Đề: nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Đọc văn bản sau: nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

NHÀ CỔ TRĂM CỘT QUÝ HIẾM Ở LONG AN

Miền đất Long An không chỉ nổi tiếng về những địa điểm du lịch sông nước, nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử lâu đời. Đó là ngôi nhà 100 cột có tuổi đời hơn 100 năm, khắc họa những tinh hoa trong kỹ thuật chạm trổ, hài hòa trong thiết kế, được xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.

nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Toàn cảnh Nhà Trăm Cột (sggp.org.vn)

Chủ nhân của ngôi nhà là ông Trần Văn Hoa, lúc ấy là Hương sư làng Long Hựu, Tổng lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Đến nay ngôi nhà đã trải qua 6 đời, hiện chủ nhân ngôi nhà này là bà Trần Thị Ngỏ, 70 tuổi, cháu dâu của ông Hoa. 

Bà Ngỏ chia sẻ, ngôi nhà có chiều ngang 21m, dài 42m, được ông cố của bà xây dựng từ 1898, hoàn thành 1903. Sau 2 năm xây dựng xong ngôi nhà, ông đã mời 15 nghệ nhân người Huế chạm trổ trong 3 năm. Chính diện của ngôi nhà quay về hướng Tây Bắc. Mái lợp ngói âm dương. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà rường Huế, ba gian hai chái đôi, gồm chái thượng và chái hạ. Sau khi chạm trổ bên dưới xong, các nghệ nhân mắc võng lên cao để chạm khắc trên trần nhà.

“Gian bàn thờ giữa là ông cố của tôi, ông Trần Văn Hoa, người xây dựng ngôi nhà, bên trái là ông nội, bên phải là cha của tôi”- bà Ngỏ cho biết thêm.

Gọi là nhà 100 cột, nhưng số lượng thực tế là 120 cây cột, trong đó có 68 cột tròn, 52 cột vuông. Ngôi nhà sử dụng nhiều loại gỗ như gõ đỏ, cẩm bông, mun, teak (là loại gỗ giá tỵ dùng làm báng súng, do gỗ cứng, không biến dạng, thích hợp làm những chi tiết tỉ mỉ). Trước gian bàn thờ giữa có hai cây cột lớn,  trên 2 cây cột có 2 câu đối được sơn son thiếp vàng.

Câu bên phải: “Thiên địa náo trường xuân mậu trúc mai thanh khai hảo cảnh”, dịch nghĩa: “Trong sự xoay vần của đất trời, vào mùa xuân cành trúc đâm chồi cũng tạo nên vẻ đẹp thanh khiết”. Câu bên trái: “Hướng sơn y thắng cuộc vận phi điểu cách tráng kỳ quan”, dịch nghĩa: “Nhìn về hướng núi, những thắng cảnh và những cánh chim bay cũng tạo nên một kỳ quan”.

Phía trước hai câu đối có bốn chữ: “Sơn trang cổ tận”, dịch nghĩa: “Núi cao không dứt”, thể hiện cho ý chí của con người luôn hướng đến những điều cao thượng hơn. Từ ngoài cửa bước vào sẽ thấy ngay ba chữ được khảm ốc xà cừ: “Thiện tối lạc”, dịch nghĩa: “Làm việc thiện sẽ rất vui”.

Nói về cách bảo quản nhiều loại gỗ và những chi tiết được chạm trổ công phu, bà Ngỏ cho biết để bảo quản ngôi nhà có tuổi thọ đã 120 năm, bà đã dùng thuốc chống mối mọt để xua đuổi, thêm nữa là lau chùi quét dọn sạch sẽ. Ở những chi tiết nhỏ, bà dùng cây cọ nhỏ để quét.

nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Phía trước Nhà Trăm Cột (sggp.org.vn)

Theo các tài liệu nghiên cứu, nhà 100 cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về tổng quan mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam bộ thời Pháp thuộc, nên có nhiều nét thay đổi trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng.

Qua hơn 100 năm tồn tại, phần nội thất bên trong của ngôi nhà vẫn còn chắc chắn, tuy nhiên những hạng mục khác như gạch ngói và những phần chịu nhiều nắng mưa bên ngoài đã có phần xuống cấp. Sau khi tham quan tìm hiểu và lắng nghe những chia sẻ của bà Trần Thị Ngỏ về những nét đặc sắc trong kiến trúc của ngôi nhà, rõ ràng đây là một công trình có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Trung và Nam Bộ, cùng nội dung sâu sắc ẩn chứa bên trong những đường nét chạm trổ tinh xảo và độc đáo. Đây sẽ là một địa điểm không thể bỏ lỡ đối với những ai có cơ hội đặt chân đến mảnh đất Cần Đước, Long An.

 (Quang Khoa, Theo https://www.sggp.org.vn, xuất bản 06/02/2019)

Thực hiện các yêu cầu sau: nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Câu 1.Xác định thể loại của văn bản trên?

Câu 2. Chỉ ra phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 3.Nhận xét về nhan đề của văn bản.

Câu 4.Khi giới thiệu về đối tượng, tác giả đã bộc lộ thái độ gì?

Câu 5.Từ những thông tin gợi ra trong văn bản, anh/chị có suy nghĩ gì về việc gìn giữ, bảo vệ các di tích lịch sử – văn hoá? (Diễn đạt bằng đoạn văn ngắn 7-10 dòng).

PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm) nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Câu 1 (2,0 điểm) nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị vềvai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm) nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

THẦN THOẠI MÁN

Thuở hỗn mang chưa có gì được tạo lập ch mới có hai đấng cùng thành hình một lượt là Nhiêu Vương (tức Ngọc Hoàng) và Bàn Cồ. Nhiêu Vương có ba trăm sáu con mắt, Bàn Cồ có ba trăm sáu thân hình.

Con mắt bên trái của Nhiêu Vương sinh ra mặt trời (dương), con mắt bên phải sinh ra mặt trăng (âm), đầu làm thành trời, chân làm thành đất. Còn loài người thì do tâm của Bàn Cồ mà sinh ra, trong đó có Bàn Vũ. Bàn Vũ đã giúp vua Trung Hoa dẹp giặc bằng cách hóa thành một con chó đi vào thành giặc, thừa lúc vua giặc đang say rượu, nằm ngủ, nhảy lại cắn chết, rồi chặt đầu mang về. Bàn Vũ được vua Trung Hoa trọng thưởng, cắt đất và gả công chúa thứ ba cho như đã hứa. Bàn Vũ và công chúa sinh ra được sáu trai và sáu gái thành tổ tiên người Mán. Hai vợ chồng Bàn Vũ về ở núi Cối-kê cai quản giang sơn, núi rừng của nhà vua đã cắt cho. Đến ngày nay người Mán vẫn nhớ mình là con cháu của Cẩu Long (chó rồng), kiêng ăn thịt vật tổ, quần áo phụ nữ thêu dệt các hình ảnh nhắc nhở đến vật tổ, và trong vài bộ lạc Mán, đàn ông còn giữ tục lệ mang tóc kết như đuôi chó để nhớ đến nguồn gốc của bộ tộc.

(Thần thoại Việt Nam – Trung Hoa, Doãn Quốc Sỹ sưu tập và dịch thuật, NXB Sáng tạo, 1970)

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản trên.

Đáp án: nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Phần Câu

Nội dung

Điểm
I   ĐỌC HIỂU nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an 4,0
  1 Thể loại của văn bản: Văn bản thông tin.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
  2 Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: hai hình ảnh có chú thích (toàn cảnh và phía trước Nhà Trăm Cột)

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
  3 Nhan đề của văn bản đã khái quát được giá trị của đối tượng được hướng đến, đồng thời tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với người đọc.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án, có thể diễn đạt tương tự đáp án: 1,0 điểm.

Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
  4 Khi giới thiệu về Nhà Trăm Cột, tác giả đã bộc lộ thái độ ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào về một công trình kiến trúc có giá trị lịch sử – văn hoá của Long An nói riêng và của đất nước nói chung.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án, có thể diễn đạt tương tự đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời chưa chính xác: 0 điểm.

1,0
  5 Học sinh trả lời theo suy nghĩ riêng của bản thân, đảm bảo hợp lí, thuyết phục, đúng hình thức đoạn văn.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời thuyết phục: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời chưa hoàn toàn thuyết phục: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời không hợp lí: 0 điểm

1,0
II   VIẾT nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an  
  1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị vềvai trò của tình yêu thương trong cuộc sống. 2,0
    a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nập, tổng-phân -hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống. 0,25
c. Triển khai phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Gợi ý:

– Vai trò của tình yêu thương:

*Giải thích: Tình yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người; là luôn yêu thương, chia sẻ, sẵn sàng tha thứ cho người khác.

*Bàn bạc:

   +Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết sống có ý nghĩa.

   +Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người.

   +Là động lực, ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách.

   +Được mọi người yêu mến, quý trọng, thành công trong cuộc sống.

   +Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tiến bộ.

* Lấy dẫn chứng chứng minh.

* Phản đề: Phê phán những biểu hiện sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.

* Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ các đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng

0,5
e. Diễn đạt nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
f. Sáng tạo  nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0,25
  2 Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản trên. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản trên. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

– Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ và nội dung bao quát của tác phẩm “Thần thoại Mán”.

– Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về nội dung, thông qua câu chuyện tác giả dân gian lí giải về sự hình thành của thế giới (mặt trăng, mặt trời)… đặc biệt là nguồn gốc ra đời của loài người, của người Mán. Đồng thời, tác phẩm cũng ca ngợi sức mạnh phi thường và công lao to lớn của Bàn Vũ đối với dân tộc Mán.

+ Về nghệ thuật, tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của thần thoại: sự phong phú của trí tưởng tượng; cốt truyện đơn giản; cách xây dựng hình tượng nhân vật theo bút pháp cường điệu, phóng đại; không gian và thời gian mang tính ước lệ, phiếm chỉ, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo…

– Nêu được bài học/thông điệp có ý nghĩa với bản thân rút ra từ câu chuyện (có thể đưa ra quan điểm như sau): văn bản đặt ra vấn đề thái độ và cách ứng xử của mỗi người về nguồn gốc ra đời của dân tộc mình, “uống nước nhớ nguồn”

1,0
    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng

Lưu ý:Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
e. Diễn đạt  nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
f. Sáng tạo  nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an 10,0

nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an ; đọc hiểu nhà cổ trăm cột quý hiếm ở long an

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *