Đề: con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
CON KÌ NHÔNG
SÊ KHỐP
Cảnh sát viên Ôtsumelốp mình vận bành tô mới, tay cầm một cái gói, đang đi qua bãi chợ. Bước theo sau y là một người lính cẩm, tóc hung hung đỏ tay xách một giỏ đầy phúc bồn tử mới tịch thu được. Chung quanh yên ắng… Bãi chợ vắng tanh không một bóng người… Cánh cửa những hiệu tạp hóa, những quán rượu mở toang như những miệng thú đói buồn tẻ nhìn ra đường, đến cả ăn mày quanh đấy cũng không có một ai.
– Mày dám cắn hả, đồ khốn! – bất ngờ Ôtsumelốp nghe thấy. – Các cậu ơi, đừng để nó sống nhé! Bây giờ người ta không cho phép để chó cắn người đâu! Bắt lấy! A… a…!
[…]
– Thưa ngài, hình như có chuyện mất trật tự ạ!… – người lính cẩm nói.
Ôtsumelốp nghiêng nửa vòng, quay sang bên trái và bước tới chỗ đám đông. Ông ta nhìn thấy anh chàng mặc áo gilê mở cúc ban nãy đang đứng ngay sát bên cổng nhà kho, cánh tay phải giơ lên chìa cho mọi người xem ngón tay rớm máu. Bộ mặt ngà ngà say của anh ta như muốn nói: “Thế đấy đồ chó má, tao vặt cổ mày đi đấy!”, và cả ngón tay kia cũng ra vẻ đắc thắng. Ôtsumelốp nhận ra anh ta là anh thợ kim hoàn Khơriukin. Chính giữa đám đông là thủ phạm gây ra chuyện huyên náo vừa rồi – một con chó săn nhỏ mõm dài, trên lưng có một khoảng bông vàng, đang ngồi trên mặt đất, toàn thân run rẩy, hai chân trước xoạc ra hai bên. Đôi mắt ươn ướt của nó lộ rõ vẻ rầu rĩ và kinh hãi.
– Có chuyện gì vậy hả? – Ôtsumelốp hỏi, gạt mọi người, đi thẳng vào giữa đám đông – Sao thế hả? Sao lại giơ ngón tay lên thế kia?… Ai vừa kêu ầm lên vậy hả?
– Thưa ngài, tôi đang đi, chẳng động chạm gì đến ai… – Khơriukin bắt đầu nói, đưa lòng bàn tay lên che miệng húng hắng ho. – Tôi đang đến mua củi của ông Mitơri Mitơríts đây, thì bất thình lình con vật đểu cáng này tự nhiên chồm lên cắn vào ngón tay… Xin ngài miễn thứ cho, tôi là một người làm ăn… Tôi phải làm một việc rất tỉ mẩn. Tôi đòi người ta phải bồi thường cho tôi, vì cái ngón tay này có dễ phải đến một tuần tôi mới cử động được… Thưa ngài, pháp luật không thấy ghi rằng gặp những con chó như thế này thì đành phải chịu lép ạ… Ví thử con chó nào cũng nhè người mà cắn thì đừng sống trên đời này nữa còn hơn…
– Hừm!… Được rồi… – Ôtsumelốp nghiêm giọng nói, ho mấy tiếng và cau đôi mày. – Được rồi… Con chó này của ai? Ta không để yên chuyện này đâu. Ta sẽ cho các người biết cứ thả rông chó như thế là thế nào! Đã đến lúc phải lưu tâm đến các vị không muốn chấp hành các điều lệ quy tắc! Phải phạt cái thằng vô lại rồi nó mới biết rằng thả rông chó và các súc vật khác đối với ta nghĩa là thế nào! Ta sẽ cho nó biết tay ta! Này, Enđưrin, – Ôtsumelốp quay lại nói với người lính cẩm, – hãy điều tra xem, con chó này của ai, rồi lập ngay biên bản! Con chó này phải đập chết thôi. Đập chết ngay! Chắc là nó bị dại rồi… Này, nghe ta hỏi, con chó này là của ai?
– Hình như của tướng Giưgalốp! – Có ai trong đám đông nói.
– Của tướng Giưgalốp à? Hừm!… Enđưrin, cởi hộ ta cái bành tô với… Chà, thật là khủng khiếp, nóng chi là nóng! Hình như trời sắp mưa rồi sao ấy… Này, có một điều ta không hiểu: tại sao nó lại có thể cắn nhà ngươi được? – Ôtsumelốp nói với Khơriukin. – Nó mà lại chồm đến được ngón tay của ngươi à? Nó thì bé, còn nhà ngươi thì cao to thế kia cơ mà! Chắc là ngón tay ngươi lại xước phải cái đinh nào rồi sau đấy ngươi mới chợt nghĩ ra là phải bịa chuyện mà kiếm chác. Ta còn lạ gì… đồ các ngươi!
– Thưa ngài, anh ta lấy thuốc lá gí vào mõm con chó để làm trò cười, còn nó thì chẳng ngu dại gì, nó tớp ngay lấy ngón anh ta… Thưa ngài, anh ta đần lắm ạ!
– Chỉ nói láo, đồ chột mắt! Mày không nhìn thấy sao mày lại còn bịa chuyện? Ngài đây là người mẫn tiệp, thế nào ngài cũng phân biệt đứa nào nói láo, còn ai nói thật như nói thật cho Chúa trời nghe… Nếu tôi mà nói sai thì cứ xin để quan tòa phán xử. Dạ, bây giờ pháp luật đã có nói… tất cả đều bình đẳng… Chính tôi cũng có người anh em làm sen đầm đấy ạ… ngài có muốn biết không ạ…
– Đừng lý sự nữa!
– Không, con chó này không phải của ngài thiếu tướng đâu… – người lính cẩm nhận xét đầy thâm ý. – Ngài thiếu tướng chẳng có loại chó này đâu. Chó của ngài phải chắc là chó săn nòi thôi…
– Ngươi biết chắc điều ấy à?
– Thưa ngài, chắc thế ạ…
– Chính ta cũng đã biết thế. Chó của ngài thiếu tướng là loại chó quý, chó nòi chứ đâu như con này – có trời mà biết là loại chó gì! Lông không xù, trông mã chả ra làm sao… Nhìn vào chỉ tổ bẩn mắt thôi… Ngài thiếu tướng mà lại nuôi loại chó này hả?! Trí khôn của các người để đâu cả rồi? Nếu cái thứ chó này có ở Pêtérburg hay Maxcơva, thì các người có biết sẽ ra thế nào không? Ở đấy người ta sẽ chả phải giở luật giở liếc gì hết và chỉ một loáng sau thôi là hết ngáp! Này Khơriukin, ngươi bị nạn thế rồi thì đừng có mà làm ngơ nghe chưa! Phải cho chủ nó biết tay! Thôi…
– Mà cũng có thể là chó của ngài thiếu tướng… – người lính cẩm nói ý nghĩ ra miệng. – Ở mõm nó có đề chữ gì đâu… Mới đây tôi có trông thấy trong sân ngài thiếu tướng một con chó giống như con này.
– Đúng rồi, của ngài thiếu tướng đấy! – có giọng ai nói trong đám đông.
– Hừm!… Này Enđưrin, mặc hộ ta cái áo bành tô một tí… Trời chuyển gió rồi đây… Ren rét là… Ngươi dắt con chó đến chỗ ngài thiếu tướng và hỏi ở đấy xem. Bẩm rằng ta đã tìm được và xin gửi lại ngài… Ngươi cũng nói rằng về sau đừng thả nó ra ngoài phố nữa… Có thể là nó thuộc loài chó quý đấy, biết đâu chả có một đứa nào đấy ngu như lợn lại gí thuốc lá vào mũi nó, thì làm xấu cả con chó đi. Chó là một giống vật ưa nhẹ tay… Còn thằng ba hoa kia, bỏ tay xuống đi! Hay hớm gì mà cứ trưng cái ngón tay ngu xuẩn kia lên mãi thế! Chính nhà ngươi có lỗi chứ còn ai!…
(Lược một đoạn: Mọi người gặp anh bếp nhà thiếu tướng, anh nói rằng đó là con chó của em ông chủ vừa mới đến chơi, ngài Vlađimir Ivanứts)
– Đúng thế hả! Chắc ngài lại nhớ người anh em mình rồi… Thế mà tôi chả biết tý gì! Thế, thế con chó này của ông ấy đấy à? Tôi thật là mừng… Này, anh đưa nó về đi… Con chó con trông cũng khá đấy… Nó khôn ranh gớm… Nó vừa ngoạm tay thằng cha kia một cái đấy!… Hà hà hà… mà này chú cún, việc gì chú phải run lên thế nữa? Chặc, chặc, chắc chú mình đang nổi cơn thịnh nộ đây… Chà, kiếm đâu ra con cún kháu khỉnh quá ta…
Pơrôkhor gọi con chó và cùng đi với nó ra khỏi kho củi… Cả đám người cười rộ lên nhạo Khơriukin.
– Liệu hồn đấy, ngươi còn biết tay ta! – Ôtsumelốp nói đe y, khép vạt áo bành tô lại, rồi tiếp tục đi qua bãi chợ.
—-
Chú thích: con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
– Kỳ nhông: Một loại động vật bò sát thuộc họ kỳ đà, luôn thay đổi màu sắc theo môi trường.
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện ngắn “Con kỳ nhông” của Sê – khốp. (0,5 điểm)
Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả không gian bãi chợ. (0,5 điểm)
Câu 3. Phân tích tác dụng của tình huống truyện. (1,0 điểm)
Câu 4. Nhận xét về hành động “Cả đám người cười rộ lên nhạo Khơriukin”. (1,0 điểm)
Câu 5. Tại sao truyện lại có nhan đề là “Con kỳ nhông”? (1,0 điểm)
Phần II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp (khoảng 12 câu) làm rõ đặc điểm của nhân vật Ôtsumelốp trong truyện ngắn “Con kỳ nhông” của Sê – khốp.
Câu 2 (4,0 điểm). con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
Nỗi sợ sẽ làm cho con người trở nên nhỏ bé, đớn hèn hay nỗi sợ làm cho con người ta biết sống hơn, biết trân quý cuộc sống này hơn?
Anh/chị lựa chọn quan điểm nào? Vì sao? Hãy trả lời câu hỏi bằng một bài văn nghị luận xã hội.
———-Hết———-
Gợi ý đáp án con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
Câu 1.
– Ngôi kể số 3 (người kể chuyện giấu mặt; không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện => tạo điểm nhìn toàn tri)
Câu 2.
– Từ ngữ, hình ảnh miêu tả không gian bãi chợ: Chung quanh yên ắng… Bãi chợ vắng tanh không một bóng người… Cánh cửa những hiệu tạp hóa, những quán rượu mở toang như những miệng thú đói buồn tẻ nhìn ra đường, đến cả ăn mày quanh đấy cũng không có một ai.
Câu 3.
– Tình huống truyện ở đây xoay quanh việc mọi người xử lí con chó cắn Khơriukin. Chính tình huống này, nhiều người đưa ra cách xử lí thật mạnh tay, không thể tha thứ được. Tuy nhiên, khi biết con chó là của em của một vị tướng, người đó vừa đến ở vùng này. Nghe nói vậy, mọi người không còn ai mạnh miệng quả quyết đòi xử lí mạnh, tất cả mọi người đều lẩn trốn hết.
– Đây thuộc tình huống tâm lí, bởi thông qua tình huống con chó căn Khowrriukin thì toàn bộ câu chuyện được miêu tả qua sự chuyển đổi tâm lí của các nhân vật: từ bức bối đến sợ hãi, từ quả quyết cao giọng đến im bặt.
=> Tình huống đã khắc họa rất chân thực bộ mặt của những con người nhỏ bé trong xã hội Nga lúc bấy giờ. Họ sống đớn hèn nhỏ bé, sợ hãi trước uy quyền. Từ đó, tác giả tỏ thái độ xót xa cho một lớp người trong xã hội đương thời ở Nga.
Câu 4.
– Khoriukin bị con chó cắn vô cớ (việc thả chó ra đường là sai, chó cắn vô cớ lại càng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người). Nhất là đối với Khơriukin là người thợ kim hoàn, bị chó cắn vào tay ảnh hưởng rất lớn đến công việc của anh. Chính vì thế, anh tức tối, muốn đập chết con chó, đòi chủ của nó phải bồi thường bằng giọng điệu quả quyết.
– Khơriukin còn tự tin hơn khi có sự trợ giúp của viên cảnh sát Ôtsumelốp. Thế nhưng biết con chó là của vị thiếu tướng, viên cảnh sát đổi chiều gió, dạo nạt Khơriukin khiến anh sợ hãi và lẩn đi => chính vì thế, đám đông đã cười nhạo anh.
– Cười nhạo (nhạng báng, khi bỉ, coi thường) => thường cười nhạo dùng để tỏ thái độ với những kẻ xấu xa, những kẻ đớn hèn hoặc những kẻ làm điều ngạo ngược khó chấp nhận.
=> Nhận xét về đám đông cười nhạo: Thiết nghĩ Khơriukin bức xúc, đòi bồi thường thế là hoàn toàn xứng đáng, anh là một con người nhỏ bé trước xã hội coi trọng uy quyền chức tước. Việc đám đông cười anh là hành động tát nước theo mưa, tỏ thái độ nghiêng về phía viên cảnh sát, thiếu tướng mà tỏ ra nhạo báng, coi thường anh. Tiếng cười đó thật đáng chê trách biết bao. Họ không dám bày tỏ chính kiến, không dám đứng về luật pháp, về lẽ phải bảo vệ và đòi công bằng cho những con người nhỏ bé, yếu thế. Đó là một thực tế rất phũ phàng và chua chát.
Câu 5.
– Nhan đề có tên là “Con kỳ nhông” mặc dù truyện không miêu tả bóng dáng của con kì nhông => đây chắc chắn là một nhan đề sử dụng phép ẩn dụ với đầy ẩn ý mỉa mai châm biếm sâu sắc.
– Kỳ nhông là một loài vật (giống tắc kè) sẽ biến đổi màu sắc theo môi trường để ngụy trang, đánh lạc hướng kẻ thù để bảo vệ bản thân một cách an toàn nhất.
– Từ hình ảnh con kỳ nhông thực tế như vậy, ta chợt nhận thấy những thứ biến đổi nhất nhanh, nhanh hơn cả con kì nhông:
- Khi chưa biết con chó là của viên tướng:
+ Mọi người nhìn thấy con chó xấu xí bẩn thỉu.
+ Mọi người cao giọng đòi phạt.
+ Mọi người phán xét chủ nhân của con chó thậm tệ.
- Khi biết con chó là của viên tướng:
+ Viên cánh sát thấy con chó đẹp, kháu khỉnh, đáng yêu đáng quý. Quay sang có thái độ dọa nạt Khơriukin => viên cảnh sát biến hình rất nhanh.
+ Khơriukin thì im lặng và lẩn đi mất.
=> Con chó biến hình rất nhanh từ xấu thành đẹp, từ ngu dốt thành cao quý; con người cũng biến đổi thái độ rất nhanh trước uy quyền. Vậy con kỳ nhông ẩn dụ cho con chó hay cho những con người sống đớn hành thiếu bản lĩnh, biến hình trước uy quyền đây.
=> Nhan đề thật hay, thật thấm thía, sâu sắc nhưng cũng xót xa biết chừng nào!
Phần II. Viết (6,0 điểm) con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
Câu 1 (2,0 điểm). con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
Gợi ý: con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
* Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn quy nạp (câu đầu không được mang ý khái quát, ý chủ đề; câu cuối là câu chủ đề mang ý tổng hợp, khái quát).
* Yêu cầu về nội dung:
– Ôtsumelốp là viên cảnh sát trưởng mẫn cảm với công việc; khi thấy có người kêu lên thất thường anh lập tức ra để can thiệp, giải quyết.
– Khi biết Khơriukin bị con chó chạy rông cắn, anh lại càng bức xúc và quả quyết phải xử lí mạnh bằng một con người tôn trọng và đề cao công lí.
– Nhưng thật đớn hành, xấu xa biết bao khi biết đó là con chó của vị thiếu tướng: anh run sợ, đưa ra những phán quyết khác hẳn với những gì mình nói; từ việc khen con chó kháu, đẹp, quý đến việc dọa nạt Khơriukin. Chừng đấy cũng đã đủ để hoàn thiện bức chân dung về Otsumelốp: Con kỳ nhông nhỏ bé, đớn hành trước uy quyền. Con người ấy đáng khinh và đáng thương biết bao nhiêu. => Chính Otsumelốp tiêu biểu cho kiểu những con người nhỏ bé trong xã hội Nga đương thời.
Câu 2. Gợi ý con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
MB: Trong cuộc đời ai mà không biết sợ thì chỉ có thể là quỷ sứ. Bởi sợ là một trong những cung bậc cảm xúc của con người. Sợ cái gì, sợ như thế nào để con người ta không nhỏ bé, không hèn yếu mà ngược lại vẫn giúp con người biết sống hơn, biết trân quý cuộc đời này hơn? Đó là câu hỏi cần được trả lời trong bài viết này.
TB: con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
- Giải thích:
– Nỗi sợ là cảm giác tâm lí sợ sệt, lo lắng khi đứng trước một vấn đề, một sự việc nào đó.
– Đớn hèn: Sống nhục nhã, không có bản lĩnh, không có chính kiến, sống cuộc đời không được người khác tôn trọng mà ngược lại bị khinh bỉ coi thường.
– Trân trọng cuộc sống: Biết yêu quý mọi người, trân trọng những gì đang có nhất là một cuộc sống bình yên hạnh phúc.
- Bày tỏ quan điểm:
- Nỗi sợ làm con người nhỏ bé, đớn hèn:
– Sợ uy quyền mà phải uốn mình trở thành tay sai, trở thành con rối trong tay người khác.
– Sợ cường quyền mà không dám đấu tranh, không dám nói ra sự thật.
– Sợ mất mặt người khác cười chê mà sống giả dối, sống trong vỏ bọc hào nhoáng.
– Sợ gia cảnh nghèo khó bạn bè cười chê mà không dám nhận bố, nhận mẹ lam lũ vất vả trước mặt bạn bè.
– Sợ người khác chê dốt mà giấu dốt hoài, không dám thừa nhận dốt.
– Sợ nhỡ đâu chuyện gì xảy ra mà không dám làm từ thiện, không dám thử sức mình, không dám đi xa, không dám vượt qua vòng an toàn, không dám tạo cho mình cơ hội khi đối diện với thử thách, không dám tự lập, ngay cả đến việc yêu đương con người ta cũng không dám tiến tới => tất cả cứ chần chừ để cơ hội trôi qua để thất bại ở lại, để cứ như thân lươn lấm bùn hèn yếu.
- Nỗi sợ làm con người ta đáng yêu hơn, đáng được trân trọng hơn:
– Sợ cha mẹ già mà chưa thế báo hiểu;
– Sợ làm phiền lòng, làm phật ý người khác.
– Sợ không nói ra sự thật, đấu tranh cho sự thật thì người đó bị oan khuất mình sẽ day dứt suốt đời.
– Sợ người ta yêu thương buồn, khổ vì ta.
– Sợ phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.
=> Nỗi sợ ấy là động lực để họ nghĩ ra cách; là thước đo đánh giá lòng trắc ẩn, lương tri mỗi người để từ đó họ sống có trách nhiệm hơn, có dũng khí hơn. Những người biết trân trọng cuộc sống họ sẽ sợ điều đó, sợ không có nghĩa là lẩn trốn mà ngược lại họ sẽ tìm cách, sẽ hành động và hành động để mang lại bình yên, hạnh phúc cho mọi người. Chính vì thế, nỗi sợ này làm ta thêm yêu quý và trân trọng cuộc sống hơn.
- Bàn luận:
– Làm thế nào để vượt qua những nỗi sợ ngăn bước tiến của ta, ngăn ta đến bến bờ thành công? Muốn vậy cần phải trau dồi kiến thức, kĩ năng, cần trải nghiệm mạnh mẽ xông pha để như thép được tôi trong lửa.
– Cần phải hiểu rằng, không biết sợ ở đây là anh dám đối diện với cường quyền trực tiếp khi điều kiện vẫn chưa đủ chín muồi; làm như vậy chỉ thiệt thân và nhụt ý chí của anh em cùng chí hướng.
– Ẩn mình, nhẫn nhịn chờ thời cơ cũng không phải là sống hèn, sống bạc nhược, mà đó là biểu hiện của những người có chí lớn.
– Là người không nên sợ uy quyền cường quyền bạo lực; mà hãy sợ nhỡ đâu ta làm tổn thương cho người ta yêu thương.
KB: con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông
- Khẳng định lại sợ và không sợ là một phần tất yếu.
- Đừng để nỗi sợ hãi ngăn bước phát triển của bản thân; đừng để ngông ngạo coi trời bằng vung mà đánh mất đi những gì ta đang có. Hãy biết sợ và không sợ để sống đẹp hơn, bản lĩnh hơn. con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông sê khốp ; đọc hiểu con kỳ nhông