Đề: chuỗi ngọc lam ; đọc hiểu chuỗi ngọc lam

I. TRẮC NGHIỆM. chuỗi ngọc lam ; đọc hiểu chuỗi ngọc lam

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:

Chuỗi ngọc lam

Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính cửa hàng của Pi-e, nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngẩng đầu lên:

– Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ?

Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:

– Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu!

Pi-e ngạc nhiên:

– Ai sai cháu đi mua?

– Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.

– Cháu có bao nhiêu tiền?

Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:

– Cháu đã đập con lợn đất đấy!

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bè. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi:

– Cháu tên gì?

– Cháu là Gioan.

Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:

– Đừng đánh rơi nhé!

Cô bé mìm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e đành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý.

Ngày lễ Nô-en tới. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e càng đau lòng. Khi người khách cuối cùng bước ra, anh thở phào. Thế là qua được năm nay. Nhưng anh đã lầm.

Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc lam:

– Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không ạ?

– Phải.

– Thưa… Có phải ngọc thật không?

– Không phải thứ ngọc quý nhất, nhưng là ngọc thật.

– Ông có nhớ đã bán cho ai không?

– Một cô bé tên là Gioan mua tặng chị của mình.

– Giá bao nhiêu ạ?

– Tôi không khi nào nói giá tiền của quà tặng.

– Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này?

Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp:

– Em đã trả giá rất cao. Bàng toàn bộ số tiền em có.

Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giao đường gần đó bắt đầu đổ.

– Nhưng sao ông lại làm như vậy?

Pi-e vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái vừa nói:

– Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé!

Trong tiếng chuông đổ hồi, Pi-e và thiếu nữ cùng nhau sánh bước qua một năm mới hi vọng tràn trề.

(Phun- tơn O. Xlơ, Nguyễn Hiến Lê dịch, theo Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục, 2018)

chuỗi ngọc lam ; đọc hiểu chuỗi ngọc lam

Thực hiện các yêu cầu: chuỗi ngọc lam ; đọc hiểu chuỗi ngọc lam

Câu 1. Truyện Chuỗi ngọc lam thuộc thể loại nào?

  1. Truyện ngụ ngôn.
  2. Truyện ngắn.
  3. Tản văn.
  4. Tùy bút.

Câu 2. Có mấy nhân vật xuất hiện trong truyện Chuỗi ngọc lam?

  1. Hai nhân vật.
  2. Ba nhân vật.
  3. Bốn nhân vật.
  4. Năm nhân vật.

Câu 3. Cốt truyện trong truyện Chuỗi ngọc lam thuộc dạng nào?

  1. Cốt truyện li kì, khác thường.
  2. Cốt truyện hài hước.
  3. Cốt truyện đơn tuyến.
  4. Cốt truyện đa tuyến.

Câu 4. Vì sao Gioan lại muốn dành tất cả số tiền mà mình có được để mua quà tặng chị gái?

  1. Vì chị gái của Gioan rất thích chuỗi ngọc lam đó.
  2. Vì Gioan muốn tặng chị nhân dịp Nô-en cũng là ngày sinh nhật của chị.
  3. Vì sau khi mẹ mất, chị gái đã thay mẹ nuôi Gioan.
  4. Vì chị gái gần kết hôn, Gioan muốn tặng một món quà có ý nghĩa.

Câu 5. Qua việc Pi-e lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiến, cho thấy Pi-e là người như thế nào?

  1. Rất tinh tế.
  2. Rất hào phóng.
  3. Rất tốt bụng.
  4. Rất cẩn thận.

Câu 6. Vì sao chị gái của Gioan lại trả lại chuỗi ngọc lam cho chủ cửa hàng?

  1. Vì chị gái của Gioan không thích món quà đó.
  2. Vì chị gái của Gioan không muốn mang ơn chủ cửa hàng.
  3. Vì chị gái của Gioan thích món quà khác hơn.
  4. Vì chị gái của Gioan hiểu em mình không thể đủ tiền để mua chuỗi ngọc lam.

Câu 7. Trong các câu sau, câu nào sử dụng thán từ biểu lộ cảm xúc?

  1. Ai sai cháu đi mua?
  2. Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu.
  3. Cháu đã đập con lợn đất đấy!
  4. Đừng đánh rơi nhé!

Câu 8. Trong các câu sau, câu nào sử dụng trợ từ?

  1. Cô bè mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi.
  2. Pi-e lấy chuỗi ngọc đưa cho cô bé.
  3. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.
  4. Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này được không ạ?

Câu 9. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng trợ từ?

  1. Đừng đánh rơi nhé!
  2. Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không ạ!
  3. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e đau lòng.
  4. Giá bao nhiều ạ?

Câu 10. Từ giáo đường có nghĩa là gì?

  1. Nhà thờ của công giáo (thường dùng để chỉ nhà thờ của Công giáo).
  2. Công trình được xây cất lên, làm nơi thờ Phật.
  3. Nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh.
  4. Cung điện và lâu đài.

II. PHẦN TỰ LUẬN chuỗi ngọc lam ; đọc hiểu chuỗi ngọc lam

Câu 1. Đặt hai câu có có sử dụng trợ từ chính, ngay cả nói về việc học tập.

Câu 2. Qua truyện Chuỗi ngọc lam, hãy viết đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cho và nhận.

chuỗi ngọc lam ; đọc hiểu chuỗi ngọc lam
Chuỗi ngọc lam

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 

1. Phần trắc nghiệm chuỗi ngọc lam ; đọc hiểu chuỗi ngọc lam

Câu 1. B. Truyện ngắn.

Câu 2.  B. Ba nhân vật.

Câu 3.  C. Cốt truyện đơn tuyến.

Câu 4.  C. Vì sau khi mẹ mất, chị gái đã thay mẹ nuôi Gioan.

Câu 5. A. Rất tinh tế.

Câu 6.  D. Vì chị gái của Gioan hiểu em mình không thể đủ tiền để mua chuỗi ngọc lam.

Câu 7.  B. Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu.

Câu 8.  D. Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này được không ạ?

Câu 9.  C. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e đau lòng.

Câu 10. A. Nhà thờ của công giáo (thường dùng để chỉ nhà thờ của Công giáo).

2. Phần tự luận

Câu 1. chuỗi ngọc lam ; đọc hiểu chuỗi ngọc lam

– Chính sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong học tập.

– Ngay cả những khó khăn nhỏ nhặt cũng có thể trở thành cơ hội học hỏi và phát triển trong quá trình học tập.

chuỗi ngọc lam ; đọc hiểu chuỗi ngọc lam

Câu 2. chuỗi ngọc lam ; đọc hiểu chuỗi ngọc lam

Truyện “Chuỗi ngọc lam” khắc họa một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa về lòng nhân ái và sự quan tâm đến người khác. Câu chuyện là một minh chứng rõ ràng về sự đồng cảm và sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội. Từ việc Pi-e bán chuỗi ngọc lam với giá rất thấp cho Gioan đến việc thiếu nữ trả lại chuỗi ngọc để trả giá đúng hơn, câu chuyện đều thể hiện sự đáng trân trọng và tôn trọng giá trị của sự cho và nhận. Qua câu chuyện này, chúng ta nhận ra rằng khi ta đặt lòng chân thành và tình cảm vào hành động của mình, thì sẽ luôn nhận được những phúc lành không ngờ từ người khác và từ chính bản thân mình.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *