Đề: độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an

I. Phần Đọc- Hiểu (4.0 điểm). độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an

Đọc văn bản sau độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an

Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình

1. Tràng An – Quần thể di sản kép đầu tiên của Đông Nam Á

ràng An còn được mệnh danh là một Quần thể Di sản do tổng hợp được rất nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng của Ninh Bình như Tam Cốc – Bích Động, Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính với nhiều kỷ lục nhất châu Á, Thung Nắng – Thung Nham, động Thiên Hà, Hang Múa và Hành cung Vũ Lâm. Chính vì thế nên Tràng An có diện tích cực kỳ ấn tượng lên đến 6.172ha với địa hình chủ yếu là đồng ruộng và làng mạc. Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức được UNESCO công nhận là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó thì nơi này còn là một di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Tính đến năm 2019, quần thể di thắng Tràng An đã thu hút hàng triệu lượt tham quan khám phá, chủ yếu đến từ du khách địa phương, sau đó là khách quốc tế. 

  1. Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình

2.1 Tổng hợp thông tin về lễ hội tháng 3 Ninh Bình – Tràng An

Lễ hội Tràng An là một chuỗi các hoạt động văn hóa tín ngưỡng kết hợp du lịch gắn liền với các vị thần núi trong Cố đô Hoa Lư. Người dân Việt sống trong quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình rất sùng bái thiên nhiên vì thế hàng năm vào ngày 18/3 âm lịch lễ hội sẽ được diễn ra. Mục đích chính là để tôn vinh các vị thần Quý Minh, thần Cao Sơn, thần Khổng Lồ trấn trạch Hoa Lư tứ trấn, các vua đầu nhà Trần đã lập ra hành cung Vũ Lâm và tướng lĩnh của thời đại triều Đinh đóng quân ở Tràng An. Lễ hội sẽ kéo dài 3 ngày và điểm đặc biệt nhất chính là phần lễ rước được tổ chức ngay trên sông. Du khách sẽ có cơ hội đắm chìm vào không khí sắc màu, sặc sỡ của lễ hội cũng như tham quan các di tích lịch sử và thắng cảnh hang động, rừng núi, sông nước Tràng An.

độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an
Độc đáo lễ hội Tràng An

2.2 Ý nghĩa lễ hội Tràng An 

Lễ hội Tràng An hay được gọi là lễ hội Đức thánh Quý Minh được tổ chức hàng năm nhằm nhằm tưởng nhớ công đức của Đức thánh Quý Minh Đại Vương, hay còn gọi là Thần Quý Minh. Theo lời truyền miệng của người dân qua bao thế hệ, Quý Minh Đại Vương là một vị tướng dưới thời vua Hùng thứ 18, có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ bờ cõi đất nước. Bên cạnh đó còn giúp đỡ dân lành xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Vì thế, người dân xưa rất tôn trọng và sùng bái ông. Ghi nhận được công lao quý báu của ông nên vua Đinh Tiên Hoàng đã sắc phong ông làm vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Nam của Hoa Lư tứ trấn hay ngày nay còn gọi là Cố đô Hoa Lư. Ngoài Đức thánh Quý Minh Đại Vương, cố đô Hoa Lư có 3 vị thần khác trấn giữ 3 hướng Đông, Tây, Bắc lần lượt là Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn và Thần Khổng Lồ. Lễ hội Tràng An được coi là nét tín ngưỡng quan trọng của cố đô Ninh Bình vốn được biết đến là vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.

2.3 Hành trình rước hội 

Lễ hội Tràng An sẽ bắt đầu bằng lễ khai mạc với màn biểu diễn tái hiện lại những nếp sống và sinh hoạt thường nhật của những con người dân Việt Nam tại kinh đô Hoa Lư xưa tại sân khấu ngoài trời cạnh trung tâm bến thuyền Tràng An. Tiếp đó, du khách sẽ ngồi du thuyền trôi theo dòng chảy của con sông Sào Khê để đi vào vào khu vực trung tâm của quần thể danh thắng Tràng An để chiêm ngưỡng thêm các màn biểu diễn tái hiện lại một số hoạt động của quân và dân nước Đại Cồ Việt thời xưa với góc nhìn và nội tâm của nhân vật vua Đinh Tiên Hoàng. Tiếp theo đoàn rước và du khách sẽ đi thuyền qua các di tích: đền Trình thờ 2 vị tướng nhà Đinh, hành cung Vũ Lâm, đền Cao Sơn và kết thúc tại đền suối Tiên.

độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an
Màn múa rồng trong lễ rước nước cũng là một tiết mục được chờ đón

Điểm đặc sắc nhất của phần lễ hội Tràng An đó chính là lễ rước nước, rước kiệu và rồng trên dòng sông. Lúc này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các trang phục, dụng cụ trình diễn đầy màu sắc, lại nhẹ nhàng, bay bổng như lụa. Phần tế. Chính vì thế, lễ hội Tràng An cũng là một cơ hội để có thể quảng bá màu sắc văn hóa, tín ngưỡng độc lễ được tổ chức trang trọng và nghiêm chỉnh với nhiều nghi thức truyền thống để tỏ lòng thành và biết ơn đối với các bậc tiền nhân có công giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn. Ngoài ra, lễ hội vì được tổ chức trên con sông Sào Khê nên không cố định tại một chỗ mà sẽ đi qua nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng của Tràng An như hành cung Vũ Lâm, đền Cao Sơn vào đền Suối Tiên và thực hiện lễ đáo của dân tộc, lại vừa khéo léo khoe ra những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, khung cảnh núi non bạt ngàn của đất nước đến với du khách quốc tế. 

(Theo Nhật Anh tổng hợp, https://mia.vn/cam-nang-du-lich/doc-dao-le-hoi-trang-an-net-van-hoa-tin-nguong-cua-ninh-binh-2974, ngày 22.09.2023 )

Thực hiện các yêu cầu:  độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an

Câu 1. Xác định các ý chính của văn bản đọc hiểu trên.

Câu 2: Lễ hội Tràng An được tổ chức hàng năm nhằm nhằm tưởng nhớ công đức của Đức thánh Quý Minh Đại Vương. Văn bản trên đã cung cấp những thông tin nào về Quý Minh Đại Vương?

Câu 3. Nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 4. Văn bản Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình có thể  khơi gợi ở người đọc những tình cảm/cảm xúc gì?

Câu 5. Từ văn bản đọc hiểu, hãy cho biết con người nên ứng xử  như thế nào với những lễ hội truyền thống của dân tộc trong bối cảnh hiện nay?

II. Phần viết (6.0 điểm). độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an

Câu 1 (2 điểm).

Lười biếng là thói quen xấu mang đến nhiều tác hại cho con người. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) đê xuất các biện pháp từ bỏ thói lười biếng.

Câu 2 (4.0 điểm).

Viết bài văn nghị luận đánh giá những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ sau

Bến đò ngày xưa

       Anh Thơ

Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át,

Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.

Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt,

Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ.

 

Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo?

Vài quán hàng không khách đứng xo ro.

Một bác lái ghé buồm vào hút điếu,

Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.

 

Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ,

Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.

Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở,

Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa

                                (Bức tranh quê)

(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 2003, Tr216)

Ghi chú

Anh Thơ (1921 – 2005) sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Anh Thơ, Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh . Bà xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ.

Anh Thơ sáng tác từ sớm, năm 17 tuổi với tập Bức tranh quê bà được nhận giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn. Sau đó bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác. Một số tác phẩm tiểu biểu: Bức Tranh Quê (1941), Kể chuyện Vũ Lăng(Truyện thơ, 1957), Từ bến sông Thương (Hồi kí, 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986)

Anh Thơ có sử trường viết về cảnh sắc nông thôn Việt Nam. Thơ thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sống, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.

………Hết……….

Đáp án độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC- HIỂU độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an 4.0
  1 Xác định các ý chính của văn bản:

– Tràng An – Quần thể di sản kép đầu tiên của Đông Nam Á

– Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình

Tổng hợp thông tin về lễ hội tháng 3 Ninh Bình – Tràng An

+  Ý nghĩa lễ hội Tràng An 

+ Hành trình rước hội 

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Thí sinh trả lời 2-3 ý như đáp án: 0.25 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

0.5
  2  Lễ hội Tràng An được tổ chức hàng năm nhằm nhằm tưởng nhớ công đức của Đức thánh Quý Minh Đại Vương. Văn bản trên đã cung cấp những thông tin về Quý Minh Đại Vương:

– Quý Minh Đại Vương là một vị tướng dưới thời vua Hùng thứ 18, có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ bờ cõi đất nước, giúp đỡ dân lành xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

– Người dân xưa rất tôn trọng và sùng bái ông.

– Ghi nhận được công lao quý báu của ông nên vua Đinh Tiên Hoàng đã sắc phong ông làm vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Nam của Hoa Lư tứ trấn hay ngày nay còn gọi là Cố đô Hoa Lư

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời đúng như đáp án hoặc chép đoạn văn có thông tin của đáp án: 0,5 điểm

– Thí sinh trả lời 1-2 ý như đáp án: 0.25 điểm

– Thí sinh chép toàn bộ đoạn văn, trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

0.5
  3 Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản:

– Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là những hình ảnh về lễ hội Tràng An.

– Các hình ảnh giúp người đọc hình dung rõ hơn về khung cảnh lễ hội

– Hình ảnh giúp văn bản thông tin có tính trực quan, sinh động, hấp dẫn.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời đúng như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1.0 điểm

– Thí sinh trả lời được 2 ý đầu như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0.5 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

1.0
  4  Văn bản Độc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình có thể  khơi gợi ở người đọc những tình cảm/cảm xúc.

– Tình cảm yêu mến cảnh quan, di sản của quê hương, đất nước.

– Lòng tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên và những giá trị truyền thống

– Lòng biết ơn

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh chỉ ra được những tình cảm/ cảm xúc phù hợp với văn bản, diễn đạt thuyết phục: 1.0 điểm.

– Thí sinh chỉ ra được những tình cảm/ cảm xúc phù hợp với văn bản, diễn đạt chưa chưa mạch lạc, rõ ràng: 0.5- 0.75 điểm

– Thí sinh trả lời không phù hợp hoặc không làm bài: không cho điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được

1.0
  5 Gợi ý cách ứng xử của con người với cách lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay:

– Giữ gìn những ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống

– Phát huy giá trị nhân hóa, nhân văn của lễ hội.

– Tránh thương mại hóa các lễ hội truyền thống

…………………

Có lí giải thuyết phục

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương 2 ý như đáp án: 0,75- 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được

1.0
II VIẾT  độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an 6.0
1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) đề xuất các biện pháp từ bỏ thói lười biếng. 2.0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn.

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung dượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích, song hành

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Xác định đúng vấn đề nghị luận: các biện pháp từ bỏ thói lười biếng.

0.25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý:

– Giải thích:

+ Lười biếng là trạng thái chán nản, không muốn làm bất cứ một việc gì.

+ Khi trạng thái này lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen xấu của con người

– Đề xuất các biện pháp từ bỏ thói lười biếng

+ Tạo động lực cho bản thân;

+ Hành động và làm việc thay vì chần chừ, Việc hôm nay không để ngày mai, ….

+ Cân bằng trạng thái- cảm xúc bằng những cách thức khác nhau: tĩnh tâm, nghe nhạc, xem những đoạn phim yêu thích, gặp gỡ bạ bè, viết nhật kí….

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất hai luận điểm để  làm rõ quan điểm của cá nhân.

(chỉ ra các biện pháp từ bỏ thói lười biếng)

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, ph ương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0.5
đ. Diễn đạt.

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0.25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

0.25
2 Viết bài văn nghị luận đánh giá những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bến đò ngày xưa 4.0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm thơ.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Xác định đúng vấn đề nghị luận: đánh giá những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Chiều Xuân.

0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận

* Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề nghị luận. 

* Triển khai vấn đề nghị luận.

– Nhân vật trữ tình: Không trực tiếp xuất hiện trong bài thơ. Song người đọc có thể cảm nhận được sự gắn bó và yêu mến của nhân vật trữ tình với làng quê qua hệ thống hình ảnh, nhịp điệu và trạng thái cảnh vật.

– Hình ảnh: Bài thơ là bức tranh thôn quê bình dị, thân thuộc với những hình ảnh gần gũi, mộc mạc gắn bó với người dân thôn quê: tre, chuối, dòng sông, bến vắng, phiên chợ, bà hàng, quán hàng, bác lái….Thiên nhiên sinh động, con người mộc mạc.

– Từ ngữ: tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu sức gợi hình, rất nhiều từ láy (rũ rợi, ướt át, bơ phờ, rào rạt, chơ vơ, lạnh lẽo, xo ro, sù sụ, họa hoằn, âm thầm) vừa góp phần gợi hình ảnh, vừa góp phần tạo nhạc tính cho bài thơ

+ Biện pháp tu từ: Biện pháp điệp từ “dầm mưa”, “họa hoằn”; biện pháp nhân hóa và liệt kê, so sánh có tác dụng vừa diễn tả cụ thể, vừa diễn tả sinh động, gợi cái hồn quê nơi bến vắng.

 + Bài được viết theo thể tự do, gieo vần linh hoạt, chủ yếu là vẫn chân (“at, “ơ”, “o”); nhịp thơ chậm rãi, phù hợp với việc miêu tả không gian, nhịp sống nơi làng quê

* Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ

1.0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

HS có thể bày tỏ những cảm nhận, ý kiến đánh giá riêng của cá nhân nhưng phải phù hợp với những đặc điểm nghệ thuật của thể loại thơ trữ tình và bài thơ Bến đò ngày xưa.

1.5
đ. Diễn đạt.

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0.25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

0.5
Tổng điểm độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an 10

độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu độc đáo lễ hội tràng an ; đọc hiểu văn bản độc đáo lễ hội tràng an

 

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *