LÃO HẠC

NAM CAO

Câu 1: lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về việc bán chó à Ông giáo thờ ơ nghĩ về năm quyển sách của mình và hồi tưởng về đứa con trai của lão Hạc đã đi phu ở Nam Kỳ à Ông giáo hiểu ra con chó là kỉ vật của đứa con, nên rất quý giá với lão Hạc.

– Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về việc đã bán chó à Ông giáo xót xa, đồng cảm với lão Hạc và không còn tiếc sách của mình à Lão Hạc ngỏ ý gửi vườn và một số tiền cho ông giáo để lo hậu sự cho mình à Từ đó, lão Hạc chỉ ăn khoai ráy và từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo.

– Ông giáo nghe Binh Tư nói về việc lão Hạc xin bả chó và thất vọng về con người lão Hạc à Ông giáo và người trong làng chứng kiến lão Hạc tự tử bằng bả chó à Ông giáo tự hứa sẽ giữ gìn mảnh vườn cẩn thận và giao lại cho con trai lão.

– Chuỗi sự kiện tạo nên cốt truyện này không đi theo trật tự thời gian thông thường, mà theo hành trình nhận thức của ông giáo về lão Hạc: từ thông cảm, chia sẻ, đến hiểu lầm và nhận ra sự thật cuối cùng về con người lão. à Lưu ý HS: Cốt truyện của Nam Cao thường đi theo hành trình tâm lí nhân vật chứ không phải theo trật tự thời gian thông thường. Truyện Lão Hạc tiêu biểu cho đặc điểm này.

Câu 2: lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

2a. Về nhân vật lão Hạc:

Tính cách Chi tiết tiêu biểu
Nhân hậu, giàu lòng yêu thương – Lo lắng sắp xếp chu toàn mọi thứ cho cuộc đời con, không cho con bán vườn vì lo cho đời sống của con sau này.

– Nhìn con chó luôn nhớ đến con, trông ngóng thư con.

– Đau khổ vì sợ mất con khi con nộp thẻ đi phu.

– Giữ gìn mảnh vườn cho con, thà chết chứ không bán đi một sào.

– Chăm sóc con chó Vàng như con cháu mình (tắm rửa bắt rận, gọi “cậu”, tâm sự với nó như với cháu mình, cho ăn trong bát,…).

– Đau đớn, dằn vặt khi buộc phải bán con chó Vàng.

Tự trọng – Dù nghèo đói nhưng vẫn tự chuẩn bị tiền lo hậu sự cho mình, không muốn phiền đến hàng xóm.

– Cương quyết không nhận sự giúp đỡ từ ông giáo.

– Chọn cái chết bằng bả chó để không làm phiền mọi người.

2b: lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

Hoàn cảnh sống của lão Hạc: Là nông dân ở một vùng nông thôn nghèo, người làng xung quanh đều vất vả kiếm sống, giành giật nhau từng công việc, kiếm tiền bằng những nghề lương thiện lẫn bất lương; từng có một gia đình hạnh phúc, tôn trọng và yêu thương nhau (người vợ vất vả làm lụng mua được mảnh vườn cho con, đứa con trai tôn trọng và nghe lời cha, lo lắng gửi lại tiền trước khi đi xa kiếm sống,…); vợ mất sớm, con đi xa, tuổi già neo đơn, chỉ còn một con chó bầu bạn.

– Mối liên hệ giữa tính cách và hoàn cảnh: Hoàn cảnh gia đình khiến cho lão Hạc luôn muốn bảo vệ tâm nguyện của người vợ đã mất (giữ mảnh vườn cho con) và chăm lo cho đứa con độc nhất dù anh đã trưởng thành (lo lắng sắp xếp tương lai cho con); Giữa làng xóm khốn khó, phức tạp, bon chen, lão Hạc luôn giữ tâm hồn lương thiện, trong sáng, lão tự trọng bao nhiêu thì cũng tôn trọng người khác bấy nhiêu (lão không muốn làm phiền ai và luôn nói về người khác bằng lời lẽ tôn trọng nhất có thể “gọi là của lão có tí chút còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả…”.).

=> Nhân vật lão Hạc là điển hình của tầng lớp nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: nghèo khổ, khốn cùng, bị đẩy vào hoàn cảnh buộc phải lựa chọn giữa một bên là hi sinh nhân cách và đạp lên người khác để có miếng ăn mà sống và một bên là chết để dành sự sống cho gia đình, người thân và bảo toàn lòng tự trọng.

lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc

Câu 3: lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

Truyện được kể từ ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn ngôi thứ nhất từ ông giáo.

Tác dụng của việc lựa chọn điểm nhìn này: (1) toàn bộ cuộc đời lão Hạc hiện lên qua cái nhìn, cảm xúc và suy nghĩ của ông giáo, kể cả những hiểu lầm hoặc đánh giá lầm của chính bản thân ông về lão Hạc, (2) thể hiện rõ tính cách nhân từ, tốt bụng và những nỗ lực muốn thấu hiểu con người của ông giáo.

Khi lựa chọn điểm nhìn này, kết cấu toàn bộ truyện ngắn được tổ chức xoay quanh hành trình nhận thức của ông giáo về lão Hạc:

+ Lần thứ nhất, lão Hạc sang nhà ông giáo kể về ý định bán chó, ông giáo nhớ lại những gì đã biết về con trai của lão và thấu hiểu sự yêu quý của lão dành cho con chó và ý định không muốn bán chó.

+ Lần thứ hai, lão Hạc sang nhà ông giáo nói về việc đã bán chó và ý định gửi văn tự vườn cho ông giáo, sau đó ông thấy lão ăn uống kham khổ và từ chối mọi sự giúp đỡ của ông.

+ Cuối cùng, nghe Binh Tư kể lão xin bả chó, ông hiểu lầm và thất vọng về lão Hạc. Khi chạy sang nhà lão Hạc chứng kiến cái chết đau đớn của lão, ông giáo mới hiểu và nhận ra cuộc đời không hẳn như ông nghĩ.

Cuộc đời lão Hạc hiện lên trước mắt chúng ta qua lăng kính của ông giáo. Ông giáo là hàng xóm của lão Hạc, là người có học thức, hiểu biết, chân thành, tốt bụng và rất gần gũi với lão. Nhưng ông vẫn hiểu lầm về lão Hạc không chỉ một lần:

+ Thứ nhất, ông từng nghĩ “Lão quý con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi…”, phải đến khi chứng kiến lão Hạc dằn vặt sau khi bán chó ông mới nhận ra “Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa”.

+ Thứ hai, ông từng nghĩ “Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.” và phải đến khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc ông mới nhận ra “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.”

→ Vòng lặp hiểu sai – nhận ra – hiểu sai – nhận ra đó cho ta thấy việc hiểu một con người khó khăn đến mức nào.

Việc lựa chọn điểm nhìn ngôi thứ nhất với ông giáo là người kể chuyện cho ta thấy đây không chỉ đơn giản là câu chuyện về một cuộc đời nghèo khổ nhưng lương thiện, mà còn là câu chuyện về hành trình gian nan để hiểu đúng về một con người.

Câu 4: lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

* Về nhân vật ông giáo:

Thời điểm Chi tiết, từ ngữ thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của ông giáo về hành động của lão Hạc Thái độ, tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc
Khi nghe lão Hạc nói về việc bán chó Trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi… Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế Thờ ơ, không quan tâm
Khi nhớ lại nguồn gốc của con chó và hoàn cảnh của lão Hạc Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn mình nó để làm khuây Cảm động, thấu hiểu
Khi lão Hạc nói đã bán chó Trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa Xót xa, đồng cảm
Khi lão Hạc ăn khoai ráy qua ngày và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi cũng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng Thương cảm cho lão Hạc xen lẫn trách móc lão quá tự ái và không hiểu mình
Khi nghe Binh Tư nói về việc lão Hạc xin bả chó Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Con người như thế ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn Đau xót, thất vọng về lão Hạc và cuộc đời
Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác… Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt… Xúc động, đau buồn nhưng không còn thất vọng về lão Hạc và cuộc đời

* Nhận xét: lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

Thái độ, tình cảm của ông giáo có những thay đổi qua diễn biến truyện:

+ Thứ nhất, về việc lão bán chó: Ban đầu ông giáo thờ ơ, dửng dưng khi lão Hạc nói sẽ bán chó vì theo ông đó chỉ là một con chó bình thường, không thể sánh với sách vở của ông (vì đó không chỉ là tài sản mà còn là kỉ niệm, ước mơ tuổi trẻ của ông). Nhưng sau khi nhớ lại nguồn gốc của con chó và tình cảnh của lão Hạc, ông nhận ra ý nghĩa của con chó đối với lão: nó là nguồn an ủi duy nhất của lão, là con, là cháu, là tất cả tình cảm mà lão có hiện nay. è Vì thế, khi chứng kiến những giọt nước mắt của lão sau khi bán chó, ông giáo từ thông cảm đã đi đến đồng cảm, đau xót cho lão và không còn xót xa năm quyển sách của mình như trước.

+ Thứ hai, về việc lão ăn khoai ráy qua ngày và từ chối sự giúp đỡ của ông: Ban đầu ông giáo trách móc lão Hạc quá tự ái và không hiểu mình. Về sau, ông nhận ra chính mình mới là người không hiểu lão Hạc.

+ Thứ ba, về việc lão Hạc xin bả chó: Ban đầu ông giáo cũng nghĩ như Binh Tư và đau xót, thất vọng về lão Hạc vì nghĩ lão đã tha hoá. Ông đem chuyện lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của mình kể cho Binh Tư mà quên mất rằng Binh Tư không phải là người có thể hiểu những gì ông nói, hắn quá xấu tính nên thường nghĩ ai cũng như mình.

+ Cuối cùng, khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông nhận ra lão tự trọng hơn mình tưởng rất nhiều và tình cảm của lão với con chó Vàng cũng sâu sắc hơn ông tưởng (lão chọn cái chết bằng bả chó như một cách để tạ lỗi với con chó Vàng mà lão vẫn luôn đau xót, dằn vặt vì cho rằng mình lừa nó).

lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc

Câu 5. lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

5a: lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

Đoạn văn thể hiện quan niệm của ông giáo về cách để hiểu đúng, hiểu sâu về người khác. Theo ông giáo, để hiểu đúng, hiểu sâu về người khác, ta cần có cả sự độ lượng, cảm thông lẫn sự nỗ lực không ngừng. Việc nhận thức đúng đắn về một con người đòi hỏi ta phải “cố”, phải luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu cảm cho tâm tư của họ và hơn nữa, phải luôn nhận thức lại, lật lại những gì mình đã biết về họ, vượt qua những thiên kiến có sẵn trong mình. Bởi con người là một thực thể không ngừng thay đổi nên chúng ta khó có thể có lời kết luận cuối cùng về một con người.

Hành trình “cố tìm” của ông giáo để “hiểu” lão Hạc: Ông giáo đã không ngừng vượt qua những thiên kiến bản thân để cố gắng thấu hiểu cho lão Hạc: ông đã vượt qua suy nghĩ chủ quan ban đầu của mình khi nghĩ con chó Vàng chỉ như một món tài sản, không so được với sách vở của ông, để thấu hiểu vì sao lão Hạc lại đau buồn khi phải bán chó. Nhưng cuối cùng, ông vẫn rơi vào sự hiểu lầm tai hại, chỉ vì vô tình chấp nhận cái nhìn hẹp hòi, thiên kiến của Binh Tư về lão Hạc.

5b: lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

HS tự do trình bày quan điểm cá nhân miễn là lập luận hợp lí, chặt chẽ.

Câu 6: lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đang dần suy tàn, kiệt quệ, nông dân bị bần cùng hoá, gần như chỉ còn đường chết để bảo vệ chút thiện lương cuối cùng. Một số chi tiết điển hình cho đời sống người nông dân Việt Nam Cách mạng tháng Tám năm 1945 được đề cập trong tác phẩm: thanh niên nông thôn bỏ làng đi phu trong các đồn điền của Pháp (dù văn hoá Bắc Bộ vốn rất trọng việc gắn bó với quê hương làng xóm), khiến mô hình gia đình truyền thống dần rạn vỡ; các ngành nghề thủ công truyền thống dần mai một (làng lão Hạc bị mất vé sợi khiến nghề dệt suy tàn), thợ thủ công thất nghiệp, đời sống sa sút, khó khăn; làng quê tiêu điều do mất mùa, người nông dân không sống nổi trên mảnh đất của chính mình, họ phải tranh giành nhau từng công việc để kiếm sống.

Câu 7: lão hạc nam cao ; đọc lão hạc nam cao ; đọc lão hạc  

  Phong cách hiện thực Thể hiện trong Lão Hạc
Đề tài Đời sống hằng ngày, cuộc sống và môi trường xã hội đương thời Nông thôn Việt Nam và đời sống người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cảm hứng Phê phán, bóc trần những tiêu cực của thực tại Phơi bày hiện thực tăm tối và đời sống khốn cùng của người nông dân, từ đó ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương và bản chất lương thiện của họ.
Nghệ thuật Có xu hướng khắc hoạ chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống và môi trường xã hội, những nhân vật điển hình cho một hoàn cảnh, tính cách, số phận trong xã hội Sử dụng một loạt những hình ảnh, chi tiết chân thực, xuất phát từ đời sống nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thời Nam Cao sống (nông thôn mất mùa, làng bị mất vé sợi, dân làng tranh nhau chút kế sinh nhai, thanh niên nông thôn nộp thẻ đi phu đồn điền thực dân Pháp); nhân vật điển hình cho tầng lớp nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *