Đề: đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

I. ĐỌC HIỂU. đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

Quê mẹ

Gởi Huế yêu

Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!

Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười

Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng

Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi….

 

Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương!

Mái nhì man mác nước sông Hương

Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ

Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường!

 

Ôi những đêm xưa, tối mịt mùng

Con nằm bên mẹ, ấm tròn lưng

Ngoài hiên nghe tiếng giày đi rỏn

Mẹ bấm con im: Chúng nó lùng.

 

Con hỏi vì sao chúng nó tìm

Tìm ai, con hỏi, mẹ rằng: Im!

Mẹ ơi, đời mẹ buồn lo mãi

Thắt ruột mòn gan, héo cả tim

[…]

Mẹ không còn nữa, còn đây Huế

Con lớn lên, con biết lẽ rồi:

Nước mắt nhà tan, đời khổ thế

Không làm nô lệ đứng lên thôi!

 

Con lớn lên, con tìm Cách mạng

Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi

Mẹ không còn nữa, con còn Đảng

Dìu dắt con khi chửa biết gì.

 

Huế không buồn nữa, Huế ta ơi

Mắt ướt trăm năm đã hé cười

Nghìn mảnh tương lai về phấp phới

Truyền đơn cờ đỏ gió tung trời.

 

Roi điện cùm xai toé máu tươi

Xà lim không thể khoa hồn người

Bừng bừng tiếng hát rung song sắt

Tiếng hát ta bay lộng giữa đời…

(Tố Hữu, Quê mẹ, NXB Thuận Hoá, 2020)

 đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

Câu 1. Bài thơ Quê mẹ được viết theo thể thơ nào?

  1. Năm chữ.
  2. Sáu chữ.
  3. Bảy chữ.
  4. Tám chữ.

Câu 2. Bài thơ Quê mẹ được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Biểu cảm.
  2. Miêu tả.
  3. Tự sự.
  4. Miêu tả và tự sự.

Câu 3. Khổ thơ sau được gieo vần như thế nào?

Con lớn lên, con tìm Cách mạng

Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi

Mẹ không còn nữa, con còn Đảng

Dìu dắt con khi chưa biết gì.

  1. Vần hỗn hợp.
  2. Vần cách.
  3. Vần liền.
  4. Vần lưng.

Câu 4. Bài thơ Quê mẹ thiên về ca ngợi ai?

  1. Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
  2. Ca ngợi các bà mẹ.
  3. Ca ngợi người mẹ sinh thành ra nhà thơ.
  4. Ca ngợi vẻ đẹp của quê mẹ.

Câu 5. Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Quê mẹ hiện về cùng quá khứ khổ đau của dân tộc được thể hiện qua khổ thơ nào của bài thơ?

  1. Khổ thơ thứ hai.
  2. Khổ thơ thứ ba.
  3. Khổ thơ thứ năm.
  4. Khổ thơ thứ sáu.

Câu 6. Qua hình ảnh người mẹ trong bài thơ Quê mẹ, tác giả đã thể hiện được sự thống nhất giữa hình ảnh mẹ và quê mẹ qua câu thơ nào? 

  1. Huế ơi, quê mẹ của ta ơi
  2. Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ/ Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường.
  3. Huế không buồn nữa, Huế ta ơi.
  4. Mẹ không còn nữa, còn đây Huế.

Câu 7. Đi rỏn trong câu thơ Ngoài hiên nghe tiếng giày đi rỏn được hiểu như thế nào?

  1. Dáng di chuyển động lên xuống liên tiếp.
  2. Dáng đi không cân, không đều, bên cao bên thấp, vẻ ngả nghiêng, dễ ngã.
  3. Cố đi thật nhẹ nhàng vì sự gây tiếng động sợ mọi người thức giấc.
  4. Đi tuần.

Câu 8. Câu thơ Mẹ ơi, đời mẹ buồn lo mãi / Thắt ruột mòn gan, héo cà tim sử dụng những biện pháp tu từ nào?

  1. Nói giảm nói tránh, điệp từ.
  2. Nói quá, điệp từ.
  3. Hoán dụ, nói giảm nói tránh.
  4. Nói quá, nói giảm nói tránh.

Câu 9. Bài thơ Quê mẹ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?

Câu 10. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

II. VIẾT. đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

Viết đoạn văn hoặc bài văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ đã được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 mà em yêu thích nhất.

đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

  1. Đọc hiểu đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

Câu 1. C. Bảy chữ.

Câu 2. A. Biểu cảm.

Câu 3.  B. Vần cách.

Câu 4. C. Ca ngợi người mẹ sinh thành ra nhà thơ.

Câu 5. B. Ca ngợi các bà mẹ.

Câu 6. D. Mẹ không còn nữa, còn đây Huế.

Câu 7. D. Đi tuần.

Câu 8. B. Nói quá, điệp từ.

Câu 9.

Tham khảo một số ý sau:

– Thơ viết về mẹ của Tố Hữu bài nào của Tố Hữu cũng xúc động. Trong tình cảm chung đó, có cảm xúc riêng dành cho người mẹ sinh thành của mình. Bài thơ Quê mẹ thiên về ngợi ca người mẹ sinh thành của nhà thơ.

– Trong nỗi nhớ Huế đang trào dâng trong lòng, nhà thơ hồi tưởng lại âm thanh, tiếng ru của người mẹ cùng với quá khứ khổ đau của quê hương, của dân tộc.

– Hồi tưởng lại những ngày thơ ấu, nhà thơ càng thương xót người mẹ yêu quý đã nâng niu, che chở cho con trong thời kỳ khốc liệt của chiến tranh.

– Bằng tình yêu chân thành của đứa con, bằng tình yêu tha thiết của người dân xứ Huế đối với quê hương, nhà thơ tin tưởng Huế sẽ được giải phóng.

Câu 10.

Hình ảnh mà em thích nhất trong bài thơ có thể là cảnh “Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng / Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi….” vì nó tạo ra một bức tranh tự nhiên, trong lành và thơ mộng về quê hương. Sự kết hợp của những yếu tố thiên nhiên như mây, núi, mưa, gió biển và nắng xa khơi không chỉ tạo ra một cảm giác yên bình mà còn đưa người đọc đến với một không gian rộng lớn, mênh mông và đẹp đẽ của quê hương. Đồng thời, việc sử dụng các từ ngữ như “hiu hiu”, “lặng lặng” càng làm tăng thêm sự huyền bí và sâu lắng cho cảnh vật, khiến cho độc giả cảm thấy như đang được đắm chìm trong bầu không khí dịu dàng của quê nhà.

 

2. Phần viết. đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

2.1. Gợi ý chung: (Tham khảo phần Gợi ý chung ở để 2).

Nắng mới

Tặng hương hồn thầy me

Mỗi lần nắng mới hắt bên sông.

Xao xác gà trưa gây não nùng.

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.

 

Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống tôi lên mười;

Mỗi lần năng mới treo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi

 

Hình dáng mẹ tôi chưa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, Nguồn, Tiếng thu, NXB Hội Nhà văn, 2014)

 

2.2.Gợi ý lập dàn ý: đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

a. Mở đoạn hoặc mở bài: Giới thiệu nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nắng mới.

b. Thân đoạn hoặc thân bài:

– Hình ảnh nắng mới trong ký ức của tác giả:

+ Hình ảnh nắng mới gắn liền với các sự vật quen thuộc của làng quê Việt Nam.

+ Đặc sắc nghệ thuật: Ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Sử dụng từ láy, sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, sử dụng động từ, tính từ…..

– Hình ảnh người mẹ trong ký ức của tác giả:

+ Hình ảnh người mẹ gắn liền với nắng mới.

+ Hình ảnh người mẹ gắn liền với quê hương.

+ Đặc sắc nghệ thuật:

* Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa,…

* Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình.

c. Kết đoạn: Khẳng định giá trị của tác phẩm và nêu cảm xúc của mình về bài thơ Nắng mới.

2.3.Tham khảo 1: đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

Nắng mới là một bài thơ hay của Lưu Trọng Lư. Bài thơ chỉ có 12 câu và rất ít chi tiết nhưng đã rọi được vào tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ ấy, đó là tình mẫu tử thiêng liêng trong tâm hồn của mỗi người.

Ở khổ đầu tiên hình ảnh nắng mới hiện lên gợi một nỗi buồn:

Mỗi lần nắng mới hắt bên sông,

Xao xác gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không

Trong không gian vắng lặng của buổi trưa, tiếng gà vang lên xao xác, não nùng đa gợi một nỗi buồn man mác, một tâm trạng cô đơn, trống vắng. Các từ láy xao xác, não nùng, chập chờn kết hợp với các động từ, tính từ và nhịp thơ 4/3 và nhịp thơ 2/2/3 và việc đảo từ rượi lên trước từ buồn đã nhấn mạnh thêm tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật tôi khi mỗi lần nhớ lại những ngày không.

Ở khổ thứ hai, nhân vật tôi trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ thương của mình về mẹ:

Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời,

Lúc người còn sống, tôi lên mười

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Bóng dáng mẹ phơi áo trước giậu vào những ngày nắng mới đã trở thành kí ức khó phai trong tâm trí của một cậu bé lên mười. Màu đỏ của chiếc áo trong tiếng nắng reo đã làm cho câu thơ sáng hơn, ấm hơn, nỗi buồn của bài thơ không còn ở cung bậc vò xé, nỗi buồn đã được lắng lại, đã thành tiếng thổn thức, tiếng nấc thầm của cơn đau đã qua trong nỗi nhớ mẹ khôn nguôi.

Từ nắng mới bên hắt bên song nhớ nắng mới reo ngoài nội, nhớ mẹ phơi áo trước giậu. Cứ thế, nỗi nhớ ngày càng hình thành rõ nét hơn. Dù đã có tả, song khổ thơ thứ hai vẫn thiên về xác định thời gian, địa điểm để đến khổ thơ cuối, cảnh và tình hòa quyện vào nhau:

Hình dáng mẹ tôi chưa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa

Chân dung bà mẹ hiện lên thật đẹp qua hình ảnh Nét cười đen nhánh sau tay áo, không phải miệng cười hay nụ cười mà đây là nét cười đen nhánh, nét cười ấy càng duyên dáng hơn khi thấp thoáng sau tay áo đã đọng lại và lưu giữ trong tâm trí người đọc về vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Bài thơ Nắng mới có cấu từ đơn giản, không nhiều hình ảnh nhưng hình ảnh nào cũng sinh động, cũng có hồn. Chính vì thế, bài thơ đã gợi niềm đồng vọng sâu xa trong tâm hồn người đọc, giúp chúng ta hiểu sâu sắc về giá trị của gia đình, làm chúng ta cũng phải chập chờn khi nhớ về kỷ niệm.

đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

2.3.Tham khảo 2: đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

Bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư là một tác phẩm thơ tuyệt vời với sức mạnh gợi lên những cảm xúc sâu sắc và kí ức sâu đậm về quê hương và gia đình. Tác giả đã thành công trong việc chuyển tải cảm xúc và hình ảnh một cách rất sống động và chân thực.

Cảm xúc trong bài thơ được thể hiện một cách rất chân thành và sâu lắng. Từ việc mô tả sự tươi mới của nắng mới hắt bên sông cho đến cảm giác buồn bã khi nhớ lại những kỷ niệm về mẹ đã mất, tác giả đã tạo ra một sự tương phản mạnh mẽ giữa niềm vui và nỗi buồn, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống.

Hình ảnh về mẹ trong bài thơ là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất. Tác giả không chỉ đơn thuần miêu tả về hình dáng ngoại hình của mẹ mà còn tập trung vào những cử chỉ, những biểu hiện tình cảm, như nét cười ấm áp, trong ánh trưa hè, trước giậu thưa. Điều này làm cho hình ảnh của mẹ trở nên sống động và gần gũi hơn, gợi lên sự ấm áp và yêu thương của tình mẹ.

Bài thơ không chỉ là một sự kỷ niệm mà còn là một lời tri ân sâu sắc đối với thầy mẹ, và cũng là một lời tựa vào kỷ niệm để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Từ những hình ảnh thơ mộng của nắng mới đến những kỷ niệm đậm đà về mẹ, bài thơ “Nắng mới” đã gợi lên một dòng cảm xúc sâu lắng và đầy ý nghĩa, tạo nên một tác phẩm thơ đáng trân trọng và đáng nhớ. đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

đọc hiểu quê mẹ ; trắc nghiệm quê mẹ ; huế ơi quê mẹ của ta ơi ; đọc hiểu huế ơi quê mẹ của ta ơi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *