ĐỀ: Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm) Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

Đọc đoạn trích: 

(Tóm tắt đoạn trước: Sau khi từ Sài Gòn trở về vì đau tim, Thứ bị thất nghiệp. Đích, anh họ Thứ, chung vốn với Oanh, vợ chưa cưới của Đích, mở một trường tư ở ngoại ô Hà Nội. Do được bổ đi làm ở xa, Đích mượn Thứ đứng chân hiệu trưởng và mời dạy mấy lớp trên. Ban đầu, Thứ rất hào hứng, tận tâm nhưng chỉ ít lâu, anh chán nghề… Bao nhiêu tiên thu được đều vào túi Oanh. Oanh không những bóc lột sức lao động của Thứ và San (một giáo viên của trường, dạy các lớp dưới) mà khi nấu cơm cho họ, Oanh còn bắt họ ăn uống quá kham khổ. Nhiều lần Thứ định nói chuyện dứt khoát với Oanh để giải thoát cho mình và tổ chức lại cái trường cho tử tế. Nhưng bản tính nhút nhát, do dự, sợ va chạm nên Thứ cứ ngần ngại, để tình trạng nặng nề kéo dài. Cuộc sống chung đụng ngày càng không chịu nổi vì thói keo bẩn, thớ lợ của Oanh. Thứ bực và buồn lắm vì thấy rằng sống với người nhỏ nhen thì mình cũng thành nhỏ nhen.).

(1) Thứ không đáp. Y ngẫm nghĩ. Mặt y hầm hầm và đôi môi y chụm lại. Rồi y hằn học bảo:

– Kiếp chúng mình, tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích của đời chúng mình, chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở cũng vì thế, nhục nhã cũng vì thế, mỏi mòn tài năng, trí óc, giết chết những mong muốn đẹp, những hi vọng cao xa cũng vì thế nốt. Lúc nào cũng lo chết đói. Lúc nào cũng làm thế nào cho không chết đói! Như vậy thì sống làm gì cho cực?

(2) Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ làm thế nào cho mình và vợ con có cơm ăn, áo mặc thôi. Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều. Mỗi người sống, phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình. Phải gom sức lực của mình vào công cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi, phải để lại một chút gì cho nhân loại. Có thú vị gì là cái lối sống co quắp vào mình, cái lối sống quá ư loài vật, chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào cái dạ dày. Có ai muốn gục mặt xuống làm gì? Đau đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất. Hỡi ôi! Người ta đã phí bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu công lao để giải thoát loài người. Giê-su (Jesus) đã phải đổ máu ra. Thích Ca đã phải từ bỏ tất cả những phú quý vinh hoa của đời mình. Vô ích cả, chừng nào nhân loại chưa thoát khỏi những xiềng xích của cái đói và cái rét. Thứ thường có những lúc sực nhớ đến những cao vọng của mình xưa, ngán ngẩm buồn, tiếc cho mình. Y cứ đinh ninh rằng giá y không bị nghèo thì có lẽ y không đến nỗi đớn hèn thế này đâu. Có lẽ y sẽ làm được một cái gì. Biết bao nhiêu tài năng không nảy nở được, chỉ vì không gặp được một cái hoàn cảnh tốt!…

(Nam Cao, Sống mòn, in trong Tuyển tập Nam Cao, tập 2,

NXB Văn học, Hà Nội, 2005, tr. 259-260)

Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

Thực hiện các yêu cầu sau: Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong đoạn (1), theo nhân vật Thứ, “kiếp chúng mình” có đặc điểm gì?

Câu 3. Nêu tác dụng của những câu hỏi tu từ có trong đoạn trích trên.

Câu 4. Nhân vật Thứ trong đoạn trích là người như thế nào? Qua nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng gì?

Câu 5. Anh / Chị có đồng tình với quan điểm “Biết bao nhiêu tài năng không nảy nở được, chỉ vì không gặp được một cái hoàn cảnh tốt” không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 7-10 dòng.

II. Phần Viết (6,0 điểm) Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

Câu 1. (4,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề: Tuổi trẻ và lòng nhân ái.

Câu 2. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ý nghĩa của việc sử dụng những chất liệu của văn học dân gian trong đoạn thơ sau:

Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh

Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

(Nguyễn Khoa Điểm, Đất Nước,

in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục, 1985, tr. 185)

 

Gợi ý trả lời: Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

Câu 1. Ngôi thứ ba.

Câu 2. Trong đoạn (1), theo nhân vật Thứ, “kiếp chúng mình” là những người phải sống cuộc đời tù túng, chật hẹp, bần tiện, không quan tâm được đến những điều cao quý mà chỉ quanh quẩn lo ăn, lo mặc, đặc biệt là lo hai bữa ăn mỗi ngày, họ sống khổ sở, nhục nhã, không phát triển được tài năng, trí óc của bản thân, chỉ sợ chết đói.

Câu 3. Đoạn trích có các câu hỏi tu từ sau:

+ Như vậy thì sống làm gì cho cực?

+ Có ai muốn gục mặt xuống làm gì?

– Hai câu trên thể hiện sự băn khoăn, trăn trở, day dứt, đau đớn của Thứ khi suy ngẫm về cuộc đời của “chúng mình”.

Câu 4. HS nêu câu trả lời theo quan điểm riêng.

Tham khảo các ý sau:

– Nhân vật Thứ trong đoạn trích là người trí thức có nhiều suy nghĩ tích cực, tiến bộ nhưng bị cái đói, cái nghèo làm cho phải sống cuộc sống tù túng, chật hẹp, đớn hèn, cơ cực,… Thứ muốn làm nhiều điều tốt đẹp nhưng bị “cuộc sống áo cơm ghì sát đất”, rơi vào bi kịch. Tuy nhiên, nhân vật luôn khao khát được vươn lên và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

– Qua nhân vật, nhà văn muốn thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia với nhân vật; nêu lên bi kịch của người trí thức trong xã hội cũ.

Câu 5. Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

HS bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối quan điểm của Thứ. “Biết bao nhiêu tài năng không nảy nở được, chỉ vì không gặp được một cái hoàn cảnh tốt”.

– Nếu đồng tình, cần nhấn mạnh hoàn cảnh tốt sẽ tạo điều điện thuận lợi cho tài năng này nở.

– Nếu phản đối, cần nhấn mạnh con người phải biết vượt lên trên hoàn cảnh, kiên định với lí tưởng của mình. Đôi khi nghịch cảnh lại là động lực để con người quyết tâm vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

– Nếu vừa đồng tình vừa phản đối, cần kết hợp hai ý trên. Nội dung câu trả lời cần chặt chẽ, có sức thuyết phục; độ dài theo số dòng quy định.

Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

II. Phần Viết (6,0 điểm) Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

Câu 1. (4,0 điểm) Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

Bài viết cần nêu được các ý chính sau đây:

a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Tuổi trẻ và lòng nhân ái và khẳng định tuổi trẻ cần biết sống nhân ái.

b)Thân bài: Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

b.1. Giải thích

– Đặc điểm nổi bật của tuổi trẻ là gì?

– Lòng nhân ái có những biểu hiện như thế nào?

– Tại sao tuổi trẻ cần quan tâm và có lòng nhân ái?

b.2. Bàn luận Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

– Phân tích và ca ngợi, biểu dương lối sống, phẩm chất nhân ái ở những người trẻ tuổi.

– Tác dụng của lối sống, phẩm chất nhân ái ở những người trẻ tuổi?

– Phê phán lối sống thiếu nhân ái, bao dung….

Trong khi bình luận cần nêu lên các bằng chứng minh hoạ cho lí lẽ.

b.3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học

– Những biểu hiện của lối sống, phẩm chất nhân ái ở bản thân anh / chị?

– Làm thế nào để tuổi trẻ ngày càng sống nhân ái hơn?

c) Kết bài: Khẳng định lại sự cần thiết của lối sống, phẩm chất nhân ái ở người trẻ tuổi.

Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

Câu 2. (2,0 điểm) Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

Đoạn văn cần nêu được các ý chính sau:

a) Mở đoạn: Nêu đoạn trích, xuất xứ của đoạn trích, khái quát về ý nghĩa của việc sử dụng những chất liệu của văn học dân gian trong đoạn thơ đã nêu.

b) Thân đoạn: Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

b.1. Chỉ ra những chất liệu của văn học dân gian và cách sử dụng chúng trong đoạn thơ đã nêu (gọi tên các thể loại của văn học dân gian như ca dao, cổ tích; nêu quan điểm của nhân dân thể hiện trong các câu chuyện cổ tích; nêu tên một số nhân vật trong các câu chuyện cổ tích; sử dụng một số từ ngữ ở các câu tục ngữ……)

b.2. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng các chất liệu dân gian trong đoạn thơ đã nêu (thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của tác giả về văn học dân gian; gợi cho người đọc nhớ lại những thể loại và tác phẩm văn học dân gian đặc sắc, gần gũi, phổ biến với mọi người; coi đó là ví dụ để khẳng định quan điểm của tác giả về nhân dân – đề cao và ca ngợi nhân dân với những phẩm chất và thái độ sống cao đẹp: thông minh, khát khao hạnh phúc và công bằng, sống có niềm tin và hi vọng….).

c) Kết đoạn: Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

Đánh giá khái quát hoặc nêu ấn tượng sâu đậm của bản thân về những chất liệu của văn học dân gian được sử dụng trong đoạn thơ đã nêu.

Sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn nam cao ; đọc hiểu sống mòn

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *