Đề: thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

THƯ CHO VƯƠNG THÔNG (1)

Thư bảo cho tổng binh ngươi biết. Cổ nhân có nói: “Giặc đến lúc cùng, chớ nên đuổi bức” (2). Nay ta định đem ba bốn mươi vạn quân vây bốn thành của ngươi, chỉ e chim cùng thì mổ, thú cùng thì vồ, cho nên ta không đem quân toàn thắng cùng quân tất tử để tranh thắng với bọn trẻ con vậy. Tuy nhiên, dù tiểu địch giữ vững, vẫn bị đại địch bắt được (3). Kể lấy sức nặng ngàn cân đè lên trứng chim, thì chưa hề có trứng nào không vỡ nát. Cái chuyện đánh thành hãy gác một bên. Hoặc giả buông lỏng cho bè lũ ngươi, không để ý đến, ta hãy cởi giáp nghỉ binh, vỗ nuôi sĩ tốt, vời đón hiền giả, thu dụng nhân tài, sửa sang khí giới, luyện tập binh tượng, dạy cho những phương pháp ngồi, dậy, tiến lui, lại lấy nhân nghĩa mà hun đúc, khiến ai ai cũng hết lòng thành, thân với kẻ trên, chết cho người trưởng, lấy đấy mà ứng phó với kẻ địch, kẻ nào theo ta sẽ sống, kẻ nào trái ta sẽ chết, phàm ta trông cậy là thế mà thôi.

Một ngày kia việc nước ngươi hơi thư, lòng tham lại mống, hoặc lại đem ba bốn vạn quân sang, thì ta đối phó thực ung dung lắm. Đến như bọn ngươi, không đánh mà bị bắt thì chẳng phải nói nữa! Trong hai chước đó, ý ta chưa quyết chước nào. Không biết các ông có cho việc ta không để ý đến là thượng sách chăng? Xin các ông lui mà chỉ giáo cho, thực là may lắm.

(Theo Nguyễn Trãi toàn tập, Phần Quân trung từ mệnh tập, NXB Khoa học xã hội; Hà Nội; 1976, tr.73)

Chú thích:

(1) Vương Thông:Vương Thông (?-1452), người Hồ Bắc, Trung Quốc. Từng làm tướng nhà Minh, là tổng binh quân Minh tại Đại Việt. 

(2) Sách Tôn Tử có câu “Cùng khấu vật truy” (giặc đã đến lúc cùng, thì chớ nên đuổi theo). Ý nói e chúng quay lại đánh liều.

(3) Câu này ở thiên “Mưu công” của Tôn Tử là: “Tiểu địch chi kiên, đại địch chi cầm”, ý nói kẻ yếu nhỏ không lượng sức mà địch với kẻ mạnh lớn, dù cố giữ vững thế nào, kết cục sau vẫn bị kẻ mạnh lớn đánh bắt được.

thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Câu 2: Thái độ của Nguyễn Trãi với quân Minh được thể hiện qua văn bản như thế nào?

Câu 3: Mục đích của Nguyễn Trãi khi viết văn bản trên là gì?

Câu 4: Văn bản trên thể hiện những nét đặc trưng về nghệ thuật của văn nghị luận Nguyễn Trãi như thế nào?

Câu 5: Theo anh/chị, văn bản trên có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật?

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.

Câu 2. (4,0 điểm)

Đọc văn bản:                                  

 ĐÁ TRỔ BÔNG

[…]Nắng hệt một chảo mật nấu sôi, và những con người bé nhỏ ngụp lặn trong ấy chín nhừ, mặt mày đỏ lựng. Thỉnh thoảng Khờ dừng lại để chờ tôi lúc này hồng hộc thở, bước từng bậc đá bằng đôi chân không biết của ai. Dù nó đã lên xuống núi mười bảy lần trong ngày, gánh nước uống cho chục ngoài hộ dân sống trên ấy. Hỏi Khờ sắp tới nơi chưa, nó kêu xíu nữa. Chữ “xíu” không làm tôi mừng, vì biết mình còn trèo nhiều dốc đá mới chạm chân đỉnh núi trọc bon không cây cối.

“Đám đá này mơi mốt trổ bông”, Khờ nói.

Năm Khờ chín tuổi, mẹ dắt nó lên ngọn núi Trời này, bảo ngồi đó đợi đá trổ bông mẹ lên đón. Rồi bà mẹ trẻ xuống núi, biệt dạng. Chị chủ quán nước ngay bên sườn núi vẫn còn nhớ gương mặt cô gái đó, “trẻ măng, đem con đi bỏ mà mặt tỉnh bơ, trửng giỡn với mấy thằng kiếm củi”. Chắc là sớm làm mẹ đơn thân, không mang vác nổi thằng nhỏ khờ căm đặt đâu ngồi đó. Chắc là ngủ quên trên cỏ rồi đẻ Khờ, như những bà mẹ Việt cổ xưa vẫn cấn bầu nhờ uống nước trong gáo dừa, ướm chân vào dấu chân lạ.

Thằng nhỏ từng có cái tên tử tế, nhưng người xóm núi quên mất rồi. Nói cho cùng, làm gì có tên nào hợp với nó, bằng tên Khờ. Trong thân xác thằng con trai sắp ba mươi, là một trí khôn của trẻ con năm bảy tuổi. Thời gian không làm mai một cái niềm tin rồi đá trổ bông, mẹ đón về.

 Sống nhờ chén cơm của cư dân triền núi, nhưng Khờ chưa bao giờ làm họ tiếc vì đã nuôi dưỡng mình. Nhờ chi thằng nhỏ cũng làm, và nặng nhọc cỡ nào cũng không than vãn. Mưa nó đi cọ rửa những bậc đá đóng rêu, che giúp mái nhà ai đó, cõng bà Chín Sầu Đâu đi hốt thuốc nam chữa đau khớp, đón thằng Đen kẹt ở trường trong giông gió. Hạn qua nó kiếm củi phơi khô chất đầy miễu hoang, cả xóm xài mút mùa không hết. Mùa khô nào họ cũng uống nước mưa một tay Khờ gánh, từ ngôi chùa gần chân núi Xanh.

Suốt ba chục năm, duy nhất một lần Khờ rời núi chừng tuần lễ. Nó bị sét đánh. Cái đầu trọc của núi mà nó đang chăn giữ, không hiểu sao hay bị sét xuống thăm, đến cây cối không mọc nổi. Bữa đó giông khô, Khờ lom khom gom mớ thuốc nam chùa gửi phơi, thì bị sét quật lăn ra, tóc cháy xém. Câu đầu tiên nó nói khi tỉnh dậy, “đá trổ bông chưa?”

Tới ông trời còn không bứng thằng Khờ ra khỏi mớ đá đó, người núi Xanh nói. Đúng lúc Khờ lại thêm một lượt gánh nữa ngang qua chỗ quán nước tôi ngồi cùng mấy bà trong xóm, nhe răng cười. […]

Hỏi mẹ Khờ có từng quay lại không, người núi Xanh nói biết đâu, giờ nhiều du khách lên đây, mặt mũi ai cũng dáo dác như ai, nhớ sao nổi người phụ nữ mấy chục năm về trước. Thằng nhỏ hay bị du khách ghẹo, họ xưng mẹ nè con, mau về với mẹ. “Mẹ tui nói chừng đá trổ bông mới lên đón, giờ có trổ xíu nào đâu”, Khờ nói. Chỉ một lời dối ầu ơ, nhưng với bộ não ngờ nghệch của Khờ, đã thành một thứ dây trói bền dai, buộc nó mãi trên đỉnh núi.

Mẹ Khờ có ở đây, chắc gì lay chuyển được nó, đá chưa nở bông nào.

Dân núi Xanh có lần hối tiếc, khi xúm nhau thuyết phục Khờ, rằng đám đá đó đâu thể trổ bông được, sét đánh quá chừng mà, nhìn thì biết, tới cỏ còn không mọc nổi. Khờ nói luôn, vậy mấy cục đá không bị trời đánh thể nào cũng có bông. Từ bữa đó nó leo trèo khắp núi. Lo bông đá đang trổ ở hang hốc nào đó, nơi nó chưa mò tới. Còn cả xóm thì phấp phỏng sợ nó trượt chân […] 

 (Trích Đá trổ bông in trong tập Hành lý hư vô; Nguyễn Ngọc Tư; Nhà xuất bản Trẻ; 2019)

Giới thiệu: Nguyễn Ngọc Tư là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Âm thầm đến với văn chương và bừng sáng khi được nhận giải Nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 của NXB Trẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành tâm điểm của sự hy vọng vào một nền văn trẻ đương đại. Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư luôn cuốn hút độc giả bằng lối kể chuyện đậm màu sắc phương Nam, giản dị, gần gũi, nơi người ta tìm thấy cái nhìn sâu sắc, bao dung hơn cho những phận người.

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm trên.

——-Hết ———

thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

Đáp án thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

Phần Câu

Nội dung

Điểm
I   ĐỌC HIỂU thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông 4,0
  1 Thể loại: Văn nghị luận

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được ½  đáp án : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
  2 Thái độ của Nguyễn Trãi với quân Minh được thể hiện qua văn bản:

-Khéo léo phân tích lẽ thiệt hơn cho quân giặc

– Kiên quyết khi chỉ ra kết cục thất bại của chúng khi xâm phạm đất nước ta.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được ½  đáp án : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
  3 Mục đích của Nguyễn Trãi khi viết văn bản trên: Nhằm mở đường cho kẻ thù đầu hàng, rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình độc lập cho dân tộc.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời được ½  đáp án : 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sơ sài : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
  4 Văn bản trên thể hiện rõ nhất những nét đặc trưng về nghệ thuật của văn nghị luận Nguyễn Trãi: Sự kết hợp tài tình giữa tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân với nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời được ½  đáp án : 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sơ sài : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
  5 Nét đặc sắc về nghệ thuật:

– Lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục.

– Cập nhật tình hình thời sự, chiến sự (khi giặc đang cố thủ ở thành Đông Quan, bị quân ta bao vây, sắp thất thủ),

– Sự kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng, cách lập luận và bố cục chặt chẽ; ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.

Hướng dẫn chấm: thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời được ½  đáp án : 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sơ sài : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
II   VIẾT thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông  
  1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. 2,0
    a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân -hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. 0,25
c. Triển khai phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Gợi ý:

   Hòa bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống

– Khi thế giới sống trong hòa bình thì sẽ ra sao?

+ Tinh thần yên ổn, sống thoải mái…

+ Mọi người an cư lạc nghiệp, đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt.

– Khi thế giới không có hòa bình thì sẽ như thế nào?

+ Tiếng bom đạn sẽ vang lên khắp mọi nơi khiến cho loài người sẽ đến bên bờ vực của sự chết chóc, mất mát và đau thương.

+ Con người sẽ không thể an cư lạc nghiệp, phát triển kinh tế xã hội. Từ đó dẫn đến đất nước sẽ không thể phát triển.

+ Những tệ nạn xã hội sẽ diễn ra khắp mọi nơi, nạn cướp bóc hoành hành.

…..

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận:

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ các đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng

0,5
e. Diễn đạt thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
f. Sáng tạo  thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0,25
  2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ)  phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Đá trổ bông của Nguyễn Ngọc Tư. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học.  0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giới thiệu những nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Đá trổ bông của Nguyễn Ngọc Tư. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luân:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn văn

– Nguyễn Ngọc Tư là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Âm thầm đến với văn chương và bừng sáng khi được nhận giải Nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 của NXB Trẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành tâm điểm của sự hy vọng vào một nền văn trẻ đương đại. Chị đã tiếp tục có những cú nhảy ngoạn mục trên chặng đường văn cùng những tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao với lối kể chuyện đậm màu sắc phương Nam, giản dị, gần gũi, nơi người ta tìm thấy cái nhìn sâu sắc, bao dung hơn cho những phận người.

 – Truyện ngắn Đá trổ bông trích trong tập truyện Hành lý hư vô là một câu chuyện ngắn gọn, dung dị nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện thật sự hấp dẫn bởi chủ đề tư tưởng và nhân vật chàng Khờ.

*Đặc sắc về chủ đề:

Truyện ngắn Đá trổ bông tập trung vào câu chuyện cuộc đời, số phận của chàng trai tên Khờ bị mẹ bỏ rơi ở nơi xóm núi. Khờ lớn lên trong sự cưu mang, đùm bọc của người dân nơi đây và luôn tin rằng khi nào đá trổ bông thì mẹ sẽ về đón mình. Trong cuộc sống dù Khờ ngờ nghệch nhưng cậu luôn biết ơn với những người dân đã từng cứu giúp mình bằng rất nhiều việc làm có ý nghĩa.

Từ nội dung câu chuyện, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư muốn chuyển tải đến người đọc chủ đề: Khao khát tình thân và bài học về lòng biết ơn với những người đã trợ giúp mình trong cuộc sống.

*Đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Phân tích nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

+Nhân vật chính: Chàng Khờ (Cuộc đời: bất hạnh, đáng thương; Tính cách: ngờ nghệch, ngốc nghếch; Vẻ đẹp tâm hồn: tốt bụng, nhiệt tình..)

– Khờ trong mối quan hệ với người mẹ: là đứa con ngây ngô, tin vào lời nói dối của mẹ, chưa khi nào Khờ oán trách mẹ.

– Với những người dân vùng xóm núi: Khờ luôn quan tâm, nhiệt tình làm mọi việc giúp họ

– Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện

+ Nhân vật chàng Khờ trong câu chuyện đã ngời sáng lên niềm khát khao tình thân: Khờ luôn khao khát đá trổ bông để hi vọng mẹ sẽ trở về, để được một lần sống trong tình yêu thương của mẹ. Dù Khờ ngốc nghếch không biết việc đá sẽ không thể trổ bông nhưng chỉ cần nghĩ đến việc đó trong Khờ vẫn tràn đầy niềm hi vọng. Có thể nhận thấy rằng đó chính là động lực là niềm tin để Khờ hi vọng, chờ đợi. Khát khao tình mẹ sẽ giúp Khờ có thể sống tốt, sống mạnh mẽ hơn.

+ Cách ứng xử của Khờ với những người dân đã từng cưu mang, yêu thương mình đã thể hiện được chủ đề của truyện: Hãy luôn biết ơn, tri ân với những người đã trợ giúp cho mình trong cuộc sống khó khăn.

– Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật

– Đánh giá chủ đề:

+ Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng mang lại dư vị ngọt ngào về sức mạnh của niềm tin và cách ứng xử của Khờ – chàng trai ngốc nghếch, bất hạnh.

+ Truyện ngắn gieo vào lòng người đọc bài học về việc trân quý những gì đang có trong hiện tại để biết sống, biết yêu, biết hướng đến những điều tốt đẹp.

1,0
    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
e. Diễn đạt  thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
f. Sáng tạo  thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm  thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông 10,0

thư cho vương thông ; đọc hiểu thư cho vương thông

 

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *