lediem.net giới thiệu đến các bạn bài soạn Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạoNgữ Văn 10. lediem.net hướng dẫn, gợi ý các bạn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa sau khi đọc bài Buổi học cuối cùng (trích) của An-phông-xơ Đô-đê. Tác phẩm được in trong Những vì sao, An-phông-xơ Đô-đê, Trần Việt – Anh Vũ dịch, NXB Hội Nhà văn, 2006, tr. 280-286. 

An-phông-xơ Đô-đê là (1840 – 1897), là nhà văn Pháp và là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Ông được sinh ra ở miền Nam của nước Pháp. Ngoài ra, ông cũng viết rất nhiều tiểu thuyết và cũng thành công không kém, viết về các đề tài xã hội của một nước Pháp dân chủ thay thế cho chế độ quân chủ.

Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo
Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn đọc: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10

Câu 1: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Tóm tắt câu chuyện trong văn bản trên.

Gợi ý trả lời: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Thầy Ha-men đã thông báo cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng Andát và Loren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp. Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi vì: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào học vẫn giữ tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù. Thầy đã cho học sinh của mình tập viết tên quê hương Andát, Loren. Trong tâm trạng nhiều ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.

Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động lên đến tận cùng.

Câu 2: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Xác định chủ đề và thông điệp của văn bản. Theo bạn, nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Gợi ý trả lời: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo

Chủ đề:

– Người thầy giáo yêu nước.

– Ha-men, người thầy giáo dạy tiếng mẹ đẻ vùng An dát, Loren.

– Tiếng mẹ đẻ, vũ khí chiến đấu bảo vệ và giành độc lập.

– Bài học Pháp văn cuối cùng.

– Buổi học cuối cùng.

Thông điệp của văn bản:

– Tiếng nói – tiếng mẹ đẻ có một giá trị rất cao quý, thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Tự do độc lập của dân tộc còn gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc, tiếng mẹ đẻ.

– Từ văn bản trên cho chúng ta thấy được thầy giáo Ha-men và tác giả là những con người rất yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc, am hiểu sâu sắc về tiếng  mẹ đẻ.

– Thông điệp còn là: giáo dục lòng yêu nước từ những điều bình dị, nhỏ bé nhất. Tiếng mẹ đẻ gần gũi cũng chính là linh hồn và tiếng nói tinh thần của dân tộc.

Ý nghĩa nhan đề Buổi học cuối cùng:

+ Kết thúc những ngày sống trong độc lập, tự do.

+ Báo hiệu những ngày đen tối của một dân tộc bị chia cắt do chiến tranh.

+ Ý nghĩa của việc cần thiết phải học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.

Câu 3: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của ai? Việc sử dụng điểm nhìn ấy mang lại ưu thế gì cho việc kể lại câu chuyện?

Gợi ý trả lời: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo 

– Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của nhân vật “tôi” – cậu bé Phrăng, ngoài ra còn có điểm nhìn của thầy giáo Ha-men.

+ Truyện kể theo ngôi thứ nhất của nhân vật “tôi”.

Việc sử dụng điểm nhìn ấy đã mang lại nhiều ưu thế cho việc kể lại câu chuyện:

+ Qua điểm nhìn của cậu bé Phrăng: tình cảm của cậu đối với ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đã thay đổi. Trong khoảnh khắc của buổi học cuối cùng, cậu đã thức tỉnh và nhận ra giá trị của những giờ học Pháp văn, nỗi buồn của người dân mất nước và tấm lòng đôn hậu của thầy Ha-men. Có thể nói, cái nhìn của Phrăng là cái nhìn chân thực nhất, được thể hiện cùng với diễn biến tâm lí xúc động (hối hận, xấu hổ, nuối tiếc) đang diễn ra bên trong nội tâm của cậu. Vì vậy, qua điểm nhìn của cậu bé, buổi học cuối cùng được kể lại rất sinh động, logic và gây xúc động lòng người.

+ Qua điểm nhìn của thầy giáo Ha-men: cho thấy sự nhân từ, hồn hậu, yêu thương học sinh của thầy. Thầy đã không trách phạt Phrăng trong buổi học cuối cùng. Đồng thời, thầy cũng dành tất cả sự yêu thương, trân quý, tự hào về tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ dân tộc của mình.

Tóm lại, hai điểm nhìn trong tác phẩm, có tính chất hỗ trợ và bổ trợ cho nhau, giúp người đọc dễ hình dung được những gì người kể chuyện và nhân vật được nhắc tới (thầy Ha-men) đã trải qua và đã nhận thấy.

Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo
Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo

Câu 4: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng.

Gợi ý trả lời: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Thầy Ha-men, tuy không phải là nhân vật chính của câu chuyện, nhưng ở nhân vật thầy, đã thể hiện rất thành công chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Qua nhân vật thầy Hamen, tác giả còn giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ, có ý thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của ngôn ngữ dân tộc trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Thầy Ha-men được hiện lên qua các chi tiết sau:

Về trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn. Đó là những trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng học sinh như: Ph răng đến muộn, có khi cậu không thuộc bài. Thầy luôn nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết sự hiểu biết của mình cho học trò trong buổi học cuối cùng.

Thầy muốn học sinh và mọi người trong vùng An-dát hãy biết yêu quý, giữ gìn, trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào học vẫn giữ tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù.

Chi tiết thật sự cảm động nhất là hình ảnh thầy ở những giây phút cuối cùng của buổi học. Sự xúc động lớn trong lòng đã khiến cho người thầy tái nhợt… thầy nghẹn ngào, không nói được hết trọn vẹn câu, thầy dồn hết sức mạnh để viết lên bảng bốn chữ, một dòng chữ thật to là NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM.

Tóm lại, vẻ đẹp của người thầy đã được hiện lên rất thành công qua sự khâm phục và lòng biết ơn của cậu học trò Phrăng. Thầy Ha-men rất yêu học trò và yêu tiếng mẹ đẻ, yêu đất nước. Lời kể chân thành, tự nhiên đã làm cho buổi học cuối cùng trở nên vô cũng xúc động đối với mọi người.

Câu 5: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Kết thúc câu chuyện gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước?

Gợi ý trả lời: Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo 

Kết thúc câu chuyện đã gợi cho em nhiều suy nghĩ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước.

– Mỗi dân tộc đều có một tiếng nói riêng. Vì vậy, việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ là nhiệm vụ thiêng liêng đối với sự sống còn của dân tộc, quốc gia.

– Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của nhiều thế hệ qua hàng ngàn năm lịch sử. Vậy nên, tiếng nói, tiếng mẹ đẻ là tài sản vô giá, vô cùng quý báu của dân tộc.

– Tiếng nói dân tộc còn là cơ sở để thể hiện tính văn minh của dân tộc, còn là cơ sở để khẳng định chủ quyền độc lập, tự do của một dân tộc.

– Tiếng nói dân tộc còn là phương tiện quan trọng trong việc đấu tranh, giành độc lập, dân tộc.

– Việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc cũng là giữ gìn và phát triển quê hương, đất nước.

lediem.net 

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  6. Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  7. Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  8. Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo

 

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

 

 Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *