Lá Diêu bông

(Hoàng Cầm)

Câu 1: đọc lá diêu bông hoàng cầm ; đọc lá diêu bông ; lá diêu bông hoàng cầm ; lá diêu bông

Hai đoạn thơ đầu có:

– Những hình ảnh (váy Đình Bảng, đồng chiều, cuống rạ, chị thẩn thơ đi tìm, lá Diêu Bông,…) và những từ ngữ chỉ trạng thái (thẩn thơ, chau mày) của “chị” cho thấy tâm tư khao khát tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc của người chị.

– Những hình ảnh này hiện lên qua đôi mắt của chủ thể trữ tình “em”, cho ta thấy được cái nhìn chăm chú, dõi theo không rời của chủ thể trữ tình đối với “chị” à Thể hiện tình cảm ngây thơ trong sáng của một cậu bé mới lớn đối với người chị duyên dáng vùng Kinh Bắc quê nhà. Vì câu nói bâng quơ của “chị” mà “em” đã mải miết kiếm tìm chiếc lá Diêu Bông – một chiếc lá không có thực. Chị đố lá để tìm kiếm tình yêu, còn em tìm lá cũng là để theo đuổi tình yêu.

Câu 2: đọc lá diêu bông hoàng cầm ; đọc lá diêu bông ; lá diêu bông hoàng cầm ; lá diêu bông

– Biện pháp tu từ điệp cấu trúc và những hình ảnh, chi tiết đáng chú ý trong bốn đoạn thơ tiếp theo:

+ Phép điệp cấu trúc “… Em tìm thấy lá” kết hợp với sự liệt kê hàng loạt mốc thời gian cho thấy tuy thời gian thay đổi nhưng hành động không thay đổi à Đó là hành trình kiên trì, nhẫn nại theo đuổi tình yêu và hạnh phúc của chủ thể trữ tình, mặc dù chỉ là một hi vọng mong manh.

+ Phép điệp cấu trúc Chị + “chau mày”/ “lắc đầu…”: chủ thể không thay đổi nhưng hành động thay đổi, cho thấy những phản ứng của “chị” tăng tiến dần, ban đầu là từ chối chiếc lá của em (chau mày đâu phải lá Diêu Bông), sau đó từ chối trả lời (lắc đầu trông nắng vãn bên sông), từ chối cả câu đố năm nào (cười xe chỉ ấm trôn kim) và cuối cùng từ chối cả tiếp xúc với chủ thể trữ tình (xoè tay phủ mặt Chị không nhìn).

Nhận xét về sự khác biệt trong phản ứng và cảm xúc của người chị qua các đoạn thơ: Khác với hành trình kiên trì đi tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc của “em”, những lần phản ứng của “chị” là rất khác nhau, hé mở những thái độ, cảm xúc khác nhau và cũng gợi lên nhiều cách hiểu. Tuỳ góc nhìn, HS có thể hiểu và giải thích các phản ứng của chị theo nhiều cách, chẳng hạn:

+ (1): “Chị” chỉ nói đùa (vì biết rằng câu đố mình đưa ra là “bất khả giải”), nhưng “em” lại tin là thật, luôn hi vọng có được tình yêu và không ngừng ra đi tìm kiếm ảo ảnh, ảo vọng.

+ (2): Cả chị và em đều mong tìm được lá Diêu Bông, nhưng mỗi người hình dung về nó theo cách riêng và những chiếc lá em mang về đều không thoả được ước mong của chị.

+ (3): Như cách hiểu (2) và thêm: vì những một lí do nào đó (sự sắp đặt của cha mẹ, sự đưa đẩy của số phận,…), đã đến lúc chị buộc phải đi lấy chồng, không thể trông chờ em mải mê đi tìm lá.

+ …

Nếu theo cách hiểu (2) – (3), phản ứng của chị sau mỗi lần em “tìm thấy lá” có thể hiểu: Lần thứ nhất, “chị chau mày” phủ nhận “đâu phải lá Diêu Bông”, phải chăng bởi chiếc lá em mang về quá sớm và không giống với hình dung của chị về nó? Lần thứ hai, “chị lắc đầu …”, lá tìm về vẫn chưa đúng, song có thể chưa hết hẳn hi vọng, phải chăng lòng chị vẫn khắc khoải mong chờ qua cái nhìn xa xăm “trông nắng vãn bên sông”? Lần thứ ba, “chị cười xe chỉ ấm trôn kim …” chắc vì bởi lí do nào đó, đã đến lúc chị buộc phải đi lấy chồng, không thể trông chờ em mải mê đi tìm lá? Lần thứ tư, “xoè tay phủ mặt … chị không nhìn”, phải chăng là bởi, giờ đây chiếc lá em tìm về dù đúng, dù sai thì cũng đã quá muộn. “Chị không nhìn” bởi không còn dám mơ tưởng đến điều gì khác nữa hay chị đã hiểu rằng trong thực tế, cả tình yêu lẫn hạnh phúc không hẳn giống với tưởng tượng và ước mơ, đều có giới hạn và bất toàn?

→ Có thể có nhiều cách hiểu. Tuy nhiên có thể khẳng định những cung bậc cảm xúc khác nhau của “chị” và hành trình tìm kiếm tình yêu của “em” đã được Hoàng Cầm thể hiện tinh tế, khéo léo, bằng cách đặt “chị” và “em” vào các tình huống, cảnh ngộ giao tiếp, bày tỏ thái độ, cảm xúc khác nhau, từ đó để cho các hành vi, ngôn ngữ tự cất lên tiếng nói. Nhờ vậy, các đoạn thơ giàu tính gợi mở, đa nghĩa, không dễ nắm bắt.

đọc lá diêu bông hoàng cầm ; đọc lá diêu bông ; lá diêu bông hoàng cầm ; lá diêu bông

Câu 3: đọc lá diêu bông hoàng cầm ; đọc lá diêu bông ; lá diêu bông hoàng cầm ; lá diêu bông

Lá diêu bông vốn không có thực, không có tên trong từ điển sinh học; tuy nhiên trong bài thơ này, hình ảnh ấy là một sáng tạo của Hoàng Cầm, một biểu tượng quan trọng trong bài thơ.

→ Đó là hình ảnh gắn kết mọi sự việc, mọi mối quan hệ, mọi nhân vật vào một câu chuyện và là một biểu tượng đa nghĩa. Có thể hiểu lá diêu bông tượng trưng cho một tình yêu và hạnh phúc lí tưởng mà cả “chị” và “em” đều khát khao tìm kiếm. Khi đối mặt với hiện thực phũ phàng của tuổi trưởng thành và của đời sống hôn nhân, “chị” dần tan vỡ và buông bỏ ảo vọng về tình yêu lí tưởng đó, trong khi chủ thể trữ tình “em” từ chối buông bỏ và dùng cả cuộc đời để tiếp tục bảo vệ tình yêu này, dù có thể không phải dành cho “chị” nữa. đọc lá diêu bông hoàng cầm

→ Hành trình đi tìm chiếc lá là hành trình người em tìm kiếm không chỉ tình yêu mà còn là bản ngã của chính mình và với người chị, thông qua người em, cũng là hành trình cô trưởng thành và hiểu thêm những ý nghĩa về tình yêu, về cuộc đời, về sự bất toàn của đời sống.

Câu 4: đọc lá diêu bông hoàng cầm ; đọc lá diêu bông ; lá diêu bông hoàng cầm ; lá diêu bông

HS có thể tự do trình bày ấn tượng của mình về bài thơ (có thể liên quan đến nội dung, hình thức hay chủ đề của bài thơ) miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục, dựa trên kết quả đọc hiểu VB của chính các em.  đọc lá diêu bông hoàng cầm

đọc lá diêu bông hoàng cầm ; đọc lá diêu bông ; lá diêu bông hoàng cầm ; lá diêu bông

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *