tấm ướt vì mưa bụi. Thằng Lân chạy ra trước nhất, xuýt nữa vấp vào cửa bức bàn. Rồi thằng Ái, con Bé cũng theo ra.

– Quà của chúng em đâu, chị?

Nó cúi xuống định lục vào gánh hàng. Tâm vội bảo em:

– Ấy chớ, để chị lấy cho, không khéo vỡ cả kính.

Cô nhìn xuống ô hàng: mưa chỉ hơi phớt trên kính, chưa việc gì. Hàng không có cái gì ướt

– Kẹo đây, mỗi đứa hai chiếc.

Chúng nó xúm cả quanh chị. Em bé ngoan ngoãn quá, đây phần riêng chị dành em đây này.

Bỗng tiếng dịu dàng của bà Tú ở dưới nhà đưa lên:

– Tâm, con đã về đấy ư?

– Thưa u, vâng ạ.

Bà Tú đến dắt lũ con, khẽ bảo:

– Chúng mày háu ăn quá, không để cho chị vào đến nhà nữa. Rồi quay lại Tâm.

– Con rửa chân tay rồi ăn cơm kẻo đói. Sao về muộn thế, con?

– Thưa u, hôm nay con ngồi chợ Son ạ.

[…]

Em Bé nói theo:

– Chị ở nhà với chúng em chị ạ. Mai chủ nhật chúng em được nghỉ.

Tâm mỉm cười xoa đầu em. Cô sung sướng vì thấy mẹ săn sóc, các em yêu mến. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc cô thấy tiêu tan cả. Những lúc này khiến cô quên hết cả bao nhiêu nỗi e ngại khó khăn. Cô thấy vui vẻ và nảy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình.

(Thạch Lam truyện ngắn, NXB Văn hóa Thông tin, 2010, tr. 143-145)

cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Chú thích: cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

*Hàng xén: hàng tạp hóa bán ở vỉa hè, ở chợ.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Câu 1: Xác định ngôi kể của người kể chuyện ở văn bản trên?

Câu 2: Tìm và ghi lại các từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự vất vả, đảm đang của cô Tâm trong đoạn trích?

Câu 3: Nêu tác dụng của hai từ láy được sử dụng trong câu văn sau để thấy được sự tinh tế trong ngòi bút của Thạch Lam: Tâm đã bước xa rồi, tre vi vút thêm, trời lại lầm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt.

Câu 4: Chỉ ra và lí giải sự giống nhau trong cách cư xử của nhân vật mẹ Tâm và Tâm trong đoạn trích trên.

Câu 5: Từ những câu văn sau đây, nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tình thân thể hiện qua những quan tâm, chăm sóc trong cuộc sống: Tâm mỉm cười xoa đầu em. Cô sung sướng vì thấy mẹ săn sóc, các em yêu mến. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc cô thấy tiêu tan cả.

II. PHẦN VIỆT (6,0 điểm) cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Câu 1. (2,0 điểm) cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội trong đoạn thơ sau:

THU HÀ NỘI

(Trích)

Se se gió heo may, xào xạc lạnh

Là vàng khô lùa trên phố bâng khuâng

Ta lặng lẽ một mình. Chiều nhạt nắng

Nhớ người xa

Người xa nhớ ta chăng?…

 

Ồ! Hàng sấu vẫn còn đây quả sót

Rụng vu vơ một trái vàng ươm

Ta nhặt được cả chùm nắng hạ

Trong mùi hương trời đất dậy trên đường

(Hoàng Cát, Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000, tr. 198-199, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 2001)

Câu 2. (4,0 điểm) cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của tình cảm gia đình đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện đại.

cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Gợi ý làm bài. cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

1.Đọc hiểu cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Câu 1.  Ngôi thứ ba/ Người kể chuyện toàn tri

Câu 2.  Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh sau: trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt, tất cả tối tăm rét mướt, cánh đồng hoang vắng, quần áo lấm tấm ướt vì mưa bụi…

Câu 3. 

– Chỉ ra hai từ láy: vi vút, lấm tấm.

– Tác dụng: tả cảnh thiên nhiên khi tối muộn vừa vắng lặng vừa mang nét bình dị của làng quê trong cảm xúc của nhân vật Tâm, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

Câu 4.

– Cả hai nhân vật mẹ Tâm và Tâm đều thể hiện sự quan tâm và tình cảm đối với nhau và các em thông qua việc mỉm cười và cảm thấy sung sướng khi nhận được sự quan tâm và chăm sóc từ người khác trong gia đình.

– Điều này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ và tình thân sâu sắc giữa họ.

Câu 5.  Câu văn trên thể hiện ý nghĩa vô cùng quý báu của tình thân qua sự quan tâm và chăm sóc trong cuộc sống. Tâm mỉm cười khi được chạm đến bởi sự yêu thương của mẹ và sự quan tâm của các em. Trong những khoảnh khắc ấy, cảm giác sung sướng tràn đầy trong Tâm khi thấy mình được đặc biệt và quý trọng. Điều này cho thấy rằng tình thân không chỉ là sự gắn kết mà còn là nguồn động viên, sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn và mệt mỏi trong cuộc sống.

cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

2. Viết cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội trong đoạn thơ trích từ bài thơ Thu Hà Nội (Hoàng Cát)

a. Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn,

Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tông – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích được vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội trong đoạn thơ trích từ bài thơ Thu Hà Nội (Hoàng Cát).

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý:

+ Đoạn thơ là bức tranh mùa thu thanh bình, lãng mạn, đậm chất thu của phố phường Hà Nội. Vẻ đẹp được cảm nhận với tâm hồn nghệ sĩ gắn bó và nhạy cảm với thiên nhiên, giàu cảm xúc và nghĩa tình.

+ Bức hoạ về thu Hà Nội (cảnh thu và tâm thu) được vẽ nên bằng những từ ngữ giàu hình ảnh (hệ thống từ láy: se sẽ, xào xạc,…), biện pháp tu từ (đảo trật tự cú pháp: Se se gió heo may, xào xạc lạnh, Rng vu vơ một trái vàng ươm), thủ pháp chuyển đổi cảm giác mở ra những liên tưởng phong phú (Ta nht được cả chùm nng hạ)…

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

d. Viết đoạn vẫn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vẫn đề nghị luận: vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội trong đoạn thơ trích từ bài thơ “Thu Hà Nội” của Hoàng Cát

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Câu 2.  Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của về sự cần thiết của tình cảm gia đình đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện đại.

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Trình bày được suy nghĩ về sự cần thiết của tình cảm gia đình đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện đại.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ được vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích vấn đề nghị luận:

+ Gia đình là gì, vai trò của gia đình với mỗi người?

+ Tình cảm gia đình là tình cảm yêu thương, gắn bó, chia ngọt sẻ bùi của những người thân trong một gia đình, lớn hơn là một dòng họ.

+ Cuộc sống hiện đại là cuộc sống của thời đại có sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật, giao lưu và hội nhập quốc tế…

– Thể hiện quan điểm của người viết về sự cần thiết của tình cảm gia đình.

+ Gia đình là sợi dây gắn kết, điểm tựa về tinh thần và vật chất trong cuộc sống.

+ Chia sẻ kinh nghiệm sống, thôi thúc con người vươn lên trước những thử thách khó lường của cuộc sống nhiều áp lực.

– Duy trì tình cảm gia đình là một trong những cách thức giữ gìn vẻ đẹp, bản sắc văn hoá của dân tộc…

– Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện…

+ Quý trọng tình cảm gia đình nhưng không có nghĩa là chỉ biết có gia đình riêng, không có kết nối với mọi người xung quanh.

+ Phê phán những người không biết quý trọng, vô trách nhiệm với gia đình. Cư xử vô tâm, vô tình hoặc chỉ biết thụ hưởng, ỷ lại và dựa dẫm vào gia đình.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

– Cần nhận thức rõ về những giá trị tốt đẹp của tình cảm gia đình.

– Có những hành động cụ thể, thiết thực để hình thành lối sống đẹp, biết yêu thương và có trách nhiệm với gia đình, người thân.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau.

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt: cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Đảm bảo chuẩn chỉnh tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo: cô hàng xén ; đọc hiểu cô hàng xén

Có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *