Đề: đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

Đọc văn bản sau: đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quýt và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

– Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

– Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về.

Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là “Rước bông lúa”. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh… đều có rước bông lúa như vậy).  

      (Nữ thần Lúa, trích kho tàng Thần thoại Việt Nam, NXB Giáo dục 2008, trang 25)

đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam
Nữ thần lúa

Thực hiện các yêu cầu sau: đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Những dấu hiệu giúp anh/chị nhận ra  đoạn trích trên là một truyện thần thoại?

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu vai trò của những yếu tố hoang đường kì ảo trong đoạn trích?

Câu 4. Qua truyện Nữ thần Lúa, người xưa bày tỏ ước mơ gì?

Câu 5.  Anh/chị rút ra bài học tích cực gì từ văn bản?

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

          Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của những bữa cơm truyền thống gia đình.

Câu 2. (4,0 điểm)

           Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên.

————————–Hết———————–

đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam
Nữ thần lúa

ĐÁP ÁN  đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam 4,0
  1  – Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Tự sự / Phương thứ tự sự (kể chuyện).

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm.

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm.

0,5
2       –  Những dấu hiệu giúp nhận biết đoạn trích trên là một truyện thần thoại:

+ Cốt truyện là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình hình thành thế giới (Quá trình hình thành cây lúa và những phong tục tập quán liên quan đến cây lúa).

+ Nhân vật chính kể về các vị thần có sức mạnh siêu nhiên

Thời gian không xác định.

+ Không gian vũ trụ, không xác định nơi chốn cụ thể.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án hoặc 2 ý trở lên: 0,5 điểm.

+ Trả lời được 1 ý: 0,25 điểm.

– Hs không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

0,5
3     – Những yếu tố hoang đường kì ảo là: “Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm”.

– Vai trò có yếu tố hoang đường kì ảo này là:

+ Lí giải sự xuất hiện của cây lúa

+ Thể hiện người xưa có trí tưởng tượng phong phú

+ Cho thấy sức mạnh của các vị thần.

Hướng dẫn chấm: đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

+ Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

+ HS  nêu được đủ các yếu tố hoang đường kì ảo: 0,5 điểm.

+ HS nêu được vai trò của các yếu tố hoang đường kì ảo: 0,5 điểm.

+ Hs không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0
4         – Qua truyện Nữ thần Lúa, người xưa bày tỏ ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ, mùa màng bội thu. Đồng thời muốn giảm bớt sức lao động và chinh phục được thế giới tự nhiên.

Hướng dẫn chấm:

Hs trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

– HS trả lời đúng 1 ý  trong đáp án  hoặc diễn đạt tương đương : 0,5 điểm

– Hs không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0
5  Bài học rút ra qua câu chuyện trên là:

+ Hãy biết trân trọng những thành quả của lao động bởi không có gì dễ dàng tự nhiên có được.

+ Chúng ta phải trải bỏ công sức ra để lao động thì mới có được kết quả tốt đẹp.

Hướng dẫn chấm: đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

– HS trình bày như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

HS trình bày được 1 ý trong đáp án : 0,5 điểm.

– Hs không trình bày được hoặc trình bày  sai không cho điểm.

 

1,0

 

    VIẾT đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam 6,0
1 Viết 01 đoạn văn  (khoảng 200 chữ) suy nghĩ của em về tầm quan trọng của những bữa cơm truyền thống gia đình. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tầm quan trọng của những bữa cơm truyền thống gia đình. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Sắp xếp các ý hợp lí

 * Gợi ý:

– Giải thích:

 + Bữa cơm gia đình là gì? (là hoạt động tưởng chừng là thường ngày nhưng đối với xã hội hiện đại ngày nay thì đó có thể là cả một vấn đề lớn và hiếm có đông đủ thành viên gia đình) Bữa cơm gia đình thường có những gì?Vào những ngày đặc biệt hơn thì bữa cơm gia đình có gì khác biệt?

* Phân tích các biểu hiện:

 + Bữa cơm gia đình là biểu hiện của điều gì?

+ Là biểu hiện của một gđ ấm êm,hạnh phúc,hòa thuận

+ Là bữa cơm quây quần,sum họp của các thành viên gia đình sau những bộn bề,vất vả

+ Bữa cơm gia đình quây quần là nét văn hóa đặc trưng,là nét đẹp trong phong cách con người Việt Nam,là nơi những ngọn lửa yêu thương được bùng cháy và nuôi dưỡng

* Vai trò và tâm quan trọng của bữa cơm gia đình:

+Tạo môi trường thuận lợi cho các thành viên gđ được hạnh phúc,phát triển

+Là nơi khởi nguồn của yêu thương,sự gắn kết và thấu hiểu

+Với những đứa con xa nhà,bữa cơm là sự ao ước,mong muốn,là gửi gắm nhung nhớ và yêu thương trong đó

*Dẫn chứng: lấy ví dụ về bữa cơm gia đình => tạo nên gđ hạnh phúc ( có thể liên hệ đến cá nhân)

*Phản đề : phê phán những người không biết trân trọng khoảnh khắc gia đình,thường bỏ bê,nhậu nhẹt.

1,0
d. Chính tả đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: ……

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
đ. Sáng tạo đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

– Liên hệ trách nhiệm của bản thân : cần nâng niu,tôn trọng,biết ơn và gìn giữ những bữa cơm gđ đó,từ đó ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc gìn giữ hạnh phúc gđ.

0,25
2 Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên bằng một bài văn khoảng 600 chữ. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

– Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và quan điểm của người viết

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Đặc điểm về nội dung:

          + Thông qua hình tượng nhân vật nữ thần Lúa, tác giả dân gian lí giải về sự hình thành của cây lúa và, các đặc điểm, tính chất của cây lúa, cũng như ý nghĩa văn hóa của cây lúa trong đời sống  người Việt:

. Nàng là con gái Ngọc Hoàng, Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian.

. Nuôi sống loài người.

. Những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt.

. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh.

.Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.

+ Câu chuyện kết thúc với lễ hội lúa mới và lễ cúng thần lúa, làm sáng tỏ các phong tục truyền thống ở Việt Nam.

+ ‘Nữ Thần Lúa’ là một câu chuyện độc đáo, ý nghĩa, và làm phong phú văn hóa dân gian Việt Nam.

=>Đồng thời, truyện thần thoại còn ngợi ca sức mạnh và trí tuệ của con người trong hành trình khám phá và lí gải sự hình thành thế giới tự nhiên.

–  Đặc điểm về nghệ thuật:

+ Tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của thần thoại:

. Sự phong phú của trí tưởng tượng; cốt truyện đơn giản chỉ xoay quanh nhân vật chính “ Nữ Thần Lúa”.

. Xây dựng nhân vật đa tính cách: Nũ Thần Lúa vừa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả nhưng  có tính hay hờn.

. Cách xây dựng hình tượng nhân vật theo bút pháp cường điệu, phóng đại; không gian và thời gian mang tính ước lệ, phiếm chỉ,

. Thần thoại Nữ thần Lúa sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, những chi tiết huyền ảo vô cùng hấp dẫn. Nhân vật trong truyện khi xây dựng đều có sự thần thánh hóa, trở thành những vị thần có sức mạnh đúng theo mô típ trong truyện thần thoại.

– Nêu được bài học/thông điệp có ý nghĩa với bản thân rút ra từ câu chuyện (có thể đưa ra quan điểm như sau): văn bản đặt ra vấn đề thái độ và cách ứng xử của mỗi người với thế giới tự nhiên hiện nay: chúng ta cần phải sống gắn bó, trân trọng, hòa hợp và bảo vệ tự nhiên.

Hướng dẫn chấm: đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

+ Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm.

+ Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 điểm – 1,25 điểm.

+ Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện, chưa đánh giá: 0,75 điểm – 1,0 điểm.

+ Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện, chưa đánh giá: 0,25 điểm – 0,5 điểm.

2,5
d. Sáng tạo: đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
đ. Diễn đạt đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
    e. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 
Hướng dẫn chấm:

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, bằng chứng thuyết phục; diễn đạt mới mẻ: 3,5 -4,0 điểm.

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý tương đối hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ, bằng chứng phù hợp; diễn đạt đảm bảo yêu cầu: 3,0- 3,5 điểm

 – Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý chưa hợp lý; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt vụng về: 2,25- 3,0 điểm

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; chưa thể hiện được quan điểm của người viết, ý lộn xộn; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt yếu: 1,25- 2,0 điểm

– Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0,5- 1,0 điểm

– Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm 

 
Tổng điểm đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam 10,0

đọc hiểu nữ thần lúa ; nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp ; nữ thần lúa đọc hiểu ; nữ thần lúa thần thoại việt nam

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *