Đề: gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

GIÓ XANH

– Phạm Duy Nghĩa –

1. Nhà tôi ở trong thung lũng. Nhiều năm trước, khi tôi còn là một cô gái nhỏ, vùng tôi ở được chứng kiến một sự lạ thường.

Hôm ấy là một ngày hè. Vào lúc hoàng hôn, có tiếng ù ù vọng lại từ phía chân trời. Không ai rõ là tiếng gì, trời vẫn trong xanh, lơ thơ vài cụm mây bông. Khi âm thanh lạ ấy tràn qua đồng cỏ ven hồ về đến dãy đồi dẫn vào xóm tôi, mọi người nhận ra tiếng gió và những tiếng kêu thét nổi lên. Ai nấy đều kinh hãi.

Gió gì mà lại có màu, một màu xanh lam đẹp không thể tưởng tượng nổi. Trong chốc lát nó nhuộm biếc mấy trái đồi khô cằn rồi ào ạt phết màu lên những rặng cây mái nhà. Đi tới đâu gió hiện rõ hình thù tới đấy, vừa đổ màu một cách hoang phí khắp núi đồi thung lũng vừa phát ra những tiếng ngân rất mỏng như khi ta búng vào một chiếc lọ pha lê.

Lúc đó tôi đang đứng ở hiên nhà. Chùm chuông gió reo lên lanh lảnh và cánh cửa sổ cũ kỹ bằng gỗ dẻ mở ra đóng lại liên hồi. Nhìn thấy gió cuồn cuộn thốc vào, tôi hoảng hốt đánh rơi cái gầu múc nước. Gió trườn qua tôi mỏng tang, xanh biếc. Thoảng trong gió một mùi thơm rất nhẹ, sâu kín như mùi của loài hoa dại trên núi chín năm mới nở một lần.

Đêm ấy dân các xóm đổ cả ra đường. Cảnh đẹp đến mức không ai ngủ nổi. Suốt đêm, gió thổi một màu xanh huyền ảo vào vườn tược, chuồng trại, biến mọi thứ nhếch nhác xập xệ thành chốn thần tiên. Trăng lên, to tròn và trắng bệch mắc trên ngọn cây dạ huyền, màu nguyệt bạch của trăng càng làm ma mị hơn màu xanh của gió. Cho đến sáng, một hương thơm kỳ lạ vẫn quấn quyện trong khắp các khu vườn, khe lũng, lẫn trong hương thôn dã của đất cùng trăm thứ mùi ngan ngát của muôn hoa.

2. Một cuộc họp bất thường bàn về gió lạ được triệu tập tại ủy ban xã ngay trong ngày hôm sau. Những người từng trải và có học trong vùng được mời đến. Tuy phấp phỏng lo sợ một tai họa ghê gớm nào đó sẽ tới, ai cũng thừa nhận gió đẹp đến mê hoặc lại có mùi thơm, một thứ hương lạ không giống hương của bất cứ loài cỏ cây nào mọc trong thung lũng.

– Có thể nó đến từ một nơi rất xa trên trái đất, đi qua một thảo nguyên nhiều hoa lạ và mang theo đến đây cả những mùi hoa này – Ông giáo già, được kính trọng vì là người duy nhất trong vùng sở hữu một chiếc phong cầm cũ rích, cùng tủ sách mối mọt ố vàng, phỏng đoán.

Giả thiết này được nhiều người chấp nhận. Ông giáo mỉm cười mãn nguyện:

– Tôi cho rằng đây là một thứ gió cổ còn sót lại ở Âu châu thế kỷ mười bảy. Nó thổi suốt từ đó đến nay và giờ mới tới Việt Nam. Trên đường đi nó bị vướng quẩn ở đâu đó, có thể là dãy Hi Mã Lạp Sơn, nên đổi hướng và đến chậm thế này.

Ý tưởng vĩ đại của ông giáo đã vượt ngưỡng mong đợi của mọi người. Lão này đọc nhiều nên ngộ chữ – ai đó nói vậy. Chả có cái thứ gió nào thổi suốt từ thế kỷ mười bảy đến giờ. Ông giáo chưng hửng, xẹp xuống như một con gián đất.

Cuộc họp kéo dài đến lúc gian nhà quánh đặc vì khói thuốc lào. Đứng nấp sau cánh cửa nghe trộm, lũ trẻ trai gái chúng tôi cũng bồn chồn. Ai cũng tỏ ra mình khôn ngoan hơn người khác, nhưng điều bí ẩn nhất – vì sao gió có màu xanh – thì từ thông minh đến ngu đần, không cái đầu nào giải mã nổi.

Chủ tịch xã ra chiều tư lự. Mặt nhàu nhĩ như quả trám khô, ông yêu cầu mọi người phải bình tĩnh, chờ thêm ít ngày nữa xem diễn biến của gió thế nào.

Trong khi ấy, ở bên ngoài, gió vẫn thổi, không ngừng xanh và không ngừng phảng phất thơm.    

Buổi sớm, gió mềm như một hơi thở nhẹ, màu xanh lơ.

Về trưa gió đặc hơn, màu xanh dương. Ngồi trong nhà, tưởng chỉ cần quờ tay ra ngoài là vơ được một nắm gió xanh óng ánh. Ở những chỗ nhiều nắng nhất, có thể thấy rõ từng tảng gió trong veo, lướt thướt trôi như sóng biển. Mặt trời lên cao, gió ngả sang màu xanh biếc.

Khi hoàng hôn buông xuống, gió chuyển màu xanh lam. Đây là thời gian lộng lẫy nhất của gió.

Lác đác có những người từ tỉnh thành tìm về thung lũng của chúng tôi để chiêm ngưỡng gió lạ. Họ ở trong những cái lều cắm tạm bợ bên hồ, ăn cơm nắm và uống bia Tàu, tới lúc chiều tàn thì nhổ lều chất lên xe máy Simson, ra đi một cách vội vã.

Một cán bộ khoa học cũng đến vùng tôi để nghiên cứu gió. Người ấy mang theo một cái máy lạ, gọi là máy phân tích quang phổ, trèo lên ngọn đồi cao và ở lì trên đó. Nghe nói người ấy đã nhét được gió vào một cái bình thí nghiệm và xắt ra thành từng miếng để soi. Sau hai ngày, ông ta biến mất một cách bí hiểm.

Chủ tịch xã càng thêm tư lự. Ông cử người đi sang những vùng bên kia hồ nước mênh mông để hỏi xem gió lạ đến từ phương nào. Những con thuyền lẻ loi ra đi rồi trở về. Họ nói rằng: ở những vùng lân cận không hề xuất hiện loại gió này. Có gia đình đánh cá thấy nó hun hút thổi qua mặt hồ, nhưng xuất phát từ đâu, không ai biết.

3. Gió xanh thổi trong vùng đồi lũng của chúng tôi suốt mùa hè năm ấy.

Sau những ngày lo âu sợ hãi, mọi người dần tin đây là thứ gió vô hại, hiền lành. Trong vùng không ai chết cả. Gia súc vẫn nhởn nhơ gặm cỏ trong thung lũng, cá quẫy trên hồ, hoa mạc thi long lanh trắng khắp đồi và búp cọ vẫn vươn dài như kiếm nhọn giữa rừng xanh. Chỉ có một điều huyền bí, ai cũng cảm thấy mà không ai lý giải nổi, là trong gió có một cái gì đó khiến người ta xốn xang, náo nức lạ thường.

Giữa cái thời điện đóm truyền hình chẳng có, đêm nào cũng chỉ là phép cộng nhàm tẻ của trăng nhạt và tiếng chó cắn suông, cuộc sống ở vùng tôi đột nhiên biến thành ngày hội. Từ sáng đến chiều, gió xanh chan chứa khắp đồng bãi núi đồi, đẹp đến trêu ngươi, và khi ánh tà rụt rè buông, dân các xóm hối hả lùa bò lùa dê về chuồng, thồ củi thồ măng về kho, nhà nào cũng muốn ăn bữa tối đạm bạc cho nhanh để rảnh rang đón một bữa tiệc hấp dẫn hơn: bữa tiệc mắt. Đêm xuống, gió cuồn cuộn tràn qua các ô cửa khiến râu tóc mọi người trong nhà xanh lét như yêu quái trong những chuyện hoang đường, bọn trẻ nhìn ngộ nghĩnh như được vớt ra từ lọ dung dịch xanh methylen và với đám thanh niên đang thích làm đỏm chúng tôi, màu gió xanh đã làm lung linh cả những khuôn mặt ngày thường xấu xí nhất.

Và không biết từ khi nào, mọi công dân trong vùng đã đồng loạt mắc một căn bệnh mà không ai nghĩ là nguy hiểm: bệnh yêu đời.

Mùa hè năm ấy cả vùng gần như không ngủ. Trai gái dắt nhau ra hồ chơi đến sáng, người lớn rì rầm nói chuyện trong các ngõ xóm, khu vườn. Tiếng đàn guitar bập bùng suốt đêm bên hồ, tiếng sáo réo rắt đến khuya trên đồi và tiếng đàn bầu nỉ non đến sáng trên sân nhà. Xóm nào cũng phơi phới, tưng bừng không khí carnaval. Ông giáo già xóm tôi mê mải làm thơ, chủ đề chính là ca ngợi gió xanh, thơ được nhét vào những cái chai đậy kín thả xuống hồ, nhờ sóng mang đến những miền xa thông điệp về “đệ nhất kỳ quan đất nước”. Bị ông giáo lôi kéo, chị chủ nhiệm hợp tác cũng chí thú làm thơ, rồi anh đốt gạch, cậu hớt tôm riu, rồi cả vùng, người kiên trì khai thác thể tự do, người ráo riết tấn công vào lục bát. Ai cũng phát hiện ra miếng ăn là chuyện vớ vẩn tầm thường, đời sống tâm hồn mới là quan trọng. Mẹ tôi bảo: “Đói thế nào tao cũng chịu được. Non nước mình đã bao giờ đẹp thế này chăng?” Bố tôi nói: “Nhìn thấy gió xanh là sướng mắt rồi. Những ngày tao sống đây là ngày đẹp nhất”.

Chẳng ai ngờ được chỉ sau thời gian ngắn, gió lạ đã mang đến vùng tôi một cuộc cách mạng về tâm hồn. Trong khi bệnh yêu đời chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm thì một căn bệnh khác lại âm thầm xuất hiện: bệnh trong sáng.

Người dân vùng tôi ngày đó sống rất hoang dã. Nứt ra giữa trập trùng đồi núi, thung lũng là cái chảo chứa đựng mọi tính xấu của con người. Tiếng chửi nhiều hơn tiếng chim, và đánh lộn đôi khi được coi như trò tiêu khiển. Đêm đêm, cáo từ đồi hoang mò mẫm về xóm bắt gà cũng là lúc người rình rập bên chuồng gà, chờ chủ nhà ngủ say để bắt trộm. Cáo với người cùng thi đua, tuy trong lĩnh vực này thì người khôn hơn cáo.

Từ ngày gió lạ về, mọi thói tật trong vùng tự dưng biến mất. Hàng loạt hiện tượng đáng kinh ngạc về tính trung thực đã xảy ra. […]

Không chỉ sám hối và trung thực, một bầu không khí đùm bọc và tin cậy lẫn nhau trùm lên khắp xóm làng. Tôi còn nhớ, trong suốt mùa hè tuyệt đẹp ấy, người đàn ông nào có việc phải đi vắng lâu ngày hoặc phiêu bạt xa xứ làm ăn, họ gửi vợ mình cho ông bạn hàng xóm trông nom là chuyện thường. Bạn cứ yên tâm mà đi, vợ bạn ở nhà đã có tôi lo, đêm hôm mưa bão có gì tôi sang giúp. Hết tháng bạn về vẫn thấy vợ bạn nguyên xi, không hề sứt mẻ. Chuyện ấy ở vùng tôi hoàn toàn là sự thật, dù không được ghi lại trong cuốn sử nào.

Còn bao điều kỳ lạ nữa, đến mức trên huyện phải cử một đoàn cán bộ về tìm hiểu vì sao dân ở xã này tốt lên một cách đáng ngờ. Đoàn cán bộ ngây ngất ngắm gió xanh lồng lộng thổi, ghi kết luận vào biên bản: “Cảnh ở đây quá đẹp, khiến con người ta không nỡ sống hèn”. 

(Trích “Gió xanh” của Phạm Duy Nghĩa)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể được sử dụng trong truyện. (0,5 điểm)

Câu 2. Gió xanh kết hợp với yếu tố nào khiến cho nó trở nên “ma mị” hơn? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau: “Gió trườn qua tôi mỏng tang, xanh biếc. Thoảng trong gió một mùi thơm rất nhẹ, sâu kín như mùi của loài hoa dại trên núi chín năm mới nở một lần.” (1,0 điểm)

Câu 4. Nhận xét về cách miêu tả “gió xanh” của tác giả? Theo anh/chị gió xanh tượng trưng cho điều gì? (1,0 điểm)

Câu 5. Em hiểu như thế nào về câu văn: “Cảnh ở đây đẹp quá, khiến con người ta không nỡ sống hèn”. (1,0 điểm)

PHẦN II. VIẾT (6,0 ĐIỂM) gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích “Gió xanh” của Phạm Duy Nghĩa.

Câu 2 (4,0 điểm). Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận xã hội bàn về mối quan hệ giữa “thời cơ” và “thách thức” trong cuộc sống hiện nay.

gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Gợi ý trả lời: gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Câu 1.

– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

– Ngôi kể: thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.

Câu 2.

Trăng lên, to tròn và trắng bệch mắc trên ngọn cây dạ huyền, màu nguyệt bạch của trăng càng làm ma mị hơn màu xanh của gió.

Câu 3.

– Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng biện pháp tư từ: nhân hóa “gió trườn”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “gió – mỏng tang, xanh biếc”, so sánh “mùi thơm nhẹ, sâu kín – mùi hoa dại trên núi…”.

– Tác dụng:

+ Khiến cho đoạn văn tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc hình dung ra màu sắc, hương thơm của gió một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn.

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp mê hoặc, sức quyến rũ đặc biệt của gió xanh.

+ Qua đó, ta thấy khả năng tưởng tượng độc đáo, cách dùng từ rất giàu sức biểu hình, biểu cảm của nhà văn.

Câu 4.

– Gió xanh hiện lên trong đoạn trích thật đặc biệt, nó không chỉ có màu sắc, hình khối và còn có hương thơm. Gió khi thì mang màu xanh lam, lúc thì xanh biếc; có khi gió cuồn cuộn thổi, lúc lại mỏng tang, xanh biếc quyến rũ trườn qua người nhân vật tôi kèm theo mùi hương thơm nhẹ sâu kín.

– Cách miêu tả thật đặc sắc của với ngôn từ rất giàu chất thơ, giàu cảm xúc, giàu sức gợi; với việc kết hợp phép so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hóa cùng với phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm và tự sự => gió xanh hiện lên thật mê hoặc, quyến rũ; gió xanh như mang trong mình một phép màu nhiệm đặc biệt, gió đi đến đâu mang cái đẹp, cái sang, cái lãng mạn đến đó. Gió đã làm cho cuộc sống sang hơn, khiến con người yêu đời hơn, trong sáng hơn. “Gió xanh” tượng trưng cho sự kỳ bí, sức mạnh và sự thay đổi bất ngờ trong cuộc sống, đồng thời cũng mang theo một sự thanh bình và mạnh mẽ.

=> Qua cách miêu tả, ta mới thấy trí tưởng tượng phong phú của nhà văn, cùng vốn từ rất phong phú => góp phần tạo nên một thứ vân chữ rất riêng cho thiên truyện.

Câu 5.

– Khẳng định cảnh đẹp ở nơi đó là do gió xanh mang lại, chính cái đẹp giúp con người ta yêu đời hơn, sống sang hơn, đẹp hơn cho xứng với cái đẹp.

=> Câu khẳng định như đề cao vai trò của cái đẹp trong việc cảm hóa con hơn, khiến con người không nỡ sống hèn.

– Đặt trong ngữ cảnh “gió xanh” là tượng trưng cho những điều phù phiếm, hư ảo, không có thực => hay nói cách khác là tượng trưng cho cái ảo => thì câu nói trên như một lời mỉa mai, châm biếm => Con người ta không dám, không nỡ “sống hèn” – sống thật với bản chất của họ trong một không gian ảo, mặc dù cuộc sống của con người chưa đủ sang. Nếu hiểu theo cách này, thì câu nói đang ngầm khẳng định về lối sống giả dối, chạy theo nhưng điều phù phiếm, hư ảo đánh bóng bản thân, không dám sống thật với chính mình.

=> Câu văn đã tạo nên cách nhìn đa nghĩa và tạo nên chiều sâu cho tác phẩm.

gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

PHẦN II. VIẾT (6,0 ĐIỂM) gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Câu 1 (2,0 điểm). gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Gợi ý:

+ Nghệ thuật kể chuyện trong văn học là một phương pháp biểu đạt sáng tạo giúp truyền tải thông điệp và kết nối con người bằng việc sử dụng từ ngữ và kĩ năng phân tích tình huống để tạo ra một câu chuyện hấp dẫn và có tính thuyết phục. Với kĩ thuật kể chuyện sâu sắc, các nhà văn không chỉ khơi dậy sự tưởng tượng và kích thích tinh thần sáng tạo của người đọc mà còn góp phần thắt chặt mối liên kết và sự thông cảm giữa mọi người.

+ Biểu hiện của nghệ thuật kể chuyện thông qua: cấu trúc truyện, cách xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn từ, vai trò của người kể chuyện.

+ Trong đoạn trích, tác giả đã xây dựng một cấu trúc truyện khá đơn giản: một cơn gió xanh xuất hiện bất ngờ, đột ngột không rõ nguồn gốc đã tràn qua một làng quê nhỏ bé. Chính gió xanh đã làm thay đổi đời sống, cách nghĩ của mọi người dân từ già, đến trẻ.

+ Gió xanh là thời cơ làm thay đổi cuộc đời để họ không nỡ sống hèn, nhưng gió xanh cũng là thách thức để lại căn bệnh trong sáng và bệnh yêu đời.

+ Cách xây dựng nhân vật quần chúng, những người chịu tác động của gió xanh, đại diện cho đám đông => khiến cho câu chuyện có sức phổ quát, bao trùm nhiều đối tượng.

+ Cách kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật miêu so sánh, ẩn dụ, nhân hóa cùng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm. Ngôn từ rất giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”  khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn, người kể chuyện có thể điều tiết được nhịp kể, đan xen giữa kể và nhận xét, bình luận.

=> Nói tóm lại, với các yếu tố tạo nên nghệ thuật kể chuyện đã làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, thú vị; tác giả đã đưa người đọc vào một thế giới rất ảo, rất đặc biệt => thế giới của niềm vui, của mộng mơ, ảo vọng => Từ đó, người đọc cũng nhận ra cái lo lắng, cái chua xót của “bệnh trong sáng” và “bệnh yêu đời” quá mức ở làng quê đó. Chính nghệ thuật kể chuyện rất độc đáo và có duyên, “Gió xanh” đã làm xôn xao văn đàn khi nó thổi qua.

gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Câu 2 (4,0 điểm). gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Gợi ý:

  1. Mở bài: gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

– Dẫn dắt:

– Nêu vấn đề nghị luận.

  1. Thân bài:

* Giải thích vấn đề:

– Thách thức là những khó khăn, cản trở từ bên ngoài tạo ra.

– Cơ hội là những điều kiện thuận lợi do khách quan, từ bên ngoài đem đến.

* Bàn luận về mối quan hệ giữa cơ hội và thách thức :

– Một việc, một yếu tố là cơ hội hay là thách thức còn tùy thuộc vào nhận thức của mỗi con người.

– Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với cái này có thể là cơ hội cho cái khác phát triển.

– Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực để vượt qua và đẩy lùi thách thức, ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn khó khắc

phục.

* Chứng minh: HS lấy dẫn chứng

* Bài học:

– Phải xác định cơ hội để nắm bắt thời cơ, chớp lấy thời cơ khi nó đến gần.

– Cần xác định thách thức để có kế hoạch đối phó, tháo gỡ, vượt qua.

  1. Kết bài: Khẳng định trong cuộc sống luôn tồn tại những cơ hội và thách thức, điều quan trọng là mỗi người cần có bản lĩnh để vượt qua thách thức, biết nắm bắt cơ hội để đạt thành công.

Tham khảo 1. gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Trong cuộc sống hiện nay, mối quan hệ giữa “thời cơ” và “thách thức” đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng. “Thời cơ” thường được hiểu là những điều kiện thuận lợi, những cơ hội mở ra trước mắt, trong khi “thách thức” là những trở ngại, khó khăn mà chúng ta phải đối mặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là sự hiện diện của cả hai yếu tố này mà còn là cách chúng ta đối diện và tận dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày.

“Thời cơ” không phải lúc nào cũng xuất hiện rõ ràng và dễ dàng nhận biết. Đôi khi, nó tồn tại ẩn dụ trong những thách thức mà chúng ta gặp phải. Trong những thời điểm khó khăn nhất, có thể là lúc chúng ta phải đối mặt với thất bại, mất mát, hoặc sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống. Những tình huống như vậy thường tạo ra cơ hội cho sự học hỏi, sự phát triển cá nhân, và thậm chí là cơ hội mới mà chúng ta không thể nhìn thấy từ trước.

Đôi khi, “thách thức” không chỉ đơn thuần là một trở ngại mà còn là một cơ hội tiềm ẩn. Những tình huống khó khăn thường kích thích sự sáng tạo, khám phá những giải pháp mới, và thúc đẩy sự phát triển. Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, mặc dù tạo ra những thách thức vô cùng lớn, nhưng cũng đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều công nghệ mới và mô hình kinh doanh sáng tạo.

Quan hệ giữa “thời cơ” và “thách thức” không phải luôn là đối lập mà thường tồn tại song song và tương tác với nhau. Sự thành công thường đến với những người biết tận dụng “thời cơ” để vượt qua “thách thức”. Nắm bắt được cơ hội đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt, và sẵn lòng đối mặt với rủi ro. Ngược lại, không khai thác được “thời cơ” có thể khiến chúng ta bị lãng phí và bỏ lỡ những cơ hội quan trọng trong cuộc sống.

Một bài học quan trọng mà chúng ta có thể rút ra từ mối quan hệ giữa “thời cơ” và “thách thức” là cần phải có sự nhận thức và sẵn lòng chấp nhận thay đổi. Chúng ta cần phải học cách nhìn nhận mọi tình huống, dù là tích cực hay tiêu cực, như là cơ hội để học hỏi và phát triển. Đồng thời, cũng cần có kế hoạch và sẵn lòng đối mặt với những thách thức, đảm bảo rằng chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại trên con đường đạt được mục tiêu và ước mơ của bản thân.

Tóm lại, trong cuộc sống luôn tồn tại những “thời cơ” và “thách thức”, và mối quan hệ giữa chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công và phát triển của mỗi cá nhân. Quan trọng nhất là khả năng của chúng ta trong việc nhìn nhận và tận dụng cả hai yếu tố này để đi đến những kết quả tốt nhất cho bản thân và cộng đồng.

gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Tham khảo 2. gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

Trong cuộc sống hiện đại, “thời cơ” và “thách thức” không chỉ là hai khái niệm đơn thuần mà còn là những yếu tố phức tạp và tương hỗ với nhau. Mối quan hệ giữa chúng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân mà còn tác động sâu rộng đến sự phát triển của xã hội.

“Thời cơ” thường được xem như là những cơ hội và lợi thế mà mỗi cá nhân có thể gặp phải trong cuộc sống. Đó có thể là cơ hội để phát triển sự nghiệp, tiến xa trong học vấn, khám phá thế giới hay xây dựng mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, đôi khi “thời cơ” không xuất hiện một cách rõ ràng và dễ dàng, và điều này đòi hỏi sự nhạy bén, kiên nhẫn và sự sẵn lòng để tận dụng những cơ hội nhỏ bé.

Mặt khác, “thách thức” đại diện cho những trở ngại, rủi ro và khó khăn mà mỗi người phải đối mặt trong cuộc sống. Những thách thức này có thể bao gồm khó khăn trong công việc, mối quan hệ phức tạp, vấn đề tài chính hoặc sức khỏe. Mặc dù có thể gây stress và lo lắng, nhưng “thách thức” cũng là cơ hội để học hỏi, trưởng thành và phát triển sức mạnh nội tại.

Mối quan hệ giữa “thời cơ” và “thách thức” thường là tương hỗ và tương đối phức tạp. Đôi khi, những thách thức có thể tạo ra những cơ hội mới, khiến cho chúng ta phải vươn lên và khám phá những tiềm năng mới. Ngược lại, những “thời cơ” thành công cũng có thể tạo ra những thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải vượt qua những khó khăn và đối mặt với những rủi ro.

Ví dụ, Steve Jobs đã tận dụng thách thức từ việc bị sa thải khỏi Apple để sáng tạo và thành công với NeXT và Pixar, sau đó trở lại Apple và đưa công ty trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Trong một xã hội đa dạng và thay đổi như hiện nay, việc hiểu rõ mối quan hệ giữa “thời cơ” và “thách thức” là rất quan trọng. Bằng cách nhìn nhận và đối mặt một cách tích cực với những thách thức, chúng ta có thể biến chúng thành cơ hội và tiến xa hơn trong cuộc sống. Đồng thời, việc tận dụng “thời cơ” một cách thông minh và hiệu quả cũng là chìa khóa để phát triển và thành công trong mọi lĩnh vực.

Kết luận, mối quan hệ phức tạp giữa “thời cơ” và “thách thức” là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện nay. Bằng cách hiểu và tận dụng cả hai yếu tố này một cách linh hoạt và sáng tạo, chúng ta có thể đạt được mục tiêu cá nhân và góp phần vào sự phát triển của xã hội.  gió xanh phạm duy nghĩa ; đọc hiểu gió xanh ; đọc hiểu gió xanh phạm duy nghĩa

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

 

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *