VIẾT

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM THƠ

Câu 1: nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ ; viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ

Yêu cầu đối với kiểu bài Phân tích ngữ liệu tham khảo
Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm thơ và nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá. – Giới thiệu tên, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác hai tác phẩm thơ cần so sánh, đánh giá: Giang tuyết (Liễu Tông Nguyên) và Mộ (Hồ Chí Minh).

– Giới thiệu được vấn đề cần so sánh, đánh giá: Phong vị cổ điển trong bài thơ Giang tuyết (Liễu Tông Nguyên) và tính hiện đạo trong bài thơ Mộ (Hồ Chí Minh).

Thân bài: Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng, khác biệt về đặc điểm/ giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm thơ. – Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng, khác biệt của hai tác phẩm thơ:

   + Điểm tương đồng: đề tài, thi liệu và thủ pháp, thể thơ.

   + Điểm khác biệt: Bài Giang tuyết mang phong vị cổ điển với đầy đủ ý nghĩa của phong cách thơ cổ điển Trung Hoa; còn Mộ là bài thơ kết hợp giữa phong vị cổ điển và tính hiện đại. Điểm khác biệt này được làm rõ trên hai phương diện là chủ thể trữ tình và cách sử dụng nhãn tự.

– Đánh giá phong cách sáng tác của mỗi tác phẩm.

Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm; những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm; nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

 

– Khẳng định lại những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm: Bài Giang tuyết tiêu biểu cho phong cách cổ điển, bài Mộ tiêu biểu cho phong cách hiện đại (kết hợp giữa cổ điển và lãng mạn).

– Nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của hai tác giả: Mỗi tác giả đều có phong cách sáng tác độc đáo, không chỉ mang dấu ấn cá nhân của nhà thơ mà còn mang dấu ấn của phong cách sáng tác thời đại.

 Câu 2: nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ ; viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ

Các luận điểm ở phần thân bài được sắp xếp theo trật tự: nêu điểm tương đồng trước, điểm khác biệt sau; nhằm làm rõ sự khác biệt về phong cách sáng tác của hai tác phẩm.

– Luận điểm 1: Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm trên các phương diện: đề tài, thi liệu và thủ pháp, thể thơ.

– Luận điểm 2: Điểm khác biệt giữa hai tác phẩm trên các phương diện: chủ thể trữ tình và cách sử dụng nhãn tự

Câu 3: nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ ; viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ

Trong từng luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp chặt chẽ, các bằng chứng được lựa chọn, phân tích để củng cố, làm rõ cho cho lí lẽ. Ví dụ, khi so sánh để làm rõ sự khác biệt về cách sử dụng nhãn tự của hai tác phẩm, người viết đã phân tích chữ “hàn” (Giang tuyết) và từ “hồng” (Mộ) để làm rõ, củng cố cho lí lẽ.

Câu 4: nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ ; viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ

* Một số lưu ý khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ:

– Về nội dung: Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm theo yêu cầu của đề bài; kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm.

– Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như: sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; lập luận chặt chẽ; sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; diễn đạt mạch lạc;…

nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ ; viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *