Đề: thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt

I. TRẮC NGHIỆM.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thầy lang dốt

thầy lang nọ cứ động ai hỏi bệnh gì là y như giở sách tra. Đã thế lại dốt. Một lần có con bệnh đau bụng nặng, người nhà nửa đêm chạy đến tìm thầy, nhờ thầy cứu. Thầy thấp đền, lấy sách ra tra, rồi bảo: “Đi mua mấy lạng nhân sâm về sắc lấy nước mà uống.” Con bệnh đau bụng uống nhân sâm vào, càng đau, đến sáng thì chết. Người nhà đâm đơn kiện. Thầy phải lên cửa công.

Quan hỏi:

– Thầy bốc thuốc thế nào lại để người ta chết như thế?

Thầy trả lời, vẻ chắc chắn:

– Bẩm, tôi bốc thuốc có sách, chứ đâu phải bốc bậy đâu ạ! Sách dạy thế nào, tôi cứ làm theo thế ấy. Quan hỏi đến sách, thầy đưa sách ra. Giở đến trang có bài thuốc nhân sâm, cuối trang có ghi: Phúc thống phục nhân sâm (Nghĩ

a là: Đau bụng uống nhân sâm), nhưng chưa chấm câu, giở trang bên kia thì thấy thêm hai chữ tắc tử. (nghĩa là: thì chết).

(Trương Chính, Truyện cười dân gian chọn lọc, NXB Giáo dục, 1985)

thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt
Thầy lang xưa

Câu 1. Truyện Thầy lang dốt thuộc thể loại nào?

  1. Truyện ngụ ngôn.
  2. Truyện cười
  3. Truyện đồng thoại.
  4. Truyện ngắn.

Câu 2. Khi người bệnh đến hỏi bệnh, thấy lang trong truyện Thấy lang dốt thường làm gì?

  1. Bắt mạch, kê đơn.
  2. Khám bệnh.
  3. Giở sách ra tra.
  4. Bán thuốc.

Câu 3. Vì sao bệnh nhân do thầy lang chữa bệnh lại chết?

  1. Vì thầy khám bệnh sơ sài.
  2. Vì thầy cho bệnh nhân uống thuốc không đúng bệnh.
  3. Vì bệnh nhân vì bệnh hiểm nghèo nên không thể cứu được.
  4. Vì thầy đọc chưa hết trang sách có bài thuốc chữa bệnh đau bụng.

Câu 4. Vì sao khi bị bắt đến cửa công, thầy lang vẫn chắc chắn là mình bốc thuốc đúng?

  1. Vì thầy bốc thuốc theo sách.
  2. Vì thầy nghĩ mình là một thầy lang giỏi.
  3. Vì các bệnh nhân đến chữa bệnh ở phòng khám của thầy đều khỏi bệnh.
  4. Vì thầy dốt nhưng không biết mình dốt.

Câu 5. Phúc thống phục nhân sâm tắc tử có nghĩa là gì?

  1. Đau bụng thì nên uống nhân sâm.
  2. Uống nhân sâm chữa lành đau bụng.
  3. Đau bụng không nên uống nhân sâm.
  4. Đau bụng uống nhân sâm thì chết.

Câu 6. Đặc điểm nổi bật của truyện Thầy lang dốt là gì?

  1. Tình huống truyện độc đáo, sáng tạo.
  2. Truyện hàm súc, giàu ý nghĩa.
  3. Kết cấu chặt chẽ, ngắn gọn, kết thúc bất ngờ.
  4. Ngôn ngữ giản dị nhưng tinh tế, sâu sắc.

Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc trưng về mặt nghệ thuật của truyện Thầy lang dốt?

  1. Truyện tập trung thể hiện những mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức.
  2. Mâu thuẩn phát triển nhanh.
  3. Kết thúc bất ngờ, tạo ra tiếng cười cho người đọc, người nghe.
  4. Truyện có nhiều tình huống gay cấn, độc đáo, sáng tạo.

Câu 8. Điều gì không cần thiết khi phân tích truyện Thầy lang dốt?

  1. Truyện cười này được cho đối tượng nào?
  2. Nội dung của truyện cười này là gì?
  3. Nguyên nhân gây cười của truyện cười này là gì?
  4. Ý nghĩa của tiếng cười trong truyện cười này là gì?

Câu 9. Truyện Thầy lang dốt có các yếu tố cần và đủ để tạo nào để tạo ra tiếng cười?

  1. Được thể hiện qua các thủ pháp gây cười, có nhiều chi tiết gây cười.
  2. Được thể hiện qua các thủ pháp gây cười đặc sắc như lỗi nói đòn bẩy, tăng tiến, liệt kê.
  3. Có cái đáng cười, được thể hiện qua các thủ pháp gây cười, người nghe phát hiện được cái đáng cười.
  4. Có nhiều chi tiết gây cười, được người đọc và người nghe phát hiện được cái đáng cười.

Câu 10. Cấp độ của tiếng cười trong truyện Thấy lang dốt là gì?

  1. Đã kích.
  2. Tố cáo.
  3. Châm biếm, mỉa mai.
  4. Phê phán.

II. PHẦN TỰ LUẬN thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt

Câu 1. Tìm một câu tục ngữ hoặc thành ngữ có nội dung phù hợp với truyện Thầy lang dốt, hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ, thành ngữ, mà em tìm được.

Câu 2. Viết đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu, trình bày suy nghĩ của em về câu ca dao sau:

Học là học để mà hành

Vừa hành vừa học mới thành người khôn.

thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt
Danh y Hoa Đà

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt

  1. Phần trắc nghiệm

Câu 1. B. Truyện cười

Câu 2.  C. Giở sách ra tra.

Câu 3.  D. Vì thầy đọc chưa hết trang sách có bài thuốc chữa bệnh đau bụng.

Câu 4.  A. Vì thầy bốc thuốc theo sách.

Câu 5. D. Đau bụng uống nhân sâm thì chết.

Câu 6. C. Kết cấu chặt chẽ, ngắn gọn, kết thúc bất ngờ.

Câu 7.  D. Truyện có nhiều tình huống gay cấn, độc đáo, sáng tạo.

Câu 8.  A. Truyện cười này được cho đối tượng nào?

Câu 9. C. Có cái đáng cười, được thể hiện qua các thủ pháp gây cười, người nghe phát hiện được cái đáng cười.

Câu 10. D. Phê phán.

2. Phần tự luận thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt

Câu 1. thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt

Các em tham khảo:

– Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng: Chỉ việc thà dốt mà chấp nhận sau đó lắng nghe còn hơn là người biết chữ ít nhưng lại thích thể hiện.

– Dốt có đuôi: Quá dốt và để lộ cái dốt ra không che đậy nổi.

thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt
Thần y Hoa Đà

Câu 2. thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt

Câu ca dao “Học là học để mà hành, vừa hành vừa học mới thành người khôn” thể hiện sự quan trọng của việc kết hợp hành động và học hỏi trong quá trình trưởng thành và phát triển cá nhân. Điều này ám chỉ rằng việc chỉ có kiến thức mà không thực hành không đủ để trở thành người có kiến thức và kinh nghiệm. Trong quá trình học, chúng ta không chỉ cần tiếp thu kiến thức từ sách vở hay người khác mà còn cần áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống thực tế. Hành động là bước đi quan trọng để kiểm chứng và củng cố những gì đã học được. Bằng cách thực hành, chúng ta có cơ hội áp dụng và hiểu sâu hơn về những kiến thức mà chúng ta đã tiếp thu. Thông qua trải nghiệm thực tế, chúng ta có thể nhận ra những hạn chế, khuyết điểm trong kiến thức của mình và từ đó tiếp tục hoàn thiện bản thân. Việc hành động cũng giúp chúng ta phát triển các kỹ năng mềm như sự tự tin, sự quyết đoán, khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này không thể chỉ học được từ sách vở mà phải thông qua việc thực hành và trải nghiệm thực tế. Tóm lại, câu ca dao này khuyến khích chúng ta không chỉ dừng lại ở việc học hỏi mà còn cần biến những kiến thức đó thành hành động để trở thành những người có ích và có kiến thức thực tế trong cuộc sống.

thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

thầy lang dốt ; đọc hiểu thầy lang dốt ; trắc nghiệm thầy lang dốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *