Xuân về – Nguyễn Bính Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10

lediem.net giới thiệu đến các bạn bài soạn Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10. Ở đây, lediem.net sẽ hướng dẫn, gợi ý các bạn trả lời các câu hỏi sau khi đọc bài thơ “Xuân về” một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Nguyễn Bính là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.

“Xuân về” với ngôn ngữ mộc mạc, sự quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm, nhà thơ Nguyễn Bính đã tái hiện lại bức tranh mùa xuân đặc trưng của làng quê Việt Nam nói chung và của đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước cũng như sự quý mến, tự hào về những vẻ đẹp của truyền thống văn hóa, tập tục của nhân dân ta.

Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo 
Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo

Đọc văn bản: Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Đã thấy xuân về với gió đông,

Với trên màu má gái chưa chồng.

Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm

Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.

 

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe

Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe

Lá nõn, ngành non ai tráng bạc?

Gió về từng trận, gió bay đi…

 

Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng

Lúa thì con gái mượt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng

Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng

 

Trên đường cát mịn, một đôi cô

Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc

Tay lần tràng hạt miệng nam vô.

(In trong Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, 1986, tr 66)

Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo 
Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc: Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo  

Câu 1: Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo

Liệt kê một số hình ảnh gợi tả không khí “xuân về” trong bài thơ.

Gợi ý trả lời: Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Một số hình ảnh gợi tả không khí “xuân về” trong bài thơ:

Về thiên nhiên:

+ gió đông

+ mưa tạng trời quang

+ nắng mới hoe

+ lá nõn

+ nhành non

+ lúa thì con gái

+ hoa bưởi hoa cam

+ hương bay

+ bướm vẽ vòng

Con người

+ màu má, đôi mắt trong

+ trẻ con chạy xun xoe

+ nghỉ việc đồng

+ yếm đỏ

+ khăn thâm

+ trẩy hội chùa

+ gậy trúc, tóc bạc

 Câu 2: Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo

Phát biểu cảm nhận về một hình ảnh đặc trưng cho bức tranh mùa xuân làng quê Việt Nam trong bài thơ.

Gợi ý trả lời: Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo

Trong rất nhiều hình ảnh gợi tả xuân về trong bài thơ, em thích nhất là những hình ảnh được nhắc đến ở khổ thơ cuối trong bài:

– yếm đỏ, khăm thâm: sắc màu và là trang phục truyền thống của các côn gái ở Bắc Bộ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX.

– trẩy hội chùa: là nét đẹp về văn hóa của dân tộc Việt Nam. Một nét đẹp về văn hóa tín ngưỡng Phật giáo của nhân dân ta. Trẩy hội viếng chùa vào mùa xuân là một tập tục có từ lâu đời của người Việt, với mong muốn được hòa mình vào không khí mùa xuân; mong những điều an lành, tốt đẹp cho cuộc sống của mình và người thân.

– gậy trúc, tóc bạc: các cụ già lưng còng, tay chống gậy trúc vừa đi vừa lần tràng hạt, miệng tụng kinh. Hòa mình cùng với không khí xuân về rộn ràng nơi nơi.

Cảm nhận: 

Chỉ với 3 hình ảnh trên, nhà thơ Nguyễn Bính đã rất tài tình khi miêu tả được bức tranh mùa xuân rất đặc trưng của làng quê Việt Nam nói chung và của đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Xuân về là thời điểm mà mọi người dân trên đất nước ta, từ già đến trẻ, trai, gái, nghỉ ngơi, vui xuân, sum họp, trẩy hội chùa đầu năm đã là tập tục lâu đời trên đất nước ta. Qua đó, đã làm bật lên được khả năng quan sát, sự tinh tế trong lựa chọn ngôn từ, hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Bính.

Câu 3: Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết nhan đề Xuân về đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo ấy như thế nào?

Gợi ý trả lời: Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo

Chủ đề bài thơ:

+ Sự giao hòa của con người và thiên nhiên khi xuân về.

+ Bức tranh thiên nhiên và con người khi xuân về.

+ Tình yêu thiên nhiên, con người, yêu bản sắc văn hóa, tập tục truyền thống của nông thôn Việt Nam và đồng bằng Bắc Bộ.

Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn; cảm hứng trữ tình; say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người khi xuân về.

Nhan đề “Xuân về” đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo:

– “Xuân về” báo hiệu mùa xuân đã về. Từ đó, là một loạt những hình ảnh, báo hiệu mùa xuân về.

– “Xuân về” như một sự reo vui, kí gửi những cảm nhận và quan sát tinh tế, tình cảm say mê, háo hức của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên mùa xuân và sự rộn ràng, nhộn nhịp của con người lúc đầu xuân.

– “Xuân về” thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả.

lediem.net

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  6. Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  7. Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *