Đề: đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Đọc văn bản sau: đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

KIỀU GẶP TỪ HẢI *

(Trích Truyện Kiều)

Lần thâu (1) gió mát, trăng thanh,

Bỗng đâu có khách biên đình (2) sang chơi.

Râu hùm, hàm én, mày ngài, (3)

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền (4) hơn sức, lược thao gồm tài.

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông. (5)

Giang hồ quen thói vẫy vùng,

Gươm đàn (6) nửa gánh, non sông một chèo.

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều

Tấm lòng nhi nữ (7) cũng xiêu anh hùng

Thiếp danh đưa đến lầu hồng

Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa

Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ, (8)

Phải người trăng gió vật vờ hay sao? (9)

Bấy lâu nghe tiếng má đào(10),

Mắt xanh (11) chẳng để ai vào có không?

Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng (12) mà chơi!”

Nàng rằng: “Người dạy quá lời,

Thân này còn dám xem ai làm thường!

Chút riêng chọn đá thử vàng(13),

Biết đâu mà gởi can trường vào đâu?

Còn như vào trước ra sau(14),

Ai cho kén chọn vàng thau tại mình!”

Từ rằng: “Lời nói hữu tình,

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên (15) quân.

Lại đây xem lại cho gần

Phỏng tin được một vài phần hay không?”

Thưa rằng: “Lượng cả bao dong,

Tấn Dương(16)  được thấy mấy rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Nghe lời, vừa ý gật đầu

Cười rằng: “Tri kỉ trước sau mấy người?

Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung(17)  nghìn tứ (18)  cũng là có nhau!”

Hai bên ý hợp, tâm đầu,

Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân.

đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Chú thích: đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

*Tên đoạn trích: Do GS.TS Trần Đình Sử đặt

Đoạn trích: Đây là đoạn trích kể lại sự việc: Khi bị bán vào lầu xanh lần thứ hai thì Kiều đã hoàn toàn bất lực, buông xuôi, vô vọng. Chính vào lúc đó, Từ Hải xuất hiện như là một giấc mơ làm đổi thay đời nàng.

(1) Lầu thâu: Ý nói hết ngày dài lại đêm thâu (Kiều đã ở lâu, trải nhiều ngày gió mát trăng thanh)

(2) Biên đình: Nơi biên thùy, ý nói nơi xa xôi

(3)  Râu hùm, hàm én, mày ngài: Do các chữ yến hạm, hồ đầu, ngọa tàm my: hàm rộng như hàm chim én, đầu to như đầu hổ, lông mày to đậm cong như con tằm, là tướng người anh hùng

(4) Côn: Môn võ đánh gậy; Quyền: Môn võ đánh tay. Côn quyền: Chỉ nghề đánh võ

(5) Việt Đông: chỉ miền tỉnh Quảng Đông ngày nay

(6) Thơ Hoàng Sào (một lãnh tự nông dân khởi nghĩa đời Đường): Bán kiên cung kiếm băng thiên tủng, nhất trạo giang sơn tận địa duy (Chỉ nửa vai cung kiếm mà tung hoành khắp cả gấm trời, chỉ một mái chèo mà đi khắp cả non sông). Đàn: một loại cung bắn đạn tròn đi rất xa

(7) Nhi nữ: Người con gái

(8) Tâm phúc tương cờ: Lấy bụng dạ cùng hứa hẹn với nhau, ý nói muốn thực dụng với nhau

(9) Trăng gió vật vờ: Lăng nhăng, không nhất quyết một điều gì cả

(10) Má đào: Người con gái xinh đẹp

(11) Mắt xanh: Ý nói cả câu Thúy Kiều chưa có ai đáng để mắt đến phải không?

(12) Cá chậu chim lồng: Chỉ hạng người tầm thường cam chịu sống trong vòng giam hãm. Ý cả câu: Đời phần nhiều là hạng tầm thường, thì bõ chi mà chơi với họ

(13) Chọn đá thử vàng: Ý nói chọn người tri kỉ, chọn người tốt cũng như lấy đá thử vàng xem tốt hay xấu

(14) Vào trước ra sau: Ý nói đón người lối cửa trước, tiễn người lối cửa sau. Ý cả hai câu: Còn như việc đưa đón khách làng chơi, việc đó nàng không có quyền tự kén chọn

(15) Bình Nguyên quân:  Tên Triệu Thắng, con Vũ Linh Vương nước Triều đời Chiến quốc hiệu Bình Nguyên quân, là người hiền thích tân khách, tính hào hiệp, trong nhà có đến mấy nghìn khách ăn. Ông làm tể tưởng cho Huệ Văn vương và Hiếu Thành vương, ba lần thôi không làm tể tướng, ba lần trở lại địa vị, được phong đất ở Đông Vũ thành (Sơ kỳ). Thơ Cao Thích (thời Đường). Vị trí can đảm hưởng thủy thì linh nhân khước ức Nguyên quân (Chẳng biết gan mặt hướng vào ai cho phải, khiến người lại nhớ Bình Nguyên quân). Đây nhân câu trên, Thúy Kiều nói: Biết đầu mà gói can trường vào đâu, nên Từ Hải lấy cầu Bình Nguyên quân mà đáp lại, cũng là có ý tự vì mình.

(16) Tấn Dương: tên đất, nay thuộc huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, đường Cao Tổ từ đất Tấn Dương dấy binh đánh nhà Tùy dựng nghiệp đế. Ý cả câu: Thúy Kiều tin rằng có phen Từ Hải làm nên được nghiệp đế vương như Đường cao tổ.

(17) Muôn chung: Do chữ vạn chung. Chung là đồ dùng đong lường thời xưa ở Trung Quốc, đựng được 6 hộc 4 đầu. Các quan thời xưa ăn lương bằng thóc. Ăn lương đến muôn chung, tức là hàng quan khanh tướng.

(18) Nghìn tứ: Do chữ thiên tứ: nghìn cỗ xe đóng bốn ngựa, Có nghìn cỗ xe đóng bốn ngựa, tức là nói cảnh nhà quan quyền giàu sang

Trả lời các câu hỏi sau: đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Câu 1. đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Hoàn cảnh của Thúy Kiều lúc này là gì? Thúy Kiều và Từ Hải gặp nhau trong tình huống như thế nào? Em hãy ghi lại câu thơ thể hiện hoàn cảnh và tình huống ấy.  

Câu 2. đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Ghi lại những câu thơ miêu tả Từ Hải, qua những câu thơ đó em có nhận xét gì về nhân vật này?

Câu 3. đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Từ Hải và Thúy Kiều đến với nhau vì điều gì? Những câu thơ nào cho em biết điều đó? Nêu cảm nhận của em về mối lương duyên Từ Hải và Thúy Kiều được thể hiện trong trích đoạn

Câu 4. đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu, phân tích đánh giá cách khắc họa hình tượng nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều trong đoạn trích trên.

II. VIẾT (4.0 điểm) đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Viết bài văn khoảng 200 chữ phân tích, đánh giá đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Kiều gặp Từ Hải trên. 

đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Gợi ý trả lời  đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Phần Câu Nội dung Điểm
I  

ĐỌC HIỂU đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

6.0
1 Câu thơ:

Lần thâu gió mát, trăng thanh,

Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.

Hoàn cảnh của Kiều: Ở lầu xanh – ý nói hết ngày dài lại đêm thâu (Kiều đã ở lâu, trải nhiều ngày gió mát trăng thanh)

Tình huống gặp Từ Hải: “Khách biên đình” là khách ở miền biên giới rất xa xôi, bỗng nhiên tìm đến.

0.5
2 Những câu thơ miêu tả Từ Hải:

Râu hùm, hàm én, mày ngài,

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.

Giang hồ quen thói vẫy vùng

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

Nhận xét

+ Trong chân dung của Từ, nhà thơ trước hết chú ý đến tướng mạo khác thường, đặc biệt là đặc điểm của mày râu, chứng tỏ chàng là một đấng trượng phu.

+ Tầm vóc to lớn, tài năng hơn người. Câu “Đường đường một đấng anh hào” cho thấy một tư thế đường bệ, oai phong như choán hết không gian xung quanh.

+ Còn câu “Đội trời đạp đất ở đời” thì cho thấy ngoài trời đất ra chàng không thừa nhận ai hết.

+ “Giang hồ quen thói vẫy vùng” là thích tự do ngoài vòng cương tỏa, chỉ dựa vào tài năng, sức lực của mình.

Tóm lại, trong chân dung Từ Hải, nhà thơ Nguyễn Du nhấn mạnh tới tính chất quá khổ, quá cỡ, không thể dung chứa vào một cái khung nào hết. Đối với Nguyễn Du, Từ Hải đích thực là một anh hùng.

1.5
3 Từ Hải đến với Thúy Kiều vì: Hoàn toàn hiểu nhau, đồng cảm, đồng tình với nhau trong mọi việ. Từ Hải mong muốn tìm một người tri kỉ, không phải chỉ vì thú trăng thanh gió mát

Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa.

Nghe lời vừa ý, gật đầu,

Cười rằng : “Tri kỷ trước sau mấy người !

Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già !”.

– Hai bên ý hợp, tâm đầu,

Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân.

Nhận xét: Đây là cuộc gặp gỡ khẳng định và đề cao nhân cách của hai người. Một người mang danh kỹ nữ, một người mang danh giặc cỏ, nhưng đối với Nguyễn Du, họ là những con người có phẩm chất cao quý bậc nhất.

1.5
4 Hình thức: Đoạn văn khoảng 12 câu, theo đúng cấu trúc đoạn (diễn dịch hoặc quy nạp hoặc tổng phân hợp)

– Nhân vật Từ Hải: Bậc đại trượng phu, anh hùng – Ghi lại những câu thơ miêu tả nhân vật

Nhân vật Thúy Kiều: Mang danh kĩ nữ nhưng lại là người biết đối đáp, không chỉ có vẻ đẹp mà nàng còn rất thông minh, thấu hiểu lòng người

→ Nhân vật của Nguyễn Du hiện lên là những con người mang phẩm chất cao quý, ngay cả trong những hoàn cảnh trớ trêu nhất vẫn hiện lên với tư dung và đạo đức tốt đẹp.

→ Trân trọng con người và vẻ đẹp con người 🡪 Giá trị nhân đạo

2.5
II  

VIẾT đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

4.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một văn bản văn học  0.25
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Kiều gặp Từ Hải  

0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo phân tích đánh giá được nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích  

Sau đây là một hướng gợi ý 

1. Hoàn cảnh của Kiều và cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Từ Hải

Trong Truyện Kiều, có nhiều cuộc hội ngộ của các nhân vật, nhưng cuộc hội ngộ của Kiều và Từ Hải có một ý nghĩa đặc biệt.

Khi bị bán vào lầu xanh lần thứ hai thì Kiều đã hoàn toàn bất lực, buông xuôi, vô vọng:

Biết thân chạy chẳng khỏi trời,

Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.

Chính vào lúc đó, Từ Hải xuất hiện như là một giấc mơ làm đổi thay đời nàng. Từ Hải là người anh hùng vạn năng trong truyện cổ tích đến để cứu vớt người đẹp. Từ Hải là con người cô đơn đi tìm người tri kỷ. Từ Hải chắp cánh cho Kiều đi vào những ước mơ mới. Đoạn “Kiều gặp Từ Hải” này đã bộc lộ lý tưởng, nhân sinh quan nhà thơ một cách sâu sắc nhất.

Từ Hải đã xuất hiện hoàn toàn bất ngờ:

Lần thâu gió mát, trăng thanh,

Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.

“Khách biên đình” là khách ở miền biên giới rất xa xôi, bỗng nhiên tìm đến.

2. Chân dung người anh hùng Từ Hải: Tiếp đó là miêu tả chân dung Từ Hải với tướng mạo, tầm vóc, tư thế, tài năng, khí phách, chí khí:

Râu hùm, hàm én, mày ngài,

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.

Giang hồ quen thói vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

Trong chân dung của Từ, nhà thơ trước hết chú ý đến tướng mạo khác thường, đặc biệt là đặc điểm của mày râu, chứng tỏ chàng là một đấng trượng phu. Tầm vóc to lớn, tài năng hơn người. Câu “Đường đường một đấng anh hào” cho thấy một tư thế đường bệ, oai phong như choán hết không gian xung quanh. Còn câu “Đội trời đạp đất ở đời” thì cho thấy ngoài trời đất ra chàng không thừa nhận ai hết. “Giang hồ quen thói vẫy vùng” là thích tự do ngoài vòng cương tỏa, chỉ dựa vào tài năng, sức lực của mình. Tóm lại, trong chân dung Từ Hải, nhà thơ Nguyễn Du nhấn mạnh tới tính chất quá khổ, quá cỡ, không thể dung chứa vào một cái khung nào hết. Đối với Nguyễn Du, Từ Hải đích thực là một anh hùng. Chỉ riêng đoạn thơ ngắn này, ông đã bốn lần gọi Từ là anh hùng. Cuộc gặp gỡ của Kiều và Từ Hải là cuộc hội ngộ giữa những người tri kỷ, là những người hiểu và tôn trọng giá trị của nhau.

Từ Hải sang chơi là vì mộ “tiếng nàng Kiều”. Tấm danh thiếp chàng gửi cho Kiều là danh thiếp gửi cho người đẹp:

    Thiếp danh đưa đến lầu hồng…

3. Nhân vật Thúy Kiều: Kiều đang ở lầu xanh, nhà kỹ nữ rõ ràng, nhưng đối với Từ, nơi Kiều ở là chốn lầu hồng dành cho người đẹp. Không phải Nguyễn Du sơ ý, mà là cách đánh giá của Từ Hải. Từ đã nói một câu có giá trị chiêu tuyết cho Kiều:

    Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ,

Phải người trăng gió vật vờ hay sao ?”

(Tôi đến đây là để tìm người bạn tâm phúc, tâm giao, tri kỷ, chứ không phải tìm thú vui trăng gió tầm thường).

Về phía Kiều thì nàng đã đánh giá Từ rất cao. Nàng tuy ở lầu xanh, nhưng lâu nay chẳng để ai lọt vào “mắt xanh” – ý nói không coi ai là tri âm, tri kỉ cả. Đối với Từ, nàng coi chàng là đấng anh hùng, tin chàng sẽ làm nên sự nghiệp, lấy được thiên hạ, và mai sau mong nhờ vào sức mạnh của chàng.

4. Từ Hải và Thúy Kiều kết duyên: Suốt cả Truyện Kiều, chưa có một cuộc gặp gỡ nhau nào mà các nhân vật ý hợp tâm đầu nhanh đến thế, hiểu nhau đến thế:

– Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa.

    – Nghe lời vừa ý, gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người !

    Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!”.

    – Hai bên ý hợp, tâm đầu,

Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân.

Rõ ràng hai người thân nhau vì họ hoàn toàn hiểu nhau, đồng cảm, đồng tình với nhau trong mọi việc. Trong Truyện Kiều chỉ có ba chữ tri kỷ, hai chữ dành cho Từ Hải và Kiều, một chữ dành cho Kiều và Kim Trọng sau khi quyết định làm bạn tâm giao. Đây là cuộc gặp gỡ khẳng định và đề cao nhân cách của hai người. Một người mang danh kỹ nữ, một người mang danh giặc cỏ, nhưng đối với Nguyễn Du, họ là những con người có phẩm chất cao quý bậc nhất.

Kết duyên rồng phượng là phần kết của đoạn thơ. Từ Hải hào phóng chuộc Kiều ra và hai người kết duyên với nhau. Nguyễn Du đã ngợi ca hạnh phúc của hai người như là một tình duyên đẹp đôi nhất, sung sướng nhất, đầy cảm hứng:

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

2.5
  d. Chính tả, ngữ pháp đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
  e. Sáng tạo: đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0.5

Tổng điểm

10.0

đọc hiểu Kiều gặp từ hải ; Lần thâu gió mát trăng thanh đọc hiểu

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *