Đề: lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

I. TRẮC NGHIỆM. lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

(Trích, Nguyễn Huy Tưởng)

Chương V

Mọi người đều tưởng rằng vị đại vương chức trọng quyền cao nói đùa. Không ngờ Vương đã cởi áo, đóng khố. Vương đã ngoài bốn mươi tuổi, nhưng thân hình nở nang, bắp thịt rắn như sắt, người chắc như một hòn đá tảng. Vương cười và ung dung bước vào sới vật. Hoài Văn đang hãng như một con gà chọi. Hoài Văn nói:

– Chú cho phép thì cháu xin hầu vật.

Hai chú cháu quần nhau trên sới vật. Tay Quốc Toản bắt vào tay chủ như cành que đập vào phiến đá. Ba keo thông luôn, Hoài Vân bị quật ngã trắng bụng. Nhưng anh chàng vẫn hăng máu xin vật nữa. Người chú ruột cười khà khá:

– Chú khen cháu là kẻ có gan to, thua mà không nản chí. Nhưng cháu còn phải tập nhiều, chưa đánh giặc được đâu. Cháu có biết rằng quân Nguyên thằng nào cũng khoẻ như Trương Phi cả không?

Hàn Tín ngày xưa trói không nổi sao đánh được Hạng Vũ có sức bạt núi cứ đỉnh?

– Hàn Tín là bậc đại tướng, ta không nên so sánh. Còn như đã gọi là ra trận thì phải có sức khoẻ tuyệt luân như Anh Bố, Bành Việt mới được. Cháu còn tập môn gì nữa nào? Cháu có biết quân Nguyên cưỡi ngựa không cần cầm cương, ngồi trên ngựa như ta đi dưới đất, có tài bắn trăm phát trăm trúng không?

– Cháu xin bắn thử chú xem.

Hoài Văn dẫn chú đến chỗ tập bắn, rồi đeo cung tên nhảy lên ngựa, chạy ra xa, xa đến khi nhòm lại điểm hồng tâm chỉ bé bằng hạt gạo. Quốc Toản nhìn thẳng hồng tâm, giương cung lắp tên, bắn luôn ba phát đều trúng cả. Mọi người reo hò khen ngợi. Người tướng già cũng cười, nở nang mày mặt. Chiêu Thành Vương gật đầu:

– Cháu bắn đã khá, chú mừng cho cháu. Nhưng châu phải luyện tập nữa mới đánh giặc được. Cháu xem chú bắn đây này.

Vương nhảy phắt lên ngựa, chạy xa hơn Trần Quốc Toản. Vương vẫn phóng ngựa, không xoay mình, chỉ quay đầu lại, giương cung lắp tên. Mũi tên bắn trúng và mạnh đến nỗi những mũi tên của Trần Quốc Toản cắm vào hồng tâm đều rơi xuống đất. Khi Vương quay ngựa trở lại, mọi người đều lạy rạp, bái phục tài bắn của Vương. Vương bảo Hoài Văn:

– Chú mong cháu khôn lớn, trở thành người tôi hiện tướng giỏi. Nhưng nay cháu còn nhỏ, chưa lượng sức mình mà cứ đi đánh giặc, thì e rằng sẽ chuốc lấy cái hại vào mình. Chú nói thế để cháu biết bụng chú.

Vương lại bảo người tướng già:

– Ông nên giúp cậu luyện tập thêm. Ta phải ra trận, không thể ở nhà mà bảo ban cháu ta được.

Chợt trông thấy một cái hồ dài để tập nhảy. Vương cười và hỏi:

– Ngắn thế này thôi ư?

Chiêu Thành Vương cùng mọi người đào thêm cái hố dài đến hai trượng. Trong lòng hố Vương cho cắm chi chít những giáo mác và tre vót nhọn, cái cao cái thấp. Làm xong, Vương nhảy phắt một cái qua hố, nhẹ như con sóc, mặt thản nhiên không động. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi. Hoài Văn định nhảy liều. Người tướng già ngăn lại. Chiêu Thành Vương nói:

– Cháu cố tập thêm rồi hãy nhảy. Sao cho người nhanh như cắt, lòng tĩnh như trời xanh, nhảy qua chông gai như không, thì đến khi đứng trước giặc dữ mới không nhụt nhuệ khí, cháu đã nghe chưa?

Vương đi rồi, mọi người vẫn trầm trồ khen ngại sức khỏe của Vương. Hoài Văn hỏi người tướng già.

– Ông xem ta ra trận được chưa? Làm thế nào cho ta bằng chú ta được?

– Vương tử không lo. Vương tử chưa tập được là bao, thế tất phải kém đại vương đã dày công luyện tập. Phương ngôn có câu: có công mài sắt, có ngày nên kim. Xin vương tử gia công luyện tập, có chí thì thành.

– Phải tập cho nhanh. Giặc sang đến nơi rồi. Ta sẽ học tập cả ngày lẫn đêm. Chỉ ta đã quyết, dù cho khó nhọc đến đâu, ta cũng chẳng sờn lòng.

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2000)

lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

Thực hiện các yêu cầu: lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo những phương thức biểu đạt nào?

  1. Tự sự và miêu tả.
  2. Biểu cảm và thuyết minh.
  3. Tự sự và thuyết minh.
  4. Tự sự và nghị luận.

Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất.
  2. Ngôi thứ hai.
  3. Ngôi thứ ba.
  4. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 3. Trong đoạn trích trên, Chiêu Thành Vương đã đưa ra mấy thử thách đối với Trần Quốc Toản?

  1. Hai thử thách.
  2. Ba thử thách.
  3. Bốn thử thách.
  4. Năm thử thách.

Câu 4. Nhân vật Chiêu Thành Vương trong đoạn trích trên được miêu tả như thế nào?

  1. Thân hình vạm vỡ, bắp thịt rắn như sắt, người chắc như một hòn đá tảng.
  2. Thân hình nở nang, bắp thịt rắn như đồng, người chắc như một hòn đá tảng.
  3. Thân hình nở nang, bắp thịt rắn như sắt, người chắc như một hòn đá tảng.
  4. Thân hình nở nang, bắp thịt rắn như sắt, người chắc như một hòn đá phiến.

Câu 5. Qua cuộc thử thách thứ nhất, Chiêu Thành Vương muốn nhắc nhở Trần Quốc Toàn điều gì?

  1. Không được thỏa mãn với thành tích bước đầu, phải luyện tập thêm nhiều nữa.
  2. Sự rèn luyện cần đạt đến mức cao thì không nhụt nhuệ khí khi xung trận, trước gươm đao kẻ thù.
  3. Cần phải luyện tập nhiều thì mới đánh giặc được.
  4. Trong chiến đấu cần bình tĩnh, tự tin, anh dũng, kiên cường thì mới đánh thắng giặc được.

Câu 6. Qua cuộc thử thách thứ hai, Chiêu Thành Vương muốn nhắc nhở Trần Quốc Toản điều gì?

  1. Không được thỏa mãn với thành tích bước đầu, phải luyện tập thêm nhiều nữa.
  2. Không được nhượng bộ trước kẻ thù, phải luôn ở thế chủ động, tấn công.
  3. Cháu còn lúng túng như vậy thì khi xông trận sẽ gặp nguy hiểm,
  4. Trong chiến đấu cần bình tĩnh, tự tin, anh dũng, kiên cường thì mới đánh thắng giận được.

Câu 7. Trong đấu vật, mặc dầu bị thua nhưng Trần Quốc Toản vẫn xin vật nữa, điều đó bộc lộ nét tính cách gì của chàng?

  1. Sự hiếu thắng của Trần Quốc Toản.
  2. Sự tự tin của Trần Quốc Toản.
  3. Sự mạnh dạn của Trần Quốc Toản.
  4. Sự hăng hái, say mê của Trần Quốc Toản.

Câu 8. Câu trả lời của Trần Quốc Toản: Hàn Tín ngày xưa trói gà không nổi sao đánh được Hạng Vũ có sức bạt núi cứ đỉnh? cho biết thêm điều gì ở Trần Quốc Toản?

  1. Trần Quốc Toàn là người có chí lớn, chàng không chỉ giỏi võ nghệ mà còn có trí tuệ, coi trọng mưu lược.
  2. Trần Quốc Toản là người thích nghiên cứu sử sách.
  3. Trần Quốc Toản là người thông minh, có ý chí và nghị lực.
  4. Trần Quốc Toản là người có phẩm chất và năng lực, nhất định sẽ thành công trong sự nghiệp.

Câu 9. Qua đoạn trích trên cho thấy thái độ của Chiêu Thành Vương đối với cháu như thế nào?

  1. Nghiêm khắc, cứng rắn, không nhân nhượng.
  2. Yêu thương, quan tâm, khích lệ cháu nhưng cũng rất nghiêm khắc, mong muốn cháu trở thành tôi hiền, tướng giỏi.
  3. Vừa giận vừa thương vì cháu đã không thực hiện được điều mình răn dạy.
  4. Buồn, thất vọng vì chấu không thực hiện được điều mình mong muốn.

Câu 10. Qua đoạn trích trên cho thấy Trần Quốc Toản là một người như thế nào?

  1. Có hoài bão, có chí lớn.
  2. Học rộng tài cao.
  3. Có kiến thức uyên thâm
  4. Võ nghệ cao cường.

Câu 11. Phương án nào không chính xác khi nói về đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích trên?

  1. Có sự kết hợp nhuần nhuyễn như văn tự sự và văn miêu tả.
  2. Hình ảnh Chiêu Thành Vương và Trần Quốc Toản được miêu tả sinh động.
  3. Khắc họa hình tượng Chiều Thành Vương và Trần Quốc Toản mang màu sắc sử thi.
  4. Ngôn ngữ cô đọng, nghệ thuật kể chuyện độc đáo, lôi cuốn người đọc với những sự việc bất ngờ.

II. PHẦN TỰ LUẬN lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

Câu 1. Các cuộc thử thách trong đoạn trích trên được tác giả miêu tả như thế nào?

Câu 2. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự của Trần Quốc Toản: Phải tập cho nhanh. Giặc sang đến nơi rồi. Ta sẽ học tập cả ngày lẫn đêm. Chí ta đã quyết, dù cho khó nhọc đến đâu, ta cũng chẳng sờn lòng.

lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

1. Phần trắc nghiệm lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

Câu 1. A. Tự sự và miêu tả.

Câu 2.  C. Ngôi thứ ba.

Câu 3.  B. Ba thử thách.

Câu 4.  C. Thân hình nở nang, bắp thịt rắn như sắt, người chắc như một hòn đá tảng.

Câu 5. A. Không được thỏa mãn với thành tích bước đầu, phải luyện tập thêm nhiều nữa.

Câu 6.  D. Trong chiến đấu cần bình tĩnh, tự tin, anh dũng, kiên cường thì mới đánh thắng giận được.

Câu 7.  A. Sự hiếu thắng của Trần Quốc Toản.

Câu 8.  B. Trần Quốc Toản là người thích nghiên cứu sử sách.

Câu 9.  A. Nghiêm khắc, cứng rắn, không nhân nhượng.

Câu 10. A. Có hoài bão, có chí lớn.

Câu 11. C. Khắc họa hình tượng Chiều Thành Vương và Trần Quốc Toản mang màu sắc sử thi.

 

lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng
Hưng Đọa Đại Vương

2. Tự luận lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

Câu 1. Các em lưu ý một số ý như sau:

– Các cuộc thử thách được miêu tả trong đoạn trích trên rất đa dạng, đòi hỏi những phẩm chất và năng lực khác nhau.

– Các cuộc thử thách được miêu tả ngày càng khó khăn hơn, nguy hiểm hơn và căng thẳng hơn, tức là mức độ thử thách ngày càng cao.

– Khi tả những cuộc thử thách đó tác giả không nhằm diễn tả như những cuộc đấu tranh gay go mà chính là để đưa ra bài học về sự rèn luyện cho Trần Quốc Toản. Do vậy, sau mỗi lần thử thách, tác giả lại để cho Chiêu Thành Vương giảng giải, đưa ra những lời khuyên chân thành, chí tình, chí lí với Trần Quốc Toản.

Câu 2. lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

Gợi ý: lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

Trong lời tâm sự của Trần Quốc Toản, tôi nhận thấy một tinh thần quyết tâm và kiên định không gì có thể làm lui bước. Ông ta không chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc luyện tập mà còn sẵn sàng hy sinh cả ngày lẫn đêm để rèn luyện bản thân. Sự quyết tâm của ông ta là một biểu hiện của ý chí thép, không bao giờ chùn bước trước khó khăn và thách thức. Tôi cảm thấy sâu lắng trước sự kiên trì và lòng dũng cảm của Trần Quốc Toản. Ông ta không chỉ nhìn thấy mục tiêu mà còn biết rõ rằng để đạt được nó, phải có sự nỗ lực không ngừng nghỉ và không sợ khó khăn. Sự quyết tâm của ông ta là một nguồn động viên lớn đối với tất cả những ai đang theo đuổi ước mơ và mục tiêu trong cuộc sống. Tâm hồn kiên định và không ngừng phấn đấu của Trần Quốc Toản là điều đáng ngưỡng mộ và là nguồn cảm hứng lớn cho mọi người. Điều này cho thấy rằng với ý chí và nghị lực, không có gì là không thể, và mọi khó khăn đều có thể vượt qua nếu có đủ quyết tâm và kiên nhẫn. lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

lá cờ thêu sáu chữ vàng ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *