Bài: Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra chân trời sáng tạo

MÀN DIỄU HÀNH – TRÌNH DIỆN QUAN THANH TRA

(Trích kịch Quan thanh tra)

N.Gô-gôn (Gogol)

Câu 1: Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra chân trời sáng tạo

Tóm tắt các sự kiện chính:

(1) Các quan chức địa phương nhận nhầm một vị khách vãng lai là “quan thanh tra”, nên rất sợ hãi và tập trung tại nhà thị trưởng để bàn chuyện đối phó.

(2) Lần lượt, họ vào yết kiến “quan thanh tra” này, cùng “vi thiêng”, nịnh hót và nói xấu lẫn nhau.

(3) Ban đầu, vị khách (Khle-xta-kốp) tưởng rằng quan chức địa phương là “tốt bụng” và “hiếu khách”, nên khi nhận được tiền, ông coi đó là “vay mượn”.

(4) Tuy nhiên, sau khi biết rằng những người này nhận nhầm mình là quan lớn, Khle-xta-kốp quyết định sẽ vay thêm tiền và “cao chạy xa bay”.

Tình huống: sự nhầm lẫn từ cả hai phía: quan chức địa phương nhầm tưởng Khle-xta-kốp là quan thanh tra, còn Khle-xta-kốp thì nhầm tưởng quan chức địa phương là “tốt bụng” và “hiếu khách”. Việc trao tiền và nhận tiền được thực hiện theo sự nhầm tưởng ấy của mỗi bên.Tình huống này bắt nguồn từ nỗi sợ hãi thái quá của các quan chức địa phương khi biết tin “quan thanh tra” bất ngờ đến, lí trí bị tê liệt, khiến họ trở nên điếc, mù, không thể nhận ra sự thật hiển nhiên, dẫn đến sự nhầm lẫn tai hại. Sự nhầm lẫn đó đã tạo ra những diễn biến kịch tính, làm bộc lộ bản chất, tính cách phi lí của các nhân vật.

Câu 2: Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra chân trời sáng tạo

Nhân vật Độc thoại (lời nói riêng) Bản chất của nhân vật
Chánh án Trời, tôi bị đưa ra toà rồi. Họ mang xe đến bắt tôi rồi. Khiếp nhược trước pháp luật vì không thực hiện đúng trách nhiệm của một chánh án.
Trưởng bưu điện – Thế mà Ngài không làm hộ chút nào; Ngài hoi han mọi chuyện lừng li từng tí. Kính sợ. sùng bái mọi biểu hiện nhỏ nhặt của cấp trên.
Kiểm học Con khỉ! Lúc nào cũng rụt rè như cái thằng chết tiệt thế này, hỏng hết cả! Hoảng hốt. thiếu tự tin trước cấp trên, không dám nêu ý kiến và không biết trình bày gãy gọn vấn đề gì.
Khle-xta-kốp Ta thư hỏi vay lão trưởng bưu điện này ít tiền xem sao. Dễ dàng cho phép mình cư xử buông thả với người mới quen biết.

 Lưu ý: Vai trò của lời nói riêng (độc thoại) trong việc bộc lộ bản chất nhân vật trong tác phẩm kịch: Trong tác phẩm kịch, do không có người kể chuyện, việc hiểu tính cách, bản chất của nhân vật chỉ có thể dựa vào ngôn ngữ giao tiếp, bao gồm đối thoại, độc thoại và bàng thoại của nhân vật. Lời nói riêng (độc thoại) là một hình thức của độc thoại, trong đó nhân vật tự nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình mà không để ai khác nghe thấy. Đây là một trong những hình thức có khả năng bộc lộ rõ bản chất nhân vật. Thông qua lời nói riêng, độc giả/ khán giả có thể nhìn thấy rõ hơn tâm trạng, suy nghĩ, động cơ hành động và bản chất thực sự của nhân vật, khác với cách nhìn nhận bề ngoài khi giao tiếp với nhân vật khác.

Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra chân trời sáng tạo

Câu 3: Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra chân trời sáng tạo

Các loại xung đột trong Màn diễu hành – trình diện Quan thanh tra:

Xung đột bên ngoài: giữa các quan chức địa phương với Khle-xta-kốp, xuất phát từ sự nhầm lẫn, tạo nên tình huống hài kịch: Các quan chức nhầm Khle-xta-kốp là nhân vật “tai to mặt lớn”, trong khi khán giả nhận thức được các nhân vật đang diễn trò và lợi dụng sự nhầm lẫn này  “Xung đột mang tính ảo, không có thật. Các nhân vật này đều là nhân vật tiêu cực, nhân vật trào phúng, đáng bị hạ bệ, chê cười.

Xung đột bên trong: (tác giả không nêu trực tiếp nhưng người đọc có thể liên tưởng xung đột giữa nhân dân và chính quyền), thể hiện qua thái độ sợ hãi, vô trách nhiệm, quan liêu và ngu dốt của các quan chức. Thói vô trách nhiệm, quan liêu và ngu dốt của họ khiến nhân dân khốn đốn. Đây là xung đột quan trọng, mang tính nội tại, bộc lộ tư tưởng của vở kịch: lối sống của các quan chức không tương thích với quan niệm của nhà viết kịch về sự tổn tại đúng đắn, bổn phận công dân, chức phận cao đẹp của con người.

Lưu ý: Trong vở Quan thanh tra của N. Gô-gôn, không có hình tượng nhân vật đạo đức, nhân vật tuyên xưng lí tưởng để đấu tranh với “cái tiêu cực”. Tất cả các nhân vật đều tương ứng với “cái thấp hèn”, “sự lệch chuẩn”, không có mẫu hình “quan chức lí tưởng” rõ ràng. N. Gô-gôn chỉ ngầm đưa ra sự đối lập giữa ý tưởng về “quan chức lí tưởng” với các quan chức tệ hại trong thực tế.

Câu 4: Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra chân trời sáng tạo

a. Phóng đại:

– Phóng đại đến mức phi li tình huống nhầm lẫn: Khle-xta-kốp – một công chức nhỏ, thua bạc nhẵn túi bị các quan chức địa phương nhầm ông là “quan thanh tra. Khle-xta-kốp không gồng mình che đậy bản thân, không định đánh lừa ai, y vô tình vào vai mà người ta áp đặt cho y, nói cách khác, y kích hoạt toàn bộ sự gian dối, xảo quyệt của các quan chức bằng sự thật thà và ngờ nghệch của mình. Bản thân y cũng hiểu nhầm sự đón tiếp long trọng của các quan chức là “sự quan tâm của những người tốt bụng”, cho đến cuối màn kịch, y vẫn không rõ mình bị nhầm với ai.

– Phóng đại sự khiếp nhược, mánh khoé của các quan chức, khiến họ mất lí trí và không thể nhận ra sự thật hiển nhiên mặc dù họ toàn là những kẻ “có sạn trong đầu”. Điều này góp phần tạo nên tình huống hài kịch.

b. Tự lật tẩy: Thông qua hình thức “nói riêng”, nói xấu nhau, N. Gô-gôn để các nhân vật tự lộ bản chất thật của mình: Quản lí viện tế bần tố giác Chánh án.

c. Tương phản, nghịch lí: Khiến các nhân vật như Chánh án, Kiểm học thể hiện những hành vi và phẩm chất trái ngược với vai trò, chức trách của mình, tạo nên sự mâu thuẫn, làm bộ mặt giả tạo của họ bị phơi bày.

d. Chơi chữ: Việc sử dụng từ “Giẻ – lau” (xem chú thích trong SGK) là một ví dụ tiêu biểu về cách N. Gô-gôn chơi chữ, tạo ra hiệu ứng hài hước.

Thông qua các thủ pháp trào phúng này, N.Gô-gôn đã khéo léo phô bày những bất cập, sự giả dối và hệ lụy của lối sống, tư tưởng của các quan chức, qua đó bộc lộ mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân và chính quyền.

Câu 5: Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra chân trời sáng tạo

Bên cạnh những yếu tố hài kịch như nhầm lẫn, phóng đại tình huống, màn kịch mang đến một dư vị buồn bã, chua chát, cảnh báo sự trừng phạt, khiến người đọc/ xem suy ngẫm và ăn năn. Điều này thể hiện ở xung đột nội tại, thể hiện triết lí sâu xa của tác phẩm, đó là xung đột giữa hàng ngũ quan lại (đại diện cho chính quyền) và người dân bị áp bức (bên cạnh xung đột bên ngoài). Qua xung đột này, người đọc/ xem nhận ra sự không tương thích giữa tư tưởng của tác giả về nhân cách và mục đích sống cao đẹp mà con người hướng tới và thực tế tồi tệ đang diễn ra trong đời sống, tiềm ẩn những nguy cơ bị “trừng phạt”, “quả báo”.

Có thể thấy, tiếng cười của N. Gô-gôn không chỉ là tiếng cười giải trí, mà còn là “tiếng cười qua nước mắt”, “tiếng cười thấu thị và đầy tiên cảm lo âu”. Tiếng cười là phương tiện vạch trần những ung nhọt của xã hội, từ đó chỉnh sửa đạo đức, khiến người đọc/ xem phải suy ngẫm và ăn năn.

Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra chân trời sáng tạo

Câu 6:

Trong Màn diễu hành – trình diện Quan thanh tra, ta có thể nhận diện được nhiều tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu bị tác giả phê phán như: sự ngu dốt, thiếu trách nhiệm, quan liêu, nạn hối lộ, tham nhũng, thiếu lương tâm, bạc nhược, thói nịnh nọt, luồn cúi của những người có quyền lực. Những tệ nạn trong màn kịch không chỉ phản ánh thực trạng của xã hội Nga thế kỉ XIX mà còn mang tính phổ quát, thể hiện ở khắp nơi.

Câu 7:

Không nên thay đổi nhan đề vở kịch từ “Quan thanh tra” sang “Quan thanh tra giả”, bởi vì:

– Ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm vốn không chỉ gói gọn trong việc phản ánh một quan thanh tra “giả”, mà là phê phán hiện tượng xã hội thật: tệ nạn quan liêu, tham nhũng, thiếu trách nhiệm của các quan chức.

– Không thể phủ nhận sự cần thiết phải giám sát con người, tổ chức từ bên ngoài thông qua pháp luật và các cơ quan hành pháp, tuy nhiên, mỗi con người, tổ chức phải có khả năng tự kiểm tra, tự giám sát, bởi nó giúp họ tự soi xét bản thân, tự rèn giũa tính trung thực ý thức trách nhiệm, năng lực làm việc,… Như vậy, người thanh tra thật sự chính là lương tâm của mỗi người. Đây chính là phẩm chất, năng lực mà mỗi người cần phải rèn luyện, vì đó là nền tảng để xây dựng một xã hội lành mạnh, minh bạch.

Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra ; soạn bài Màn diễu hành trình diện quan thanh tra chân trời sáng tạo

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *