Đề: bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Đọc văn bản sau: bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

  1. Học là gì?

Là việc tiếp thu những hiểu biết về thế giới. Như vậy, rất rộng. Hiểu biết sẵn có trong sách vở của tiền nhân, hiểu biết nhận thức trong khi tiếp xúc với môi trường, trở thành của mình thì đều có thể coi là học.

  1. Học để làm gì?

Trong đời, phải tự làm để nuôi thân, không sớm thì muộn. Có cơm để ăn, có áo để mặc, có chỗ để ở chính là điều kiện để tồn tại. Muốn làm thì phải biết, muốn biết thì phải học. Cho dù phổ biến nhất như nghề nông cho đến phức tạp như kỹ thuật du hành không gian, đều phải học.

Vậy, học để tồn tại.

Đã có thể tồn tại, càng phải tiến bộ để đạt tới cuộc sống tốt đẹp hơn, hoặc là cuộc sống mà bản thân mong muốn. Làm như thế nào? Đó là phải trở nên tinh thông một hoặc những lĩnh vực nhất định, dựa vào đó để đổi lấy những lợi ích cần thiết. Đổi lấy hoặc kiếm lấy. Không có cách nào khác ngoài học, bởi đâu thể tự nhiên mà biết, có ai không học tự thông.

Xã hội trước nay, dù khác nhau về mức độ, hình thức, thời đại nào cũng tồn tại sự chênh lệnh về các tầng lớp hay đẳng cấp. Như quý tộc và thứ dân, người giàu và người nghèo, như một điều tất yếu. Không nói về giàu nghèo, đơn cử Anh Quốc, một quốc gia theo chế độ Quân chủ Lập hiến, vẫn còn đương phân chia giới quý tộc và thường dân, kèm theo những đãi ngộ công khai hoặc ngầm hiểu giữa hai giới này, khiến việc thay đổi đẳng cấp ở nước này là rất khó. Chẳng phải các tầng lớp trên có địa vị xã hội như thế là nhờ vào ưu thế về tài nguyên vật chất và quan hệ con người đó sao. Làm thế nào để thay đổi đẳng cấp hay tầng lớp? Chính là nắm giữ những tài nguyên đó, và vẫn không còn cách nào khác ngoài học.

Vậy, học để có cuộc sống tốt đẹp hơn, học để thay đổi đẳng cấp.

Tháp nhu cầu Maslow chỉ ra các mức độ nhu cầu của con người. Thấp nhất là nhu cầu tồn tại cho đến cao nhất là nhu cầu tự thể hiện mình. Cuộc đời mỗi người là sự đan xen của việc thỏa mãn các trạng thái nhu cầu đó. Suốt đời mình, chúng ta theo đuổi các mục tiêu và đưa ra các hành vi nhằm thỏa hiệp và thỏa mãn nhu cầu của chính mình. Công cụ để điều khiến hành vi đạt được mục đích không gì khác ngoài học thức.

Vậy, học để thỏa mãn nhu cầu của mình.

  1. Học cái gì?

Học chuyên môn, để tinh thông một thứ và biến nó thành nghề kiếm sống. Tới học nhân sinh để hiểu được con người, hiểu được xã hội, để nhờ vào đó mà có chỗ đứng. Có thể mượn tiêu chí giáo dục của UNESCO là “học để biết, học để hiểu, học để tự khẳng định mình, học để chung sống” làm phương hướng. Đơn cử, học cách tôn trọng chính mình và tôn trọng sự khác biệt, bởi mình không tôn trọng mình thì ai tôn trọng mình cho được. Có thế rồi thì cao hơn nữa, xa hơn nữa là học cái mình thích, để thỏa mãn nhu cầu tinh thần.

  1. Học thế nào?

Học trên trường lớp và sách vở hàn lâm, từ internet nếu có thể, học ở xã hội bằng trải nghiệm, bằng thất bại, bằng thành công, chỗ nào và hình thức gì đều có thể học. Bởi đơn giản học chỉ là biến hiểu biết trở thành của mình mà thôi. Học cũng là học, mà làm cũng là học.

Thay vì dành thời gian để hoài nghi chính mình, hãy học. Kiến thức sẽ là câu trả lời cho mọi sự hoài nghi đó.

Thay vì dành thời gian chán chường, đàn đúm than vãn, hãy học.

Thay vì chán nản về những thứ mình gặp phải, hãy hành động đi, hãy học. Học thức chính là tài sản quý giá nhất mà ta có thể sử dụng trong suốt cuộc đời.

Học có thể không đạt được tất cả nguyện vọng, nhưng không học chắc chắn không có gì.

(Trích Bàn về sự học, Nguyễn Vệ, sưu tầm từ internet)

bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Thực hiện các yêu cầu: bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Câu 1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra mối quan hệ của các luận điểm trong việc hướng tới làm rõ luận đề của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 4. Mục đích, thái độ của tác giả khi viết văn bản trên là gì? (1,0 điểm)

Câu 5. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Học có thể không đạt được tất cả nguyện vọng, nhưng không học chắc chắn không có gì không? Lí giải? (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Câu 1. (2,0 điểm) bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về các giải pháp để học tập hiệu quả.

Câu 2. (4,0 điểm) bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:

Phiên âm: bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

THU CHÍ

Tứ thời hảo cảnh vô đa nhật,

Phao trịch như thoa hoán bất hồi.

Thiên lí xích thân vi khách cửu,

Nhất đình hoàng diệp tống thu lai.

Liêm thùy tiểu các tây phong động,

Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai.

Trù trướng lưu quang thôi bạch phát,

Nhất sinh u tứ vị tằng khai.

—–

Dịch nghĩa: bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Cảnh đẹp bốn mùa chẳng được nhiều ngày,

Năm tháng như thoi đưa, gọi không quay trở lại.

Nghìn dặm trơ trọi một thân nơi đất khách,

Thu tới trên sân lá vàng rụng đầy.

Rèm buông gác nhỏ lay động trước gió tây,

Sương tuyết che mờ xóm nghèo, tiếng tù và buổi sớm nghe bi ai.

Buồn vì nỗi thời gian trôi qua giục tóc bạc,

Khối u sầu cả đời chưa hề khuây.

—–

Dịch thơ: bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Bốn mùa cảnh đẹp được bao ngày,

Vùn vụt thoi đưa gọi khó thay.

Ngàn dặm năm chầy thân khách trọi,

Một sân thu đến lá vàng bay.

Gió tây gác nhỏ rèm lay động,

Còi sớm làng xa tuyết phủ đầy.

Ngày tháng trôi mau buồn tóc bạc,

Nỗi riêng u uất chửa từng khuây.

(Bản dịch thơ của Phạm Khắc Khoan, Lê Thước, in trong Tổng tập văn học Việt Nam,  tập 14, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.637-638)

bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Gợi ý trả lời bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ 4,0
  1 Văn bản bàn về vấn đề: sự học. 0,5
2 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5
3 Mỗi luận điểm nêu lên một khía cạnh của luận đề (việc học): nêu định nghĩa (học là gì), mục đích (học để làm gì), nội dung (học cái gì), phương pháp (học thế nào). Như vậy, các luận điểm đó đều hướng tới làm rõ cho luận đề của văn bản. 1,0
4 Mục đích, thái độ của tác giả:

– Mục đích: nêu lên những khía cạnh quan trọng của việc học, thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học.

– Quan điểm:

+ Coi trọng việc học.

+ Cổ vũ mọi người ra sức học tập.

1,0
5 Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:

– Đồng tình.

– Lí giải: Khi chúng ta học, có thể chúng ta không trở thành người xuất sắc nhất, cũng có thể chúng ta không xây dựng được sự nghiệp như mình mong muốn, nhưng ít nhất chúng ta cũng có được công cụ để kiếm sống, có một cuộc sống ổn định về lâu dài. Còn nếu không học, chúng ta sẽ không có kiến thức để làm bất cứ việc gì, do vậy, chúng ta không thể tự nuôi sống bản thân.

1,0
II   VIẾT  bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về các giải pháp để học tập hiệu quả. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: các giải pháp để học tập hiệu quả. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Sau đây là một số gợi ý:

– Luôn lắng nghe kĩ những bài giảng trên lớp và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.

– Luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau.

– Tìm ra phương pháp học tập thích hợp nhất với bản thân.

– Lên thời gian biểu, vạch kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện đúng chiến lược mình đã vạch ra.

v.v…

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt: bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo: bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Thu chí”. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận văn học.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Thu chí”. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

Tham khảo: bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

1. Khát quát tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận:

– Tác giả, tác phẩm: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Các sáng tác của ông thể hiện một tấm lòng nhân đạo rộng lớn, sâu thẳm trước những nỗi đau khổ của kiếp nhân sinh, đồng thời cũng là nỗi cảm thán cho cuộc đời truân chuyên của chính mình. “Thu chí” là một trong những bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho nỗi thương mình ấy.

– Nêu vấn đề: phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Thu chí”.

2. Triển khai vấn đề nghị luận: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Bao trùm bài thơ là một nỗi buồn thấm thía:

– Nỗi buồn vì thời gian trôi nhanh, đời người ngắn ngủi: cũng như cảnh đẹp của bốn mùa chẳng được nhiều ngày, cuộc đời của con người cũng buồn nhiều mà vui ít.

– Nỗi buồn vì phải xa quê hương, lạc loài nơi đất khách: quê hương luôn gắn với sự gần gũi, ấm áp, thân tình, cho nên khi phải lìa xa quê hương, con người dễ cảm thấy mình trở nên bơ vơ, lạc lõng. Nguyễn Du lại vốn là con người đa sầu, đa cảm, cộng với thời thế nhiều biến đổi, cuộc đời nhiều đau thương, nên ông càng thấm thía nỗi buồn li hương.

– Nỗi buồn còn đến từ khung cảnh mùa thu tàn lụi, hiu hắt, lạnh lẽo: lá vàng rụng, sương tuyết phủ, tiếng tù và trong trong buổi sớm tĩnh lặng.

– Nỗi buồn vì thấy tuổi già sắp đến: trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta thấy tuổi già là một nỗi ám ảnh, trở đi trở lại nhiều lần. Là một con người tài hoa nhưng lận đận, Nguyễn tự thấy mình chưa làm gì được cho cuộc đời, trong khi năm tháng thì cứ vùn vụt trôi đi. Nỗi sầu vì thế càng lúc càng lớn hơn, chưa một phút nào được khuây khỏa.

– Bài thơ chủ yếu nói chuyện đau buồn của bản thân, nhưng suy ngẫm kĩ, thì đó cũng là nỗi buồn của tác giả trước thời cuộc, bởi chính những biến động thời cuộc là nguyên nhân gây ra nỗi buồn khôn khuây ấy.

3. Đánh giá khái quát vấn đề ở đề bài.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Diễn đạt  bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo:  bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học ; đọc hiểu bàn về sự học nguyễn vệ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *