lediem.net giới thiệu đến các bạn đọc tham khảo đề Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu. Trong bài viết, lediem.net liệt kê những câu hỏi, có thể gặp trong đoạn trích và cách để trả lời. Mời các bạn tham khảo!

Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở tỉnh Thừa Thiên Huế, là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Trong các sáng tác, ông sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc, về hình thức đậm đà tính dân tộc. Ông là nhà thơ trữ tình chính trị nổi tiếng của văn học Việt nam. Được mệnh danh là con chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Bài thơ “Cuba” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1964, nhân dịp ông có chuyến đi công tác qua đất nước này. Bài thơ Cuba được in trong tập Ra trận. Qua bài thơ Cuba, tác giả đã vẽ lên một bức tranh sinh động về vẻ đẹp thiên nhiên và con người của đất nước Cuba

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Anh viết cho em, tự đảo này
Cu-ba, hòn đảo Lửa, đảo Say
Ở đây say thật, say trời đất
Sóng biển say cùng rượu mật, say…

Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mây
Anh đến Cu-ba một sáng ngày
Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đào tươi một dải lụa đào bay.

Em ạ Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương

Anh mải mê nhìn, anh mải nghe
Múa reo theo gió những thân kè
Tóc xanh xoã bóng, hàng chân trắng
Có phải tiên nga dự hội hè?…

(Tố Hữu, Ra trận, NXB Văn học, 1972)

Thực hiện các yêu cầu: Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu
Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 4. Chỉ ra những tính từ, miêu tả vẻ đẹp của đất nước Cuba ở khổ thơ thứ 2.

Câu 5. Theo tác giả, những hình ảnh nào thể hiện vẻ đẹp của đất nước Cu-ba?  

Câu 6. Nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 7. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích.  

Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ sau:

“Em ạ Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương”

Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ Tố Hữu dành cho đất nước Cuba được thể hiện qua đoạn thơ.

Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu
Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Hướng dẫn làm bài: Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Câu 1. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Xác định thể thơ của văn bản.

Gợi ý trả lời

Thể thơ của văn bản: thơ bảy chữ.

Câu 2. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Gợi ý trả lời

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 3. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Gợi ý trả lời

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 4. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Chỉ ra những tính từ, miêu tả vẻ đẹp của đất nước Cuba ở khổ thơ thứ 2.

Gợi ý trả lời: 

Những tính từ, miêu tả vẻ đẹp của đất nước Cuba ở khổ thơ thứ 2 là:

– Nắng rực

– Trời

– Biển ngọc

– Đào tươi

Câu 5. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Theo tác giả, những hình ảnh nào thể hiện vẻ đẹp của đất nước Cu-ba?  

Gợi ý trả lời: 

Những hình ảnh nào thể hiện vẻ đẹp của đất nước Cu-ba:

– Nắng rực

– Trời

– Biển ngọc

– Đảo tươi

– Đảo Say

– Đảo Lửa

– mía xanh đồng bãi

– biếc đồi nương

– cam ngon xoài ngọt

– vàng nông trại

– ong lạc đường hoa

– rộn bốn phương

– tóc xanh xõa bóng

– hàng chân trắng

– tiên nga dự hội hè?

Câu 6. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Nêu nội dung của đoạn trích trên.

Gợi ý trả lời: 

Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên và con người của Đất Nước Cu Ba. Thiên nhiên là Đảo Lửa, Đảo Say, trời tơ, biển ngọc, đào tươi đến đồng bãi, nông trại và nơi nơi đều rộn ràng. Con người thì đẹp như tiên nga. Qua đó thể hiện sự ngạc nhiên, say mê và ca ngợi của tác giả đối với đất nước Cu Ba.

Câu 7. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích.  

Gợi ý trả lời:  Các bạn có thể trả lời, một trong các biện pháp tu từ sau

 * Liệt kê: Nắng rực trời tơ, biển ngọc, đảo tươi, mía xanh đồng bãi, xoài ngọt nông trại, ong lạc đường hoa, rộn bốn phương.

Tác dụng:

  • Nhấn mạnh: Vẻ đẹp của đất nước Cu-ba sinh động, rộn ràng, tươi vui, bình yên ở khắp mọi nơi từ đồng bãi, đồi nương, nông trại, đến nơi nơi.
  • Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động hấp dẫn, giàu tính tạo hình, gợi cảm.
  • Qua đó thể hiện sự ngạc nhiên và ca ngợi của tác giả Tố Hữu đối với vẻ đẹp của đất nước Cu-ba.

* Nhân hóa  – hình ảnh “ong lạc đường hoa

Tác dụng:

  • Nhấn mạnh: Qua hình ảnh ong cũng phải lạc đường hoa, nhấn mạnh vẻ đẹp của đất nước Cu-ba sinh động, rộn ràng, tươi vui, bình yên ở khắp mọi nơi từ đồng bãi, đồi nương, nông trại, đến nơi nơi.
  • Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động hấp dẫn, giàu tính tạo hình, gợi cảm.
  • Qua đó thể hiện sự ngạc nhiên và ca ngợi của tác giả Tố Hữu đối với vẻ đẹp của đất nước Cu-ba.

* Câu hỏi tu từ: “Có phải tiên nga dự hội hè?…”

Tác dụng:

  • Nhấn mạnh: Thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của Tố Hữu khi nhìn thấy vẻ đẹp của những cô gái (con người) của đất nước Cu-ba trong điệu múa.
  • Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động hấp dẫn, giàu tính tạo hình, gợi cảm.
  • Qua đó thể hiện sự ngạc nhiên và ca ngợi của tác giả Tố Hữu đối với vẻ đẹp của đất nước Cu-ba.

Câu 8. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ sau:

“Em ạ Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương”

Gợi ý trả lời

Biện pháp tu từ:

Nhân hóa  – hình ảnh “ong lạc đường hoa”

Tác dụng:

  • Nhấn mạnh: Qua hình ảnh ong cũng phải lạc đường hoa, nhấn mạnh vẻ đẹp của đất nước Cu-ba sinh động, rộn ràng, tươi vui, bình yên ở khắp mọi nơi từ đồng bãi, đồi nương, nông trại, đến nơi nơi.
  • Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động hấp dẫn, giàu tính tạo hình, gợi cảm.
  • Qua đó thể hiện sự ngạc nhiên và ca ngợi của tác giả Tố Hữu đối với vẻ đẹp của đất nước Cu-ba.

Câu 9. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu

Nhận xét về tình cảm của nhà thơ Tố Hữu dành cho đất nước Cuba được thể hiện qua đoạn thơ.

Gợi ý trả lời

– Qua vẻ đẹp tươi vui, rộn ràng, bình yên, xinh đẹp của đất nước và con người của Cu-ba, thể hiện tình cảm yêu mến và ca ngợi của Tố Hữu đối với đất nước Cu-ba.

– Đó là một tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng, giúp cho tình đoàn kết của hai quốc gia, hai dân tộc trở nên bền chặt, khắng khít hơn.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

 lediem.net

 

Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra) 

  1. Đọc hiểu văn bản “Ta đi tới” Tố Hữu
  2. Đọc hiểu văn bản “Em kể chuyện này” Trần Đăng Khoa
  3. Đọc hiểu văn bản “Cây bão táp Đảo Nam Yết” Trần Đăng Khoa
  4. Đọc hiểu văn bản “Hoài Thanh toàn tập” 
  5. Đọc hiểu văn bản “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” Lưu Quang Vũ
  6. Đọc hiểu văn bản “Khi người ta còn trẻ” Lan Tử Viên
  7. Đọc hiểu văn bản “Sự lựa chọn của bạn” Steve Goodier
  8. Đọc hiểu văn bản “Thế giới của người lớn bạn cần biết 4 sự thật” 
  9. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu –  Ngữ Văn 11, 12
  10. Đọc hiểu văn bản Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến Ngữ Văn 11,12

 

Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra)  Ngữ Văn 10

  1. Đọc hiểu Đi trong hương tràm Hoài vũ – Ngữ Văn 10 chân trời sáng tạo

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *