Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10

lediem.net giới thiệu đến các bạn bài soạn Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo. Trong bài viết, tôi sẽ hướng dẫn các bạn trả lời hoặc gợi ý trả lời các câu hỏi trong bài đọc Đất nước (trích) của Nguyễn Đình Thi này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo 
Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc: Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Câu 1: Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Không gian của “những ngày thu đã xa” được tái hiện qua những hình ảnh nào trong văn bản trên? Hãy ghi lại những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho bạn.

Gợi ý trả lời: Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo 

– Không gian của “những ngày thu đã xa” được tái hiện qua các hình ảnh sau:

+ sáng mát trong

+ những phố dài xao xác hơi may

+ người ra đi đầu không ngoảnh lại

+ thềm nắng lá rơi đầy

– Những hình ảnh ấy làm em hình dung và tưởng tượng ngày thu ở Hà Nội. Thu ở Hà Nội buổi sớm, se lạnh, không gian có chút ảm đạm, hình ảnh chia tay, tiễn biệt nhiều lưu luyến, một người chiến sĩ ra đi vì nhiệm vụ núi sông, …

Câu 2: Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Hình ảnh “mùa thu nay” khác gì với “những ngày thu đã xa”? Theo bạn, điều gì làm nên sự khác biệt đó?

Gợi ý trả lời: Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo

Hình ảnh “mùa thu nay” khác hình ảnh của “những ngày thu đã xa” ở:

+ cảnh sắc thiên nhiên nay trong trẻo, tươi sáng hơn: trời thu thay áo mới, trong biếc, …

+ không gian rộng mở: núi rừng, trời xanh, những cánh đồng, những ngả đường, …

+ cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống sống động, vui tươi: phấp phới, trong biếc nói cười thiết tha, …

– Sở dĩ có sự khác biệt trên vì: Nhân vật trữ tình đang ở một hoàn cảnh mới, với một tâm thế mới. Tác giả đang ở núi rừng Việt Bắc với một tâm trạng vui tươi, phấn chấn cho nên đã khiến cho mùa thu nay trong cảm nhận của tác giả cũng hiện lên với những sắc màu tươi mới hơn, vui tươi hơn.

Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo 
Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo – Hà Nội vào thu

Câu 3: Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Gợi ý trả lời: Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo 

– Biện pháp tu từ:

+  Điệp cấu trúc:

“… đây là của chúng ta”

“Những…..”

+ Liệt kê

– Hiệu quả biểu đạt: góp phần tạo nhịp thơ, giọng điệu hào hùng cho đoạn thơ, khẳng định ý thức chủ quyền lãnh thổ, niềm tự hào về sự trù phú, giàu đẹp của quê hương, đất nước.

Câu 4: Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Đọc lại bốn dòng cuối của đoạn trích và cho biết: tiếng của “những buổi ngày xưa vọng nói về” gửi gắm thông điệp gì đến chúng ta?

Gợi ý trả lời: Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo 

– Tiếng của “những buổi ngày xưa vọng nói về” gởi gắm thông điệp: gợi nhắc về bề dầy lịch sử, văn hóa và các giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã xây dựng, giữ gìn và đánh đổi bằng bao công sức, xương máu. Tất cả những điều tốt đẹp, thiêng liêng ấy mãi còn vang vọng đến mai sau, con cháu cần trân trọng và phát huy.

– Tiếng của “những buổi ngày xưa vọng nói về” kêu gọi thế hệ trẻ cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông để bảo vệ độc lập dân tộc.

lediem.net

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  6. Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  7. Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  8. Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo
  9. Thực hành tiếng việt bài 8 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
  10. Hịch Tướng Sĩ Bài 9 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  11. Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
  12. Nam quốc sơn hà Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  13. Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *