Đề: cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Cây Ténéré là một cây keo sống ở sa mạc cùng tên, thuộc ranh giới Sahara phía đông bắc Niger. Dù nổi danh vì là cây cô đơn, trước kia nó nằm trong một cụm cây lớn hơn. Trên thực tế, hàng nghìn năm trước, khu vực này có lẽ từng được bao phủ bằng rừng. Khi khí hậu thay đổi và mưa ít dần, số lượng cây đã giảm xuống và biến mất. Khi được ghi nhận lần đầu trong tư liệu của các nhà thám hiểm phương Tây, đây là cây xanh duy nhất trong bán kính 400 km tính từ cây Ténéré, xung quanh chỉ là cát.

Người ta rất sửng sốt khi biết có thứ sống nổi trong điều kiện khắc nghiệt như vậy. “Người ta phải thấy mới dám tin cây tồn tại. Bí mật của nó là gì? Sao nó có thể tồn tại với sự xuất hiện của những con lạc đà? Sao vô số người Touareg không cắt cành của nó để nhóm lửa pha trà?”. Tàn phá cây là điều cấm kỵ với dân du mục. Đó là mệnh lệnh của bộ tộc mà tất cả phải tôn trọng. Cây keo đã trở thành một ngọn hải đăng sống, là dấu mốc cuối cùng trước khi người Touareg rời Agadez đến Bilma, cũng là nơi đầu tiên đón họ trở về. Nó trở thành một biểu tượng, cột mốc của địa phương, được các đoàn du mục và khách du hành sử dụng để định hướng trong những chuyến đi mạo hiểm. Suốt hàng trăm năm, các đoàn lạc đà chở muối, chà là và những loại hàng hóa khác đều dừng chân tại cây.

Chính vì thế, không một cành cây nào bị cắt xuống để nhóm lửa, và lạc đà đã không được phép ăn lá của Ténéré. Vai trò “hải đăng” và điểm gặp gỡ dẫn đến việc một chiếc giếng được đào ở đây năm 1938. Khi khoan xuống lòng đất để tìm nước, họ phát hiện ra cây sống sót suốt nhiều thế kỷ nhờ bộ rễ đâm sâu 35 mét xuống nguồn nước ngầm. Cây keo chỉ cao vài mét, với vài cành còn lá xanh vẫn cố gắng bám chặt lấy sự sống đã trở thành biểu tượng cho sự bền bỉ mà người sống trên sa mạc cần có để sinh tồn.

cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo
Cây keo tenere

(An Ngọc, https://zingnews.vn/cai-chet-cua-cay-keo-300-tuoi-giua-sa-mac-sahara-post1229668.html)

Câu 1: Cây keo Ténéré sống ở vùng địa hình nào? Là cây xanh duy nhất trong bán kính 400 km tính từ cây Ténéré, vì thế nó còn được biết với tên gọi khác là cây gì?

Câu 2: Theo đoạn trích, vì sao cây keo có thể sống được giữa sa mạc?

Câu 3: Người viết đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào trong bài viết? anh/ chị hãy nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đó.

Câu 4: Tác giả ví von cây keo với hình ảnh nào? Anh/ chị hãy chỉ ra vai trò của cây keo từ sự ví von đó?

Câu 5: anh/chị hãy rút ra 1 thông điệp có ý nghĩa từ hình ảnh cây keo giữa sa mạc.

II. VIẾT (6.0 điểm) cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo

Câu 1: ( 2.0 điểm) cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo

Có ý kiến cho rằng: “Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều.” (Lắng nghe lời thì thầm của trái tim– Phạm Lữ Ân)

Từ ý kiến trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tác hại của định kiến đối với cuộc sống con người.

(Lưu ý: “Định kiến” được hiểu với nghĩa sau: Định kiến” (định: cố định, kiến: ý kiến) là ý kiến riêng đã có sẵn, khó có thể thay đổi được, xuất phát từ cách nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính)

Câu 2 : ( 4 điểm) cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo

Kẻ mưu ma, người chước quỷ

(Trích Lớp 14, vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

ĐỀ HẦU:    (Số là) Thương mụ Hến, mặt mày rất đẹp

(Mà) Việc Huyện Trìa, giận chẳng hay nguôi

(Vả người là quan lớn, tôi là viên thuộc, dầu tôi có làm chi đi nữa)

Đã rằng trên có đã đành

Mà sứa nhảy qua đăng sao phải

Bây giờ nghĩ lại,

Dung thử chước này:

Nói chung bà huyện ra tay,

Thế mới bắt ông rối cẳng

ĐỀ HẦU: (Vào mách bà Huyện)

(Dạ bẩm bà)         Ông đã đi đâu vắng

Bà ngồi chỉ một mình?

Bên Thanh Hà (quan) đi viếng ân tình

(Vì hôm nọ)  Con mụ Hến tới đây hầu kiện.

BÀ HUYỆN:        Nghe thôi nghẹn họng,

Thấy nói căm gan

(Là họ)           Dối đạc điền mưu khéo lật lường,

(Nên ta)         Ngồi tịnh thất dường như ủ dột

Mụ phen này quyết phá tan hoang

Ông đã đành bạc ngãi bạc tình,

Mụ cũng quyết lột trần lột trụi

(Hạ)

ĐỀ HẦU:    Mưu thâm diệu! Mưu thâm diệu

Ngã chí hoan! Ngã chí hoan

Vểnh râu Trìa trụi lụi chớ van

Cúi óc chỉ trơ trơ mà chịu

 (Hạ)

                          (In trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến – Khuyết danh, tr.538 – 539)

Cảm nhận về nhân vật Đề Hầu trong đoạn trích “Kẻ mưu ma, người chước quỷ” ở trên (Trích vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

                                  ……………………Hết……………………

cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo
Cây keo tenere

Đáp án cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo

Phần Câu Nội dung Điểm
I.                      ĐỌC – HIỂU 4.0
  1 – Địa hình: sa mạc.

– Tên gọi khác: cây cô đơn

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời đúng 1 ý trong đáp án: 0.25 điểm.

Học sinh trả lời đúng 2 ý trong đáp án: 0.25 điểm.

 Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.

0.25

0.25

 

 

  2  Cây keo có thể sống được giữa sa mạc là vì:

+ Bộ rễ đâm sâu 35 mét xuống nguồn nước ngầm dù cây chỉ cao vài mét, với vài cành còn lá xanh.

+ Tàn phá cây là điều cấm kỵ với dân du mục, vì thế, không một cành cây nào bị cắt xuống để nhóm lửa, và lạc đà đã không được phép ăn lá của cây.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời đúng ½ đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời khác: không cho điểm.

 

 

0.25

 

0.25

 

  3 – Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh.

– Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ này: Bổ trợ cho phương tiện ngôn ngữ, cụ thể là:

+ Tăng tính trực quan cho thông tin (cụ thể hóa thông tin, giúp người đọc tiếp nhận thông tin dễ dàng, đầy đủ)

+ Tăng tính hấp dẫn cho bài viết

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng, đầy đủ đáp án: 1.0 điểm.

– Phần tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ, học sinh trả lời đúng 1 trong 2 ý của đáp án vẫn cho tối đa: 0.25 điểm.

– Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp, GV vẫn cho điểm.

0.75

 

0.25

 

 

  4 – Cây keo được ví với hình ảnh: Ngọn hải đăng sống.

– Vai trò của cây keo: là nơi gặp gỡ, dấu hiệu chỉ đường, soi lối cho người đi qua sa mạc, trở thành một biểu tượng, cột mốc của địa phương; được các đoàn du mục và khách du hành sử dụng để định hướng trong những chuyến đi

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng đáp án: 1.0

– Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0.5 điểm

– Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp, GV vẫn cho điểm.

0.5

 

0.5

  5 HS đưa ra 1 thông điệp trong số các thông điệp sau thì GV cho điểm tối đa:

– Sống lạc quan, yêu đời, sống hết mình và giao hòa cùng thiên nhiên để cảm nhận sức sống kì diệu.

– Sống tích cực để đem lại những giá trị ý nghĩa cho người và cho đời..

– Dũng cảm, bản lĩnh đương đầu với khó khăn, thử thách

– Biết khẳng định giá trị của bản thân trong mọi hoàn cảnh

– Bảo vệ môi trường xanh

 Hướng dẫn chấm:

Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp, GV vẫn cho điểm.

1.0
I Câu 1 VIẾT: Có ý kiến cho rằng: “Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều.” (Lắng nghe lời thì thầm của trái tim– Phạm Lữ Ân)

Từ ý kiến trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tác hại của định kiến đối với cuộc sống con người.

2.0
    a. Đảm bảo cấu trúc đoạn  nghị luận 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tác hại của định kiến đối với cuộc sống con người 0.25
    c. Triển khai được vấn đề nghị luận:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giải thích: Định kiến là ý nghĩ riêng đã có sẵn, thường là không hay, khó có thể thay đổi được về một đối tượng nào đó. Định kiến thường xuất phát từ cách nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính.

– Tác hại của định kiến

+ “Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ”:

-Định kiến có thể khiến con người mất đi khả năng nhìn nhận thực tế đủ chính xác.

-Khi ta có định kiến về chính bản thân mình, chúng ta sẽ tự giới hạn mình lại, không dám vượt qua “vùng an toàn”- những thói quen mòn cũ, để khám phá cuộc sống và khám phá năng lực của mình.

– Nếu ta có định kiến về người khác, ta có thể không thấy được những điều tốt đẹp của họ và điều đó có thể sẽ khiến ta không có cách cư xử tốt và đúng mực. Người phải nhận về mình những định kiến của ta sẽ phải chịu những tổn thương nhất định (tự ti, stress, trầm cảm, tự sát…)

+ “nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều”

-Nhắm mắt tin theo những định kiến của người khác rất dễ khiến ta mất đi cách nhìn nhận của riêng mình, khó có thể đưa ra ý kiến đúng đắn, có thể làm nảy sinh các mâu thuẫn không đáng có với những người xung quanh.

-Bị định kiến của người khác chi phối ta sẽ không dám sống thật với bản thân mình.

Chú ý: học sinh cần có dẫn chứng kèm theo

Dự đoán lập luận của những người có định kiến (Ví dụ: tôi có quyền tự do suy luận và phát ngôn; đây là cách nhìn, cách nghĩ vốn có từ lâu đời của ông cha ta..). Từ đó, người viết có thể phản biện lại: Những cái nhìn, quan niệm đã lạc hậu thì phải từ bỏ để phù hợp với thời đại…

0.75
    d. Chính tả, dùng từ, đặt câu                        

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25
    đ. Sáng tạo cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ, sâu sắc.

0.5
  Câu 2 Cảm nhận về nhân vật Đề Hầu trong đoạn trích “Kẻ mưu ma, người chước quỷ” (Trích vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến – Lớp 14) 4,0
    a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

– Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học

 

0,25

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Nhận diện đúng yêu cầu của đề bài: Cảm nhận về nhân vật Đề Hầu trong đoạn trích.

0,5
    c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết I. MỞ BÀI:

– Giới thiệu chèo “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”, đoạn trích và nhân vật II. THÂN BÀI:

1. Khái quát

– Giới thiệu Tuồng và tuồng hài

– Giới thiệu tính huống Nghêu đến nhà Huyện Trìa để tố cáo với Bà Huyện

2. Chân dung nhân vật Đề Hầu

– Giới thiệu: Đề Hầu làm việc dưới trướng của Huyện Trìa và trong việc âm mưu bóc lột dân lành chúng rất tâm đầu ý hợp

– Háo sắc: Trong khi xử Kiện thấy Thị Hến là người phụ nữa trẻ, góa chồng, lại có nhan sắc nên cả Đề Hầu và Huyện Trìa đều muốn trêu hoa ghẹo nguyệt. Tâm tư của Đề Hầu trong đoạn trích thể hiện rất rõ điều đó: “Thương mụ Hến, mặt mày rất đẹp”.

– Lật mặt, lừa thầy, phản bạn: Vì Huyện Trìa cũng háo sắc và say mê Thị Hến và nguy cơ Đề Hầu sẽ không chiếm được người đẹp nên hắn lập mưu tố cáo Huyện Trìa với mục đích là Huyện Trìa phải từ bỏ Thị Hến.

 – Tâm trạng khi mưu kế thành công:  Khi thấy Bà Huyện tức giận đòi phá tan hoang kẻ phụ tình phụ ngãi để trừng trị quan huyện thì Đề Hầu biết mưu kế của y đã thành công nên hắn tự khen mưu kế của mình là thâm diệu. Tưởng tượng ra cảnh Huyện Trìa râu bị vặt trụi, chỉ có trơ trơ mà chịu trận đòn ghen của bà Huyện, tâm trạng  vui sướng tột đỉnh của hắn được thể hiện rõ qua câu “Ngã chí hoan! Ngã chí hoan”. 

3. Đánh giá chung

a. Nghệ thuật

–  Đoạn trích có không gian cụ thể: Ở nhà Huyện Trìa cho thấy nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội, môi trường của nhân vật là ở chốn quan trường. Không gian này thích hợp với việc thể hiện bản chất của bè lũ quan lại phong kiến

– Trích đoạn trong một vở tuồng đồ, có tình huống và hành động, ngôn ngữ gây cười có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu sắc.

 – Một số chỉ dẫn sân khấu thể hiện rõ đặc điểm kịch bản Tuồng.

– Ngôn ngữ giản dị, thông thường nhưng có kết hợp một số từ Hán Việt để phù hợp với khung cảnh chung

b. Nội dung

– Tác giả dân gian đã lột trần bộ mặt bọn quan lại phong kiến với bản chất xấu xa, nhơ bẩn, giả dối, với những dục vọng tầm thường. Tất cả góp phần khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

III. KẾT BÀI

– Khẳng định vấn đề

– Liên hệ

1,0

 

 

 

    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

 

 

1,5

    đ. Diễn đạt cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0.25
    e.Sáng tạo: cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo 10,0

cây tenere là một cây keo ; đọc hiểu cây tenere là một cây keo

 

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *