Đề: ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Đọc văn bản sau: ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Làm người chẳng có đức cùng tài,

So nghĩ đều thì kém hết hai

Hiểm hóc cửa quyền chăng đụt lặn

Thanh nhàn án sách hãy đeo đai. 

Dễ hay ruột bể sâu cạn,

Khôn biết lòng người vắn dài.

Sự thế dữ lành ai hỏi đến,

Bảo rằng ông đã điếc hai tai.

            (Trích: Ngôn chíbài 5Nguyễn Trãi, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.80)

ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Thực hiện các yêu cầu: ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai cặp câu thơ thực và luận? 

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ:

Dễ hay ruột bể sâu cạn,

Khôn biết lòng người vắn dài. 

Câu 4. Nêu chủ đề của văn bản?

Câu 5. Từ nội dung văn bản, anh/ chị có suy nghĩ gì về lợi ích của lối sống thanh nhàn

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Câu 1. (2,0 điểm) ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:

Chân chẳng lọt đến cửa vương hầu,

Ấy tuổi nào thay đã bạc đầu.

Liệu cửa nhà xem bằng quán khách,

Đem công danh đổi lấy cần câu.

Thân đà hết luỵ thân nên nhẹ,

Bụt ấy là lòng bụt há cầu.

Bui một quân thân ơn cực nặng,

Tơ hào chưa báo hãy còn âu.

(Trích: Mạn thuật, bài 8, Nguyễn Trãi, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.89)

Câu 2. (4 điểm) ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề: Lối sống năng động của người trẻ trong xã hội hiện nay.

ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5
Nguyễn Trãi

Gợi ý trả lời  ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5 4,0
  1 Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5
2 Biện pháp tu từ đối.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án hoặc dẫn câu văn khác đúng yêu cầu (lời của người kể chuyện và lời của nhân vật): 0,5 điểm

– Trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm

– Trả lời không đúng  hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5

 

 

 

 

 

3 Nội dung của hai câu thơ:

Dễ hay ruột bể sâu cạn,

Khôn biết lòng người vắn dài.

Có thể hiểu là: Biển sâu hay cạn có dễ dò, còn lòng người ngắn hay dài

thật khó để mà biết được. Hai câu này muốn nói về lòng dạ con người hiểm sâu, khó mà đoán biết.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0

 

 

 

 

 

4 Chủ đề của bài thơ:

Bài thơ thể hiện những suy ngẫm của Nguyễn Trãi về thế sự và về bản thân mình: muốn lánh khỏi chốn cửa quyền đầy rẫy thị phi, tránh xa chốn lòng người nham hiểm, mặc kệ thói đời để sống cuộc sống thanh nhàn.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lờitương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 – 0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

 

 

 

 

5 Suy nghĩ về lợi ích của lối sống thanh nhàn:

–  Đem lại sự thư thái cho tâm hồn;

–  Giúp con người không bị cuốn theo tiền tài, danh vọng;

–  Có những suy nghĩ, nhìn nhận sâu sắc hơn về cuộc đời;…

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 2  ý:  0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 1 ý:  0,5 điểm

– Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II   VIẾT ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5 6,0
  1         Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Mạn thuật” bài 8. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Mạn thuật” bài 8.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

–  Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người coi thường công danh, phú quý: chân chẳng lọt đến cửa vương hầu; đem công danh đổi lấy cần câu.

–  Là một người thích cuộc sống tự do, không bị ràng buộc, không mong cầu những thứ viển vông: liệu cửa nhà xem bằng quán khách, thân đà hết lụy thân nên nhẹ; Bụt ấy là lòng Bụt há cầu.

– Tuy vậy, nhân vật trữ tình vẫn là một con người luôn trăn trở, lo âu cho dân cho nước. Dù sống trong cảnh thanh nhàn, vui thú điền viên, nhưng vẫn canh cánh nỗi nợ nước ơn vua chưa báo đáp. Đây chính là vẻ đẹp

nổi bật trong tâm hồn Nguyễn Trãi, bao giờ cũng nghĩ về đất nước. Người ta nói ông “nhàn thân chứ không nhàn tâm” là vì vậy.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

0,5
đ. Diễn đạt ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
e. Sáng tạo ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: lối sống năng động của người trẻ trong xã hội hiện nay. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: …… 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

–   Mỗi con người có thể chọn cho mình một lối sống, sống năng động cũng là một trong những lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay.

–  Đây là một lối sống tích cực, phù hợp với xu thế của xã hội hiện đại.

2.  Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1.  Giải thích:

Lối sống năng động có thể hiểu là lối sống dấn thân, thích hoạt động, thích tìm tòi khám phá những điều mới mẻ.

2.2.  Lợi ích của lối sống năng động:

–  Lối sống năng động làm cho tuổi trẻ trở nên hoạt bát, tự tin hơn trong mọi tình huống.

–  Lối sống năng động giúp cho người trẻ có nhiều trải nghiệm thú vị, rút ra được nhiều bài học bổ ích, từ đó hoàn thiện bản thân.

–   Lối sống năng động sẽ đem lại cho tuổi trẻ nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc.

–  Lối sống năng động sẽ giúp cho người trẻ tạo lập được nhiều mối quan hệ cần thiết cho cuộc sống sau này.

2.3. Giải pháp để có được lối sống năng động:

–  Tham gia tích cực vào các hoạt động đoàn thể.

–  Cố gắng sống nhiều trong đời thực thay vì trên không gian ảo.

–  Kết giao với những người năng động.

 

2.4. Mở rộng:

–  Sống năng động nhưng không nên tùy tiện, lối sống này cần đi kèm với khản năng suy xét, tính toán cẩn thận, để tránh những sai lầm đáng tiếc.

–   Người sống năng động cũng cần có những khoảnh khắc trầm lắng, để cân bằng cảm xúc, điều hòa tâm hồn, từ đó có những suy nghĩ sâu sắc, dẫn đến hành động đúng đắn hơn.

3.  Rút ra bài học cho bản thân:

–  Cần tránh xa lối sống bị động, tự ti.

–  Cần hình thành cho mình lối sống năng động, sáng tạo.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân

1,0
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 
đ. Diễn đạt ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

 

Tổng điểm

10,0

ngôn chí bài 5 ; đọc hiểu ngôn chí bài 5

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *