Bài: tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái chân trời sáng tạo

TIỀN BẠC VÀ TÌNH ÁI

(Trích kịch Lão hà tiện)

Mô-li-e

Câu 1: tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái chân trời sáng tạo

– Các sự kiện chính và các hành động của nhân vật:

+ Ác-pa-gông mất tráp tiền, thống thiết than khóc, đòi tra khảo tất cả mọi người;

+ Bị vu oan là thủ phạm, Va-le-rơ không rõ nguồn cơn, bị Ác-pa-gông tra hỏi;

+ Ác-pa-gông lục vấn vể tiền bạc, Va-le-rơ trình bày vể tình yêu.

– Tình huống hài kịch: sự hiểu lầm của hai người say mê hai đối tượng khác nhau.

Câu 2: tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái chân trời sáng tạo

Ác-pa-gông tự nói với mình: À! Tôi đây mà. Đầu óc tôi loạn rổi, tôi không còn biết tôi ở đâu, tôi là ai, và tôi đương làm gì.

Với đồng tiền: – Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi! Và, mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao; thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa! Không có mày, tao sống làm sao nổi. Thế là xong, tao kiệt sức rồi, tao đang chết đây, tao chết rồi, chôn rồi!

Ác-pa-gông nói với tên trộm vô hình: – Ai đó? Đứng lại! Trả tiền tao đây, đồ vô lại!

Ác-pa-gông nói với khán giả:

– Có ông bà nào làm phúc cứu tôi…

– Hở? Anh bảo gì?

– Này! Đằng kia đương nói chuyện về cái gì thế?

Ở trên kia, cái gì mà ổn ào thế? Nó cố ẩn nấp trong đám các ngài đấy không?

→ Nhận xét:

– Bản chất của độc thoại là để nhân vật tự hé lộ trạng thái tâm lí, tính cách của chính mình. Qua ngôn ngữ của chính Ác-pa-gông, ta thấy rõ bản chất tính cách của ông: tiền bạc là lẽ sống, là lí tưởng cao nhất của ông; tình cảm gia đình, xã hội đều không đáng giá với ông. Với tính cách như vậy, ứng xử của Ác-pa-gông trong các tình huống tiếp theo là tất yếu và nhất quán.

– Cái đặc biệt của lớp kịch này là trường đoạn độc thoại, dễ làm ta tưởng độc thoại sẽ làm cho hình thức giao tiếp trở nên đơn điệu. Tuy nhiên, trong đoạn độc thoại này, ngôn ngữ giao tiếp của Ác-pa-gông rất đa dạng, sinh động:

+ Giao tiếp với chính bản thân, với khán giả, nhân vật tưởng tượng và cả những vật vô tri vô giác xung quanh.

+ Tuyệt vọng bấu víu vào mọi thứ, đòi hỏi sự tương tác, thúc giục phản hồi, cố gắng lôi kéo sự tham gia từ bên ngoài.

Điều này khiến hành động kịch không đơn điệu mà trở nên ồn ào, náo nhiệt, đồng thời khắc hoạ sự hoang mang, đau đớn tột cùng của nhân vật bị mất của.

tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái chân trời sáng tạo

Câu 3: tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái chân trời sáng tạo

Trình tự tăng cấp của cảm xúc: Hốt hoảng → chới với, mất phương hướng → đau xót → tuyệt vọng → mất trí.

+ Hốt hoảng (tiếng kêu thất thanh, cảm tưởng một cú giáng bất ngờ, tung ra một loạt câu cảm thán): Ôi, kẻ trộm! Ôi, kẻ trộm! Ôi, có kẻ sát nhân! Ôi, có kẻ sát nhân! Xét xử cho tôi, trời cao đất dày! Tôi bị nguy rồi, bị ám sát rồi! Nó đã cắt cổ tôi, nó đã lấy trộm tiền bạc của tôi! Nó là đứa nào!

+ Chới với, mất phương hướng (tung ra hàng loạt câu nghi vấn liên tiếp): Nó ở đâu? Nó trốn đâu? Làm thế nào để tìm thấy nó? Nên chạy ngả nào? Ngả nào chẳng nên chạy? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Ai đó? Đứng lại!

+ Đau xót (than thở, rên rỉ): Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi!

+ Tuyệt vọng (suy sụp hoàn toàn): Và, mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao; thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa! Không có mày, tao sống làm sao nổi. Thế là xong, tao kiệt sức rồi, tao đang chết đây, tao chết rồi, chôn rồi!

+ Mất trí: Nghi ngờ cả khán giả “có dự phẩn vào vụ trộm”, muốn “treo cổ tất cả mọi ngươi” và treo cố cả chính mình.

Tính tăng cấp của cảm xúc trong tác phẩm không chỉ thể hiện thông qua ngôn từ mà còn cả biểu hiện qua ngữ điệu, cử chỉ, hành động của nhân vật.

Câu 4: tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái chân trời sáng tạo

Cách phân tuyến nhân vật:

+ Ác-pa-gông – nhân vật trung tâm, với tính cách keo bẩn, ích kỉ.

+ Các nhân vật còn lại (con, tôi tớ,…) – đối lập với Ác-pa-gông về quyền lợi và nguyện vọng.

Xác định xung đột: Xung đột chủ yếu là xung đột tính cách giữa Ác-pa-gông và các nhân vật khác:

+ Ác-pa-gông đại diện cho sự “lệch chuẩn đạo đức”, chỉ biết đến tiền bạc, bủn xỉn.

+ Các nhân vật khác đại diện cho những chuẩn mực đạo lí thông thường, như tình cảm gia đình, lòng tốt.

Xung đột trong màn kịch này thuộc về xung đột tính cách: giữa sự “lệch chuẩn đạo đức”, đam mê thấp kém với chuẩn mực đạo lí thông thường. Phán xử của Mo-li-e hoàn toàn nghiêng về bên thứ hai.

tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái chân trời sáng tạo

Câu 5:

Trong đoạn tra hỏi (Hồi V, lớp 3) của vở kịch Lão hà tiện, ta có thể tìm thấy một số thủ pháp trào phúng sau:

Hiểu nhầm (ông nói gà, bà nói vịt):

Va-le-rơ – Tất cả mọi nỗi ước ao của cháu, chỉ là được thấy mặt cho hả lòng, và không hề có ý nghĩ tội lỗi nào đến làm vẩn đục mối tình mà đôi mắt đẹp của nàng đã gieo vào lòng cháu.

Ác-pa-gông (Nói riêng) – Đôi mắt đẹp của nàng tráp của ta! Nó nói đến cái tráp của ta, mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vậy.

Sử dụng từ ngữ đa nghĩa: Ác-pa-gông sử dụng các từ ngữ như “máu mủ ruột rà”, “kho vàng”, “của báu”, “mó máy”,… Những từ này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, gây ra sự nhầm lẫn và hiểu sai ý giữa Ác-pa-gông và Va-le-rơ.

Nói mỉa:Nó nói đến cái tráp của ta mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vậy”.

Tăng cấp: Mức độ hiểu lầm càng ngày càng gia tăng: nghi cắp tiền → “tên kẻ cắp” thừa nhận → “tên kẻ cắp” khăng khăng đòi giữ “của báu” → “tên kẻ cắp” “lăn xả, bám riết” → “tên kẻ cắp” đồng loã với u già.

Câu 6: tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái chân trời sáng tạo

– Một số đặc điểm trong cách kết thúc của nhiều hài kịch, trong đó có hài kịch này:

+ Yếu tố bất ngờ: “chàng rể” Ăng-xen-mơ giàu có lại là cha ruột của anh em Va-le-rơ, Ma-ri-an.

– Hoá giải xung đột: Nhờ sự xuất hiện của Ăng-xen-mơ, xung đột giữa Ác-pa-gông và các nhân vật khác đã được hoà giải. Ác-pa-gông thu lại được “tráp tiền”, đám cưới của đôi trẻ cũng được diễn ra.

– Tranh luận:

+ Bằng lòng: Kết thúc hoà cả làng, tất cả đều vui vẻ vì đạt được mong muốn, lợi ích của mình, gia đình từ nay được sống trong hoà khí, khắc phục được sự “lệch chuẩn đạo đức”.

+ Không bằng lòng:

+ Việc giải quyết bằng việc “mặc cả” tiền bạc là cách giải quyết hời hợt, không thực sự sửa chữa được bản tính keo bẩn của Ác-pa-gông.

+ Cách kết thúc chỉ là “hoà hoãn tạm thời”, chưa khắc phục được triệt để sự “lệch chuẩn đạo đức” của nhân vật chính.

Việc đánh giá cách kết thúc của Mô-li-e đòi hỏi người đọc/ khán giả phải liên hệ với thực tế cuộc sống, nhận định về tính chân thực và tính khả thi của giải pháp mà tác giả đề xuất.

tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái ; soạn bài tiền bạc và tình ái chân trời sáng tạo

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *