Đất rừng phương Nam – Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10

lediem.net giới thiệu đến các bạn bài soạn Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo, những gợi ý và hướng dẫn trả lời câu hỏi trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc bài Đất rừng phương Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi. Ra đời năm 1957, cuốn tiểu thuyết miêu tả hành trình lưu lạc tìm người cha của cậu bé An dọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào những năm chống Pháp. Trong suốt cuộc phiêu lưu đó, An đã đón nhận tình thương chân chất và hào sảng của những người dân Nam Bộ, đồng thời cậu cũng học được nhiều bài học từ thiên nhiên trù phú.

Được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về thiếu nhi hay nhất nước ta, Đất rừng phương Nam còn đem lại cho đọc giả những hiểu biết về văn hóa và con người Nam Bộ. Tác phẩm gồm 20 chương.

Phần văn bản trong Sách giáo khoa được trích từ chương 9 (Đi lấy mật) trong tác phẩm.

Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo
Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Đoàn Giỏi

Trước khi đọc: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo

  1. Câu hỏi: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Bạn từng hình dung thế nào về thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về điều đó.

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Em hình dung về thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ sẽ rất hoang sơ, khó khăn về vật chất, nhưng chắc chắn sẽ đẹp và trù phú.

  1. Câu hỏi: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Dựa vào nhan đề Đất rừng phương Nam, suy đoán xem phần văn bản dưới đây sẽ kể với bạn những chuyện gì?

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Dựa vào nhan đề Đất rừng phương Nam, em suy đoán phần văn bản dưới đây sẽ kể về thiên nhiên và con người Nam Bộ.

Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo
Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo

Đọc văn bản: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Câu 1 theo dõi: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Bạn hiểu thế nào là “ăn ong”?

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

“Ăn ong” là đi lấy mật ong.

Câu 2 theo dõi: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Chú ý lời thoại và tính cách của hai nhân vật An và Cò.

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Qua lời thoại của hai nhân vật An và Cò, có thể thấy:

– An: Tinh tế, ham học hỏi.

– Cò: Tốt bụng, thẳng tính, là người bản địa, quen với mọi thứ nơi đây.

Câu 3 suy luận: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của ai?

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của má nuôi An.

Câu 4 suy luận: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Vì sao tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”?

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”, bởi vì:

– Tía nuôi muốn các con ứng xử tốt với tự nhiên.

– Tránh gây nguy hiểm cho An.

Câu 5 suy luận: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau này có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau có tác dụng cho thấy không có nơi nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như rừng U Minh.

Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo
Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc: Đọc Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Câu 1: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên.

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Tóm tắt câu chuyện:

Vào một buổi sáng, tía nuôi dẫn Cò và An đi vào rừng lấy mật. An Vô cùng háo hức vì đây là lần đầu tiên được trải nghiệm, tận mắt chứng kiến cảnh “ăn ong” mà má kể. Trong rừng, An say sưa nhìn ngắm, khám phá khu rừng. An đã được Cò chỉ nhiều kinh nghiệm đi rừng. An được quan sát cách lấy mật của tía nuôi thông qua câu chuyện gác kè ong mà má nuôi đã kể trước đó. Sau đó, Cò bị ong đốt và đã nhanh chóng được tía nuôi bôi một chút vôi. Tía nuôi chỉ đuổi ong bằng khói thuốc bắc chứ không giết đàn ong, không làm tổn hại đến đàn ong. Ngày hôm ấy, sau khi đã lấy đầy gai gùi mật ong, ba cha con ra về.

Câu 2: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Quanh câu chuyện “đi lấy mật”, cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai quan trọng nhất, vì sao?

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

– Quanh câu chuyện “đi lấy mật”, cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật: An, Cò, tía nuôi, …

– Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, đã làm nổi bật sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên Nam Bộ. Qua đó, thể hiện sự hài hòa, gắn bó, quan hệ cộng sinh giữa con người và thiên nhiên. Nhiều điểm nhìn có tác dụng giúp người đọc có thể quan sát cuộc sống và thiên nhiên từ nhiều vị trí khác nhau, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn.

Ví dụ như:

+ Đứng từ góc nhìn của Cò: Cò là một cậu bé rất rành chuyện đi rừng, có hiểu biết về rừng và tự hào vì mình thân thuộc với rừng.

+ Đứng từ góc nhìn của tía nuôi: ta thấy được sự chuyên nghiệp trong công công việc đi rừng lấy ong mật. Thân thiện với tự nhiên, biết hòa hợp với thiên nhiên để sinh tồn, và biết bảo vệ thiên nhiên.

– Theo em, điểm nhìn của nhân vật An là quan trọng nhất. Vì An là người kể chuyện, điểm nhìn của An xuyên suốt tác phẩm. Từ điểm nhìn của An, chúng ta thấy được cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, thấy được những hình ảnh và hành động trong cuộc sống mưu sinh của con người Nam Bộ.

Theo em, việc chọn điểm nhìn từ một đứa trẻ như An, lần đầu tiên trải nghiệm và thấy việc lấy mật ong với một tâm trạng tò mò, háo hức đã giúp cho câu chuyện trở nên sinh động hơn, trong trẻo và thú vị hơn.

Câu 3: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Lời đối thoại Các đoạn đối thoại Tác dụng
An – Cò – Đố mày biết con ong mật là con nào?

– Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.

Thằng Cò nghe tôi chịu thua, nó bèn vênh mặt lên cười, quay sang tôi:

– Bây giờ mày cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh chàm cao kia! Ờ! Đúng rồi. Nhìn một chỗ trống ấy thôi nhá. Nó tới liền bây giờ.

Cò có sự hiểu biết về ong mật.
– Chim đẹp quá, Cò ơi! – “tôi” tặc lưỡi, kêu lên.

– Thứ chim cỏ này mà đẹp gì!

– Ở đây chim nhiều quá. Bữa nào tụi mình đi bắn một bữa đi.

– Thứ đồ bỏ, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết…

 

Mối quan hệ giữa Cò và An thân mật, gần gũi. Cò và An đều hồn nhiên.
… … … … … …
An – tía nuôi – Tía ơi, đốt nó đi, tía!

Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:

– Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác…

– Thể hiện sự hoảng hốt của An.

– Sự bình tĩnh của tía và cách ông đối với ong rất thân thiện, ôn hòa.

– Một tổ nữa kìa, tía ơi!

– Thôi để mai. Chà, năm nay mật trúng lắm! Sáng mai phải mang vài thùng thiếc nữa mới lấy hết mật. Mình mới lấy chưa được nửa số kèo đã gác mà.

– Sự vui sướng của An khi phát hiện thêm kèo mật.

– Niềm vui của tía nuôi khi được trúng mùa mật.

An – má nuôi – Kèo là gì, hở má?

– Ờ, kèo cũng là nhánh tràm thôi …

– Thể hiện sự thắc của An.

– Sự am hiểu của má về kèo và thái độ ôn tồn trìu mến của mẹ đối với An.

Tóm lại, thông qua văn bản trên, lời đối thoại giữa An và các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng:

– Giúp cho câu chuyện trở nên thật hơn đối với người đọc.

– Thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật.

– Người đọc có được những cái nhìn cụ thể và đầy đủ nhất về thiên nhiên, con người Nam Bộ, những điều đặc biệt mà chỉ riêng ở nơi đây mới có.

Câu 4: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Đoạn văn được lựa chọn:

“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh… Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái”.

Phân tích:

Đây là đoạn văn có sử dụng kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.

Qua lời tự sự, đã thể hiện bức tranh thiên nhiên với những hình ảnh về sự sinh sôi; nảy nở của sự sống, sự nhộn nhịp, ríu rít của chim muông; sự đa dạng về các sinh vật ở đất rừng phương Nam; …

Qua lời miêu tả: thấy được sắc màu da của con kì nhông, hành động của con Luốc…

Các con vật luôn điều chỉnh, thích ứng để cộng sinh với nhau thiên nhiên. Qua đó thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam. Thiên nhiên thì trù phú, sinh động.Con người thì phóng khoáng, tự do.

Câu 5: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

– Chủ đề của văn bản: Văn bản nói về một chuyến đi lấy mật ong rừng của An, Cò và tía nuôi. Qua đó, thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó của con người Nam Bộ đối với thiên nhiên và quê hương.

– Một số căn cứ để xác định chủ đề: Nhan đề, các sự kiện chính được nhắc trong văn bản, các chi tiết, hoặc một số câu văn quan trọng, …

Câu 6: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Điểm tương đồng và khác biệt của hai nhân vật Cò và An.

– Tương đồng: đều là những đứa trẻ ham vui, nhỏ tuổi, ngây thơ; thích thú với việc khám phá, tìm hiểu thế giới thiên nhiên.

– Khác biệt:

Đặc điểm Nhân vật An Nhân vật Cò
Ngôn ngữ Ăn nói đúng mực hơn. Hay nói bông đùa, hài hước.
Ngoại hình Không khỏe như Cò Cặp chân gầy như bộ giò nai, đi bộ không thấm gì.
Tính cách Ham học hỏi, có kiến thức nhưng chưa được trải nghiệm thực tiễn. Vui vẻ, hòa đồng, có hiểu biết về thiên nhiên.

– Việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy, có tác dụng trong việc thể hiện chủ đề – đi lấy mật ong rừng của tác phẩm trở nên thú vị hơn. Vì sự đa dạng của các nhân vật sẽ làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Câu 7: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Câu chuyện đi lấy mật giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên, cuộc sống tính cách con người Nam Bộ?

Gợi ý trả lời: Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Câu chuyện đi lấy mật giúp chúng ta hiểu thêm về thiên nhiên, cuộc sống tính cách con người Nam Bộ:

– Thiên nhiên: Thiên nhiên Nam Bộ trù phú, nhiều sản vật quý, con người có thể khai thác tiềm năng để sinh tồn: như lấy mật ong rừng, …

– Cuộc sống: Con người sống rất gắn bó, gần gũi với thiên nhiên, biết dựa vào quy luật tự nhiên để cùng cộng sinh, tồn tại và phát triển.

– Tính cách: Thể hiện sự chân chất, thiện lương nơi đây. Họ sống phóng khoáng, vui vẻ, gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Họ biết trân trọng và tự hào về quê hương Nam Bộ tươi đẹp và trù phú.

lediem.net

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Đọc Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *