Đề: lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Đọc đoạn trích sau: lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Giới thiệu: Lưu Bình Dương Lễ là vở chèo nổi tiếng có nội dung như sau: Dương Lễ và Lưu Bình là hai người bạn thân từ thuở thiếu thời. Hai người cùng dùi mài kinh sử và cùng đi thi, nhưng chỉ Dương Lễ đỗ đạt. Lưu Bình sinh ra buồn chán. Dương Lễ muốn giúp bạn thi lại, nên đã dùng kế khích tướng, ngoài mặt tỏ ra khinh bỉ Lưu Bình, nhưng bên trong bí mật sai vợ của mình là Châu Long đi theo giúp Lưu Bình để chàng có thời gian và tiền bạc để ôn thi. Năm đó Lưu Bình đỗ làm quan. Dương Lễ cho mời Lưu Bình đến chơi. Trong buổi gặp mặt này, Lưu Bình mới biết Châu Long là vợ của Dương Lễ. Lưu Bình vô cùng cảm động và kính phục trước tấm lòng của hai người dành cho mình.

(Cảnh tại tư dinh của Dương Lễ)

Dương Lễ chia tay, nhắn nhủ người vợ là Châu Long trước khi nàng đi làm một nhiệm vụ cao cả là nuôi bạn mình ăn học)

DƯƠNG LỄ (nói thơ):

Châu Long nàng ơi !

Tạm biệt nàng ta có vật này trao tặng

Đây là tấm gương tư mã của Từ Thân,

Để ngày ngày nàng vấn tóc soi gương

Tưởng như ta vẫn soi chung với nàng

CHÂU LONG:  Thiếp xin giữ lòng thiếp, như tấm gương này sáng mãi không mờ chút bụi.

DƯƠNG LỄ: Em ơi! Chấp kinh em phải biết tòng  quyền

CHÂU LONG: 

Chàng ơi! Em bước chân đi nguyện có Hoàng Thiên

Quyết em chẳng dám thay lòng đổi dạ

Tưởng những lúc mặn nồng hương lửa

Má kề gối tựa nay phút bỗng phải biệt li

DƯƠNG LỄ:

Anh nay thương bạn sẻ chia no đói

Em bước chân đi

Chớ ngại cát lầm

Đừng than khóc ruột tằm anh nay thêm rối

Sầu tình ngán nỗi chia đôi lối đành lòng sao

Chẳng đoái đến bạn hiền

CHÂU LONG:

Em chẳng dám quên

Những phiền đôi lứa tưởng những lúc

Chiều đông tựa cửa ngao ngán thay

Cảnh vợ xa chồng

Hết hạ sang Đông

Lẻ loi cô phòng

Tuổi xuân mòn mỏi

Rày ngóng mai trông

Trăm năm chút nghĩa đèo bòng

Xa xôi ai có thấu lòng chăng ai.

DƯƠNG LỄ:

Chia tay đôi ngả xa nhau đôi nơi

Xa tiếng xa người

Lệ sầu đầy vơi

Dứt áo ly biệt, anh đây chúc nàng hòa vui

Kể sao xiết nỗi ngậm ngùi

Khuyên nàng ghi nhớ lấy lời chấp kinh

CHÂU LONG:

Dặm trường thân gái một mình

Mối sầu sẻ nửa, gánh tình chia hai

DƯƠNG LỄ:

Ngõ trúc quanh hình bóng ai đã khuất

Luống bâng khuâng như mất lạng vàng

(Trích vở chèo Lưu Bình Dương Lễ, Hà Văn Cầu sưu tầm và chú thích, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1976, Tr. 107)

lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Thực hiện các yêu cầu: lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

Câu 2. Đề tài chính mà đoạn trích trên đề cập đến là gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của Dương Lễ đối với Châu Long: Kể sao xiết nỗi ngậm ngùi/ Khuyên nàng ghi nhớ lấy lời chấp kinh ?

Câu 4. Qua việc Dương Lễ để vợ mình là Châu Long đi nuôi bạn ăn học, anh/chị có nhận xét gì về con người của Dương Lễ?

Câu 5. Anh/chị có đồng tình với hành động của Dương Lễ khi để vợ mình là Châu Long đi nuôi bạn ăn học không? Vì sao?

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Câu 1. (2,0 điểm) lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận nét đặc sắc nghệ thuật của trích đoạn chèo Lưu Bình Dương Lễ ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về sự cần thiết phải có khả năng thích nghi trước sự thay đổi của hoàn cảnh.

————————————————-

lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Đáp án lư u bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Phần Câu Nội dung lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ Điểm
I   ĐỌC HIỂU lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ 4,0
  1 Nhân vật chính trong đoạn trích là Dương Lễ và Châu Long

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được ½  đáp án : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
  2 Đề tài chính được đề cập trong đoạn trích: đạo đức, tình yêu

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
  3 Câu nói của Dương Lễ đối với Châu Long: Kể sao xiết nỗi ngậm ngùi/ Khuyên nàng ghi nhớ lấy lời chấp kinh có thể hiểu: Dương Lễ muốn nhắn nhủ Châu Long hãy luôn giữ trọn tấm lòng chung thủy, giữ trọn đạo vợ chồng, không thay lòng đổi dạ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời được ½  đáp án : 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sơ sài : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
  4 Qua việc Dương Lễ để vợ mình là Châu Long đi nuôi bạn ăn học, ta thấy Dương Lễ là một con người cao thượng, rất quý trọng và yêu thương bạn của mình; đồng thời cũng là con người thấu hiểu, có niềm tin vào vợ của mình là Châu Long.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời được ½  đáp án : 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sơ sài : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
  5 – Hs nêu quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình.

– Hs lí giải hợp lí, thuyết phục bảo vệ ý kiến của bản thân.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh nêu được quan điểm của bản thân: 0,25 điểm

– Lí giải hợp lý, thuyết phục bảo vệ ý kiến của bản thân: 0,75 điểm

– Học sinh trả lời phần lý giải còn chung chung: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sơ sài : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
II   VIẾT lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ  
  1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận nét đặc sắc nghệ thuật của trích đoạn chèo Lưu Bình Dương Lễ ở phần Đọc hiểu. 2,0
    a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nập, tổng-phân -hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nét đặc sắc nghệ thuật của trích đoạn chèo Lưu Bình Dương Lễ 0,25
c. Triển khai phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Gợi ý:

– Xây dựng tình huống: Tình huống chính của đoạn trích là cảnh chia tay giữa Dương Lễ và Châu Long. Tình huống này đã giúp thể hiện được tình cảm gắn bó mặn nồng của đôi vợ chồng trẻ đồng thời thể hiện phẩm chất cao đẹp của nhân vật.

– Xây dựng nhân vật:  Các nhân vật trong đoạn trích mang đặc trưng của nhân vật chèo, có tính cách nhất quán, không thay đổi: 

+ Dương Lễ là một con người cao thượng, sống có tình nghĩa với bạn bè. Dương Lễ cũng là một người chồng hết lòng yêu thương vợ, điều này được thể hiện ở sự quyến luyến của chàng trong cuộc chia tay với Châu Long.

+ Châu Long là một người phụ nữ yêu thương chồng hết mực: Vì chồng, nàng không quản ngại khó khăn, sẵn sàng nhận trách nhiệm đi nuôi bạn chồng ăn học.

– Lời thoại: Lời thoại của đoạn trích mang đặc trưng của lời thoại chèo, có kết hợp giữa nói và hát, lời thoại có vần điệu như thơ. Lời thoại trong đoạn trích đã góp phần bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật, giúp chúng ta hiểu được tình cảm vợ chồng sâu nặng, cũng như nhân cách cao đẹp của đôi vợ chồng Lưu Bình và Dương Lễ.

…..

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận:

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ các đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng

0,5
e. Diễn đạt lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
f. Sáng tạo  lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0,25
  2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về sự cần thiết phải có khả năng thích nghi trước sự thay đổi của hoàn cảnh. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải có khả năng thích nghi trước hoàn cảnh. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luân:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận

– Giải thích vấn đề nghị luận: Thích nghi là quen dần, phù hợp với điều kiện mới nhờ sự biến đổi, điều chỉnh nhất định.

– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Khả năng thích nghi giúp con người bắt kịp với những đổi thay nhanh chóng của thời đại, không trở nên lạc hậu, nhất là trong thời đại ngày nay.

+ Khả năng thích nghi giúp chúng ta trở nên chủ động điều chỉnh bản thân, làm chủ cuộc sống, không bị lệ thuộc vào người khác.

+ Thích nghi giúp con người không sợ hãi trước khó khăn thử thách, luôn thích ứng xử lý tốt trước mọi tình huống

 + Người thích nghi là người luôn sẵn sàng học hỏi cái mới, biết nắm bắt những cơ hội để phát triển bản thân.

…..

– Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

* Khẳng định lại quan điểm đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

1,0
    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
e. Diễn đạt  lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
f. Sáng tạo  lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm  lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ 10,0

lưu bình dương lễ ; đọc hiểu lưu bình dương lễ

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *