Đề: lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

I. TRẮC NGHIỆM. lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng: lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

(Trích, Nguyễn Huy Tưởng)

Chương XIII

[…]

Người tướng chưa nói hết câu, thì toàn quân trên ngọn đồi trước mặt đã lao xuống đường ào ào như thác đổ và đánh thẳng vào sau lưng đâm giặc đang vây ngọn đồi của Chiêu Thành Vương, xẻ quân giặc ra làm đôi, như đánh rắn khúc giữa. Giặc rú lên những tiếng kêu man rợ. Chúng vỡ từng mảng như những bức tường đổ xuống.

Vòng vây đang khép chặt quả đồi, phút chốc tan đi như mây khói. Quân sĩ của Chiêu Thành Vương reo hò:

– Quân cứu viện đến rồi!

Và quên cả mệt nhọc, họ từ trên đồi đánh xuống. Người tướng của Chiêu Thành Vương thưa:

– Giặc đã rút rồi!

– Ai đến cứu ta vậy?

Vương định thân nhìn xuống dưới chân đồi, thấy quân giặc chạy nháo nhác như gà, gươm giáo, cung tên quăng bừa bãi. Toàn quân đến cứu viện đã làm chủ trên bãi chiến trường. Sức khoẻ của Chiêu Thành Vương hồi lại. Vương vung gươm đánh xuống, vừa đánh vừa hỏi người tướng:

– Có phải là giấc chiêm bao không?

Vương vừa nói xong, thì bỗng thấy phấp phới một lá cờ đề sáu chữ vàng: PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN. Lá cờ phất cao hùng dũng. Chiêu Thành Vương nhìn lá cờ lạ, giụi mắt rồi lại nhìn xem có phải nhằm không. Vương tự hỏi:

– Người tướng có lá cờ sáu chữ là đây chăng?

Quả nhiên, dưới lá cờ, có một người tướng trẻ, mặc áo bào đỏ, cưỡi ngựa trắng. Người tướng trẻ cất tiếng lành lảnh chỉ huy quân sĩ giết giặc. Vương giật mình, nghe tiếng nói sao quen quen. Vương lại nhìn người tướng trẻ đang phi ngựa, trước mặt tung bay lá cờ sáu chữ. Vương thét lên một tiếng kêu kinh ngạc:

– Sao giống cháu ta như đúc?

Người tướng tâm phúc của Vương cũng nói:

– Ai như Hoài Văn Hầu…

– Chả có lẽ nào!

Chiêu Thành Vương nheo mắt nhìn người tướng trẻ và reo lên:

– Đúng cháu ta rồi!

Chiêu Thành Vương chạy đuổi theo lá cờ thêu sáu chữ. Đang chạy thì có một bàn tay giữ lại:

– Đại vương nó đây này. Đây này!

Đây là Nguyễn Lĩnh, người tráng sĩ Mán mà Vương đã gặp trưa hôm qua. Cùng một lúc, có tiếng chào cung kính:

– Kính lạy đại vương, Đại vương đến lúc nào, chúng con không được biết…

Vương nhìn ra thì là người tướng già. Vương mừng quýnh:

– Ông cũng ở đây ư? Đích thị cháu ta rồi.

Lá cờ sáu chữ bay lại. Con ngựa trắng của người tướng trẻ phi trên xác giặc ngổn ngang. Chỉ trong nháy mắt, người tường trẻ đã tới chân đồi, dừng ngựa trước mặt Chiêu Thành Vương. Hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên gò má sây sát của người chú ruột. Hoài Văn kêu lên, tiếng kêu vui sướng:

– Lạy chú ạ! Chú lên đây từ bao giờ?

Chàng nhảy phắt xuống ngựa, quỳ trước Chiêu Thành Vương:

– Châu không biết chú lên, chậm tới vấn an, xin chú tha tội cho cháu.

Đúng là cháu ta rồi. Vẫn là đứa cháu mặt còn bụ sữa mà sao bây giờ đường đường khí thế hiên ngang. Vẫn là giọng nói của đứa con trai mới vỡ tiếng mà sao rắn rỏi không ngờ. Vương mỉm cười mà nước mắt cứ trào ra. Vương nâng cháu dậy và nói:

– Hậu sinh khả úy. Cháu ta trẻ tuổi mà anh hùng.

Hoài Văn chỉ Thế Lộc cũng vừa chạy tới:

– Đây là người anh kết nghĩa của cháu. Cháu được có ngày nay là nhờ người anh hùng sơn cước này.

Vương hết nhìn Hoài Văn, lại nhìn những người Mán, rồi lại nhìn những gã hào kiệt Vũ Ninh tới chào. Dưới chân Vương, xác giặc nằm chất đống, máu chảy như suối từ trên đồi xuống đường. Vương ngước nhìn lên là cờ sáu chữ, lẩm nhẩm luôn miệng:

– Phá cường địch, báo hoàng ân…

Vương kéo lá cờ xuống để nhìn cho rõ. Vương lẳng lặng gật đầu. Một gã hào kiệt dắt một con ngựa cướp được của giặc, tới trước mặt Chiêu Thành Vương.

Hoài Vân mời chú lên ngựa trở về Ma Lục. Vương nói:

– Chú không ngờ! Thật chú không ngờ!

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2000)

lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Miêu tả.
  2. Tự sự.
  3. Biểu cảm.
  4. Thuyết minh.

Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất.
  2. Ngôi thứ hai.
  3. Ngôi thứ ba.
  4. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 3. Toàn quân trên ngọn đồi trước mặt đã lao xuống đường ào ào như thác đổ chỉ về toán quân do ai chỉ huy?

  1. Hưng Đạo Vương chỉ huy.
  2. Chiêu Minh Vương chỉ huy.
  3. Chiêu Quốc Vương chỉ huy.
  4. Hoài Văn Hầu chỉ huy.

Câu 4. Trong các chi tiết và hình ảnh sau, chi tiết, hình ảnh nào không có trong đoạn trích trên?

  1. Máu chảy thành sông, thây chất thành đống.
  2. Xẻ quân giặc ra làm đôi, rú lên những tiếng kêu man rợ. Chúng vỡ từng mảng như những bức tường đổ xuống.
  3. Quân giặc chạy nháo nhác như gà, gươm giáo, cung tên quăng bừa bãi
  4. Xác giặc nằm chất đống, máu chảy như suối từ trên đồi xuống đường.

Câu 5. Trước sự trưởng thành của Trần Quốc Toản, Chiêu Thành Vương đã nâng cháu dậy và nói gì?

  1. Vẫn là đứa cháu mặt còn bụ sữa mà sao bây giờ đường khí thế hiện ngang.
  2. Vẫn là giọng nói của đứa cháu trai mới vỡ tiếng mà sao rắn rỏi không ngờ.
  3. Hậu sinh khả úy. Cháu ta tuổi trẻ mà anh hùng.
  4. Chú không ngờ! Chú thật không ngờ

Câu 6. Trong đoạn trích trên Trần Quốc Toản được miêu tả như thế nào?

  1. Tuổi trẻ tài cao, chí khí, dũng cảm, lễ nghĩa.
  2. Mưu trí, tài ba, nhanh nhẹn, thông minh.
  3. Có sức khỏe phi thường, có tài chỉ huy.
  4. Phong nhã, hào hoa, lễ nghĩa.

Câu 7. Chỉ trong nhảy mắt, người tướng trẻ đã tới chân đồi, dừng ngựa trước mặt Chiêu Thành Vương sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Nói giảm, nói tránh.
  2. Nói quá.
  3. Hoán dụ.
  4. Ẩn dụ

Câu 8. Trong các từ sau, từ nào có nghĩa là: Hỏi thăm sức khỏe người bề trên.

  1. Vấn danh.
  2. Vấn đáp.
  3. Tự vẫn.
  4. Vấn an.

Câu 9. Úy trong thành ngữ hậu sinh khả úy có nghĩa là gì?

  1. Tôn nghiêm.
  2. Sợ, nể.
  3. Có uy quyền được mọi người tín nhiệm.
  4. Sức mạnh trấn áp của kẻ có quyền lực.

Câu 10. Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng nhiều:

  1. Tục ngữ
  2. Ca dao.
  3. Thành ngữ.
  4. Tục ngữ và ca dao.

II. PHẦN TỰ LUẬN lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

Câu 1. Giải nghĩa các từ và cụm từ sau: lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

– Phá cường địch, báo hoàng ăn

– Đại vương

– Tráng sĩ

– Hào kiệt

Câu 2. lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu, trình bày suy nghĩ của em về cuộc gặp gỡ giữa Chiêu Thành Vương và Trần Quốc Toản.

lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

1. Phần trắc nghiệm lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

Câu 1. B. Tự sự.

Câu 2.  C. Ngôi thứ ba.

Câu 3.  D. Hoài Văn Hầu chỉ huy.

Câu 4.  A. Máu chảy thành sông, thây chất thành đống.

Câu 5. C. Hậu sinh khả úy. Cháu ta tuổi trẻ mà anh hùng.

Câu 6. A. Tuổi trẻ tài cao, chí khí, dũng cảm, lễ nghĩa.

Câu 7.  B. Nói quá.

Câu 8.  D. Vấn an.

Câu 9.  B. Sợ, nể.

Câu 10. C. Thành ngữ.

2. Phần tự luận lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

Câu 1. lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

Giải nghĩa các từ và cụm từ sau:

– Phủ cường địch, báo hoàng ân: Phá giặc mạnh, báo ơn vua.

– Đại vương: Từ dùng để gọi vua hoặc người có tước vương một cách tôn kính.

– Tráng sĩ: Người đàn ông có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ.

– Hào kiệt: Người có tài cao, chí lớn, hơn hẳn người thường.

Câu 2. lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

Cuộc gặp gỡ giữa Chiêu Thành Vương và Trần Quốc Toản là một pha hồi sinh không ngờ trong trận chiến. Sự xuất hiện của Trần Quốc Toản không chỉ là sự trở lại của một người thân mà còn là nguồn động viên lớn cho Chiêu Thành Vương và quân đội. Sự kết hợp giữa tinh thần quyết tâm của Chiêu Thành Vương và sự thông minh, dũng mãnh của Trần Quốc Toản đã tạo ra một đòn kết hợp mạnh mẽ, đủ để lật ngược tình thế trên chiến trường. Đối với Chiêu Thành Vương, việc thấy Trần Quốc Toản xuất hiện là một niềm tự hào và hy vọng lớn lao về sự kế thừa và phát triển của dòng họ. Cuộc gặp gỡ này đã làm cho Chiêu Thành Vương tin rằng, dù khó khăn đến đâu, sự đoàn kết và quyết tâm sẽ giúp họ vượt qua mọi thách thức. lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8 ; đọc hiểu lá cờ thêu sáu chữ vàng chương 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *