Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10

lediem.net giới thiệu đến các bạn bài soạn Giang – Bảo Ninh bài 8 – chân trời sáng tạo, những gợi ý và hướng dẫn trả lời câu hỏi trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc bài Giang – Bảo Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Tập truyện Bảo Ninh – những truyện ngắn bào gồm 36 truyện ngắn. Những câu chuyện ở đây được kể bằng một giọng văn nhẹ nhàng, điềm đạm về kỉ niệm trong quá khứ của nhà văn, đặc biệt là kí ức về chiến tranh. Đó là những câu chuyện cảm động về tình người, tình yêu, đau khổ, hạnh phúc.

Giang là một truyện ngắn thuộc tập truyện này.

Bảo Ninh (sinh năm 1952) còn có những bút danh như Nhật Giang, Mã Pí Lèng, … là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975. Trong số những tác phẩm của ông, cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được dịch ra khoảng 15 thứ tiếng và đạt nhiều giải thưởng quốc tế.

Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 
Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo

Trước khi đọc: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo  

Câu hỏi: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, …) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, …) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX:

Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983).

Tây Tiến (Quang Dũng, 1986).

Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986).

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).

Cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩm ấy: Tây Tiến của Quang Dũng, là một trong những bài thơ hay viết về đề tài người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ là những học sinh, sinh viên đến từ Hà Nội. Nhưng theo tiếng gọi Tổ Quốc, hành quan trên Tây Bắc để bảo vệ biên giới Việt Lào. Tuy cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, thiếu thốn, và thậm chí hi sinh. Nhưng họ vẫn kiên cường, bất khuất, lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Làm bật lên vẻ đẹp của bộ đội Cụ Hồ.

Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 
Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo

Đọc văn bản: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo  

Câu 1 theo dõi: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Chú ý quá trình làm quen và diễn biến tình cảm giữa hai nhân vật qua lời kể và lời thoại.

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

– Tình huống gặp gỡ của hai nhân vật khá đặc biệt, họ làm quen rất nhanh.

– Trong khoảng thời gian nhanh đó, nhân vật “tôi” – anh tân binh, cảm nhận rõ sự ân cần, nhẹ nhàng và chu đáo của Giang.

– Giang quý mến nhân vật “tôi” nên đã mời anh về nhà chơi.

Câu 2 theo dõi: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Chú ý lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

– Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” với bố tên Hùng, là bạn học lớp 10 cùng Giang, đang đóng quân gần đây và tình cờ gặp lại nhau.

– Lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” như vậy sẽ khiến cho bố không nghi ngờ và làm cho anh tân binh không bị khó xử.

Câu 3 suy luận: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?  

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Theo em, đây có thể là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở, một tình yêu trong sáng trong thời kháng chiến.

Câu 4 suy luận: Giang Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp lại một người quen ở chiến trường, khác với lần đầu họ đã gặp nhau.

Câu 5 suy luận: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Hai đoạn văn này là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc.

Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 
Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo  

Câu 1: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên là:

Bố về rồi đấy ạ – Cô vội vã nói – Bố ơi, đây là Hùng, bạn học lớp 10 với con. Anh ấy đóng quân gần đây. Chúng con tình cờ gặp nhau vừa nãy.

Thời khắc gấp gáp không thể nấn ná, nhưng trước lúc đi, tham mưu trưởng sực nhớ một điều và vội vội ông nói với tôi: “Giang nó có gởi cháu tấm ảnh của nó, nhưng tiếc quá, lại không mang theo đây. Để bữa sau vậy, Hùng nhé…”

– Tôi mở túi phòng hóa đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tươi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươi, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại quai dép cho tôi, Giang vội kêu lên:

– Ôi em quên. Có cơm mà, để em dọn mời anh.

Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì. “Kìa, Hùng đấy hả Hùng!”. Giọng ông ngạc nhiên, mừng vui. Ông thân thiết xiết chặt tay và không nén được, ông cảm động ôm lấy tôi. “Giang nó cứ nhắc cậu mãi, Hùng ạ. Nó cứ buồn vì không gặp lại được cậu trước khi chúng ta lên đường”. Ông bảo: Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”.

… … …

Câu 2: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Có 3 cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản:

STT Những cuộc gặp gỡ Cách đối xử của các nhân vật với nhau
1 Giang và “tôi” (ở giếng nước)

 

– Giang: ân cần, thân thiện, chu đáo, cảm thông (thể hiện qua hành động múc nước, kì cọ đôi chân lấm bùn, đôi dép đức cho tôi).

– Tôi: cảm mến, gần gũi, hóm hỉnh, có chút láu lỉnh của thanh niên mới lớn.

2 “Tôi” và bố Giang (ở nhà bố Giang)

 

– Bố Giang: nghiêm túc, tác phong quân đội, có phần hơi cảnh giác, giữ khoảng cách.

– Tôi: hoảng sợ, sau đó là nghiêm túc, thái độ e dè dành cho cấp trên.

3 Giang, “tôi” và bố Giang (ở nhà bố Giang)

 

– Giang: nũng nịu với bố, quan tâm, tin cậy, ấm áp với tôi.

– Bố Giang: thương yêu, chiều chuộng con gái, cảm thông cho việc bạn con đến chơi, tạo điều kiện để Giang lấy xe chở tôi về đơn vị.

– Tôi: rung động trước tình cảm của Giang, cảm nhận được niềm vui, ấm áp.

4 “Tôi” và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên) – Bố Giang: tình thương yêu con hòa làm một với tình thương yêu chiến sĩ của người chỉ huy.

– Tôi: lòng kính trọng đối với người chỉ huy; tình yêu và sự cách trở.

Câu 3: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác, …). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):

Hình ảnh của Giang (1) Qua điểm nhìn (2) Nét tính cách nổi bật (3)
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.
Tại chiến trường qua lời của bố Giang.

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

 

Hình ảnh của Giang (1) Qua điểm nhìn (2) Nét tính cách nổi bật (3)
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh. “Tôi” Cô gái vô tư, yêu đời, hiền lành, tin người, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang. “Tôi” Nũng nịu, yêu thương bố. Cô cũng rất nhanh nhẹn, tài giỏi, đảm đang, ứng phó nhanh.
Tại chiến trường qua lời của bố Giang. Bố Giang Cô gái luôn nhớ và có cảm tình với anh tân binh. Cô gửi bức ảnh như một lời nhớ, một lời hẹn ước.

Câu 4: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

– Các ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm:

+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất (người kể chuyện xưng tôi – nhân vật tôi/anh tân binh/tác giả)

+ Điểm nhìn: anh tân binh (tôi), Bố Giang, Giang

– Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm:

+ Việc chọn ngôi kể thứ nhất khiến cho tác phẩm trở thành lời kể chuyện của người đã từng tham gia sự việc, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. + Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc, giúp họ hình dung rõ những sự kiện mà nhân vật đã trải qua, và cảm giác đây là một câu chuyện rất thật.

Câu 5: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Chủ đề của văn bản:

– Một cuộc gặp tình cờ trong chiến tranh.

– Cuộc gặp tình cờ trong chiến tranh giữa anh tân binh và cô gái Nhật Giang.

– Giang và anh tân binh.

– Tình yêu người lính.

Căn cứ xác định chủ đề văn bản:

– Dựa vào nhan đề.

– Dựa vào các chi tiết, câu chuyện, sự kiện trong văn bản…

Câu 6: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Tư tưởng của tác phẩm Giang là:

+ Tác phẩm thể hiện những giá trị tình người, tình đời trong thời chiến. Đó là tình người giữa những anh lính trong chiến trận, tình quân dân giữa anh tân binh với Giang và tình đồng chí, đồng đội giữa cấp trên với cấp dưới.

+ Trong chiến tranh, bên cạnh sự mất mát, đau thương của thời chiến, nhưng con người vẫn có niềm tin, hi vọng. Trong bom đạn, ác liệt, tuổi trẻ luôn tràn đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc.

+ Trong chiến tranh, họ cũng khao khát được sống những ngày tháng yên bình, mơ về giấc mơ hạnh phúc đời thường.

Hai đoạn văn cuối là lời trữ tình, tập trung thể hiện tư tưởng của văn bản. Những câu văn cuối tác phẩm là một sự  lắng đọng những cảm xúc và nỗi nhớ của tác giả.

Câu 7: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận “anh bộ đội” mới gặp lần đầu là bạn học của cô và “phịa” ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị, … có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể, một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo 

* Lí giải đồng tình

Theo em, Giang xử sự như vậy là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Bởi vì:

– Nên giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn, đặc biệt là trong thời chiến.

– Nói dối bố “phịa” ra cái tên Hùng để tránh phiền phức, hiểu lầm cho anh tân binh. Lời nói dối của Giang xuất phát từ ý tốt: muốn tốt cho anh tân binh, cũng không ảnh hưởng đến bố mình.

– Mượn xe bố đưa bạn mới quen về đơn vị để tránh trễ giờ là hợp lí. Nếu anh tân binh về trễ sẽ bị kỉ luật trước quân ngũ. Giang biết nghĩ cho người khác.

Từ đó, bật lên tính cách của nhân vật Giang.

… … …

* Bài tập sáng tạo: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo  

Giả sử sau ba mươi năm, “anh bộ đội” năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả ủy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự, …

Gợi ý trả lời: Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo  

Giả sử sau ba mươi năm, “anh bộ đội” năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau. Nếu được tác giả ủy quyền, em sẽ viết tiếp câu chuyện như sau:

– Giang biết tin bố hi sinh. Giang đau khổ. Nhưng Giang vẫn gắng gượng.  Nhớ về anh bộ đội tân binh hôm nào, cô tìm hỏi khắp nơi về thông tin của anh. Nhưng đều không có kết quả.

– Anh tân binh rời chiến trường, trở về Hà Nội. Anh cũng nhớ cô. Và cũng đã từng tìm kiếm cô khắp nơi. Nhưng vẫn không có thông tin.

– Thế là họ xa nhau 30 năm.

– 30 năm sau, họ lại tình cờ gặp lại nhau ở phố Khâm Thiên, ngõ Chợ. Bao nhiêu kí ức xưa trở về, cảm xúc dâng trào. Họ vẫn chờ đợi nhau. Và dành cho nhau một vị trí đặc biệt trong lòng. Họ đã đến với nhau, bù đắp cho nhau sau 30 năm sống xa cách. Sau chiến tranh, đất nước độc lập, những người chiến sĩ ấy, lại được hạnh phúc.

lediem.net

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Đọc Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  6. Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *