Đề: những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Đọc văn bản: những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Những ngọn gió đồng

(Bình Nguyên*)

Rời phố phường tôi gặp ngọn gió quê
Gió thổi một thổi đôi thổi như dắt tôi đi giữa những bầy gió chạy
Tôi đông cứng gió thổi tôi mềm lại
Để như sông dào dạt phía ruộng đồng
Tôi trở về gặp buổi chiều mẹ vục bóng vào sông
Gió thổi áo nâu mềm lại ngày muối mặn
Thổi buốt tháng năm thổi tràn ký ức
Thổi mát những đau buồn còn nằm khuất đâu đây
Những vạt cỏ vơi hương gió thổi lại đầy
Ôi mùi hương của cỏ gầy tinh khiết
Đời đất cát lên hương từ đất cát
Nên mới thơm chân thật đến ngọt ngào
Gió chẳng bao giờ thổi tới trăng sao
Nhưng gió biết thổi cho nhau biết tự mình mở lối
Ôi những ngọn gió quê muốn ghim tôi vào đồng nội
Tôi bước ngược cánh đồng gió lại thổi ngược tôi

(Trích: Những ngọn gió đồng, Bình Nguyên, Tập thơ, 2016, NXB Hội nhà văn)

————————————

*Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh năm 1959. Quê: Phường Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình. Ông là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, chủ tịch hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

 những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Thực hiện các yêu cầu: những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên?

Câu 2. Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Gió thổi một thổi đôi thổi như dắt tôi đi giữa những bầy gió chạy?”

Câu 3. Em hiểu gì về ý nghĩa câu thơ:

Gió chẳng bao giờ thổi tới trăng sao
Nhưng gió biết thổi cho nhau biết tự mình mở lối

Câu 4. Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ, qua những ngọn gió đồng của.

Câu 5. Thông điệp nào từ bài thơ có ý nghĩa nhất với anh chị? Vì sao?

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Câu 1. (2,0 điểm). Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ cảm nhận vẻ đẹp tình yêu quê hương qua những ngọn gió đồng của tác giả qua đoạn thơ sau:

Tôi đông cứng gió thổi tôi mềm lại
Để như sông dào dạt phía ruộng đồng
Tôi trở về gặp buổi chiều mẹ vục bóng vào sông
Gió thổi áo nâu mềm lại ngày muối mặn
Thổi buốt tháng năm thổi tràn ký ức
Thổi mát những đau buồn còn nằm khuất đâu đây

Câu 2. (4,0 điểm).

Hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Gợi ý trả lời  những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU  những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên 4,0
  1 Thể thơ: tự do

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

 

0,5

2 Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

HS chỉ ra hai trong số các biện pháp tu từ dưới đây:

– Biện pháp điệp từ “thổi”

– Biện pháp nhân hoá: gió thổi một, thổi đôi, gió chạy

Biện pháp tu từ so sánh: thổi như dắt.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời đúng hai biện pháp tu từ như đáp án : 0,5 điểm

– HS chỉ trả lời được 1 biện pháp tu từ: 0,25 điểm

– HS chỉ trả lời các từ ngữ chứa biện pháp, không gọi tên chính xác biện pháp: 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
3 Em hiểu về ý nghĩa câu thơ:

Gió chẳng bao giờ thổi tới trăng sao
Nhưng gió biết thổi cho nhau biết tự mình mở lối

– Những ngọn gió không thổi tới được những vùng xa xôi, không vươn tới được những điều cao xa nhưng gió biết yêu thương, quan tâm, sẻ chia với nhau và biết cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sôngs.

– Câu thơ ngầm ý muốn nói đến những con người luôn sống biết đoàn kết, hỗ trợ nhau và biết vượt lên khó khăn thử thách. Họ đáng trân trọng và đáng noi gương.

Hướng dẫn chấm:

HS trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương:1,0 điểm

– HS có giải thích nhưng chưa thật chính xác ý nghĩa nhan đề: 0,5 điểm

– HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0
4 Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ.

– Tác giả yêu mến, trân trọng và biết ơn miền quê thanh bình – nơi đã nuôi dưỡng tuổi thơ bao người.

– Đó là những tình cảm chân thành, sâu sắc của người người con xa quê.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm

– Học sinh trả lời đúng ý nghĩa khái quát của hai câu thơ, không giải thích từng câu: 0,5 điểm

– HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
5 Thông điệp nào từ bài thơ có ý nghĩa nhất với anh chị? Vì sao?

– Hs chọn 1 thông điệp:

+Hãy yêu thương, trân trọng những kỉ niệm thời thơ ấu.

+Hãy trở về nguồn cội để tâm hồn dịu nhẹ, thánh thiện hơn.

Bởi vì:

– Quê hương là chốn đi về, là nơi dưỡng dục tâm hồn ta trở nên đẹp đẽ.

– Mỗi người biết ơn nguồn cội sẽ khiến tâm hồn trở nên tươi đẹp. ..

Hướng dẫn chấm:

+ Trả lời hai ý như đáp án hoặc diễn đạt tương tự: 1,0 điểm

+ Diễn đạt hai ý chung chung, hoặc 1 ý như đáp án: 0,5 điểm.

1,0

 

II   VIẾT  những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên 6.0
1  Viết đoạn nghị luận 200 chữ trình bày suy nghĩ về cảm nhận tình yêu quê hương qua những ngọn gió đồng của tác giả qua đoạn thơ sau: 2,0
a.     Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. TS có thể tình bày đoạn văn theo cách diễn dịch – qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b.     Xác định vấn đề nghị luận.

Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận tình yêu quê hương qua những ngọn gió đồng của tác giả qua đoạn thơ sau:

0,25
c.      Đề xuất hệ thống ý phù hợp.

Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ cảm nhận tình yêu quê hương qua những ngọn gió đồng của tác giả qua đoạn thơ sau:

Tôi đông cứng gió thổi tôi mềm lại
Để như sông dào dạt phía ruộng đồng
Tôi trở về gặp buổi chiều mẹ vục bóng vào sông
Gió thổi áo nâu mềm lại ngày muối mặn
Thổi buốt tháng năm thổi tràn ký ức
Thổi mát những đau buồn còn nằm khuất đâu đây

– Vẻ đẹp tình yêu quê hương của tác giả thể hiện qua tình cảm yêu mến những ngọn gió đồng.

– Tác giả cảm nhận sự tác động tích cực của những ngọn gió đồng: thổi tôi mềm lại, xua tan những áp lực cuộc sống; gió vỗ về hình  bóng mẹ tần tảo lam lũ mỗi buổi chiều quê; gió đồng khơi gợi kí ức tuổi thơ ngọt ngào, sâu lắng, xua tan những phiền lo hiện tại.

– Nghệ thuật điệp cấu trúc góp phần diễn đạt thành công cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ.

0,5
d.     Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

–   Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: đặc điểm của nhân vật thần thoại được thể hiện trong văn bản.

–   Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ thuyết phục, lí lé xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt: những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ ngữ pháp., liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo: những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Hãy viết bài luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”. 4,0
a. Xác định yêu cầu kiểu bài: Nghị luận xã hội. 0.25
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”. 0,5
  c.  Đề xuất hệ thống ý phù hợp:

– Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

+ Xác định được các ý chính của bài viết.

+ Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

*Giới thiệu vấn đề nghị luận ()

*Triển khai vấn đề nghị luận:

1. Giải thích

– “Rễ đắng” là hình ảnh ẩn dụ của những khó khăn, vất vả trong quá trình học tập.

– “Quả” được nhắc đến ở đây chính là thành quả, kết quả cuối cùng mà quá trình học tập mang lại, quả ngọt là phần thưởng tất yếu, xứng đáng với những công sức mà người học đã bỏ ra.

– Câu ngạn ngữ của Hi Lạp đã thể hiện nhận thức sâu sắc về quá trình học tập gian khổ nhưng thành tựu đạt được qua những gian khổ đó lại vô cùng xứng đáng, ý nghĩa với những công sức mà họ đã bỏ ra.

2. Lí giải vấn đề /Trình bày biểu hiện đa dạng, phức tạp của vấn đề trong xã hội

Trong thực tiễn của việc học, chúng ta đã trải qua vô vàn những khó khăn, đó là sự chán nản, bất lực khi không thể lĩnh hội một đơn vị kiến thức khó, đó là khi ta trải qua cảm giác thất bại, nếm vị cay đắng: bị điểm kém, bị quở trách, thi hỏng…

– Tuy nhiên, qua những thất bại nếu chúng ta biết nhìn nhận những hạn chế, tiếp tục cố gắng không ngừng thì chúng ta sẽ chiếm lĩnh được những tri thức, đạt được thành công như mong muốn.

3. Trình bày quan điểm của bản thân

– Câu nói mang ý nghĩa khích lệ, động viên con người luôn kiên trì, nỗ lực vươn lên trong học tập để đạt được thành quả tốt đẹp.

– Bởi vì:

+ học tập là quá trình lâu dài và liên tục. Nếu không có sự kiên trì, học nửa vời, bỏ dở giữa chừng sẽ dẫn đến nhận thức sai và không thể đến đích thành công.

+ Học tập luôn đem lại cho con người những giá trị tốt đẹp, làm giàu trí tuệ, mở mang tầm nhìn và mở ra những con đường thành công.

(DC. Những tấm gương vượt khó vươn lên đổi đời nhờ học tập siêng năng, chăm chỉ)

4. Bàn luận, mở rộng vấn đề:

– Để việc học trở nên hiệu quả và đạt thành tích thì cần phải có kế hoạch học tập khoa học, có ý chí quyết tâm, kiên trì, bền bỉ cao.

– Việc học ngày nay không học bó hẹp ở môi trường nhà trường mà còn ở nhiều kênh học khác nhau như học online trên các trang mạng, học từ người đi trước, học từ bạn bè…

5. Liên hệ bản thân

 – Cần phải ý thức được tầm quan trọng của sự tự giác trong học tập. – Phải biết tìm tòi nhiều nguồn kiến thức hơn để tích luỹ, tìm được một phương pháp tốì ưu nhất cho riêng mình.

– Phải học mọi lúc, mọi nơi, không chỉ từ sách vở mà còn từ những người xung quanh ta, bởi bất cứ người nào cũng có cáí hay để ta học hỏi.

– Rèn luyện tính kiên trì, không bao giờ được nản chí, hãy cố gắng phấn đấu trong mọi hoàn cảnh, chúng ta sẽ thấy khả năng của mình là vô hạn, không gì là không thể đạt được cả

* Kết thúc vấn đề: khái quát lại vấn đề nghị luận, rút ra bài học.

1,0
    d.   Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–   Triển khai được ít nhất 2 luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân.

–   Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khia vấn đề nghị luận.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

–   Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
  d. Diễn đạt: những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
  e. Sáng tạo: những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5

những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng ; đọc hiểu những ngọn gió đồng bình nguyên

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *