Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10

lediem.net giới thiệu đến các bạn bài soạn Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo”. Trong bài viết, tôi sẽ hướng dẫn các bạn trả lời hoặc gợi ý trả lời các câu hỏi trong bài đọc Tôi có một giấc mơ (Trích) của Mác-tin Lu-thơ Kinh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 
Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn đọc: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Câu hỏi 1: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo

Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Quan điểm của Mác-tin Lu-thơ Kinh là gì?

Gợi ý trả lời: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

– Văn bản trên viết ra nhằm mục đích: đề cập đến vấn đề phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ, dẫn đến những sự khốn đốn, nỗi căm phẫn của người dân da màu. Qua đó, nêu lên mong muốn, ước mơ của tác giả về một nước Mỹ tự do, công bằng.

– Quan điểm của tác giả là tất cả mọi người cần phải lên tiếng quyết liệt về thảm trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ, đặc biệt những người dân da màu cần phải chiến đấu để lấy lại địa vị chính đáng của mình.

Tuy nhiên, cần phải nhớ những điều như: không được phép hành động sai lầm, không được để các cuộc phản kháng trở thành bạo loạn; luôn tiến về phía trước cho đến khi giành được sự công bằng, bình đẳng trong xã hội; không bao giờ được rơi vào vực sâu của tuyệt vọng, …

Câu hỏi 2: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Xác định các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tác giả nêu trong văn bản và vẽ sơ đồ chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố ấy.lediem.net

Gợi ý trả lời: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

STT Luận điểm Lí lẽ và bằng chứng
1 Cần quyết liệt lên tiếng về thảm trạng người da đen bị đối xử bất công. – Lí lẽ: Cần quyết liệt lên tiếng về thảm trạng người da đen bị đối xử bất công.

– Bằng chứng: Tôi vui mừng được sát cánh bên các bạn … chúng ta đến đây để quyết liệt lên tiếng về thảm trạng này.

2 Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm. – Lí lẽ: Những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm, không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn; tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.

– Bằng chứng: Ngọn lửa mùa hè … Chúng ta không thể bước đi một mình.

3 Chỉ khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại. – Lí lẽ: Chỉ khi nào người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại; giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm từ trong giấc mơ của nước Mỹ (niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội, …)

– Bằng chứng: Và khi bước đi, chúng ta phải đảm bảo rằng … một giấc mơ.

Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 
Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 3: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Có thể thay đổi trật tự các luận điểm trong văn bản trên được không? Từ đó, bạn hãy nhận xét về cách sắp xếp luận điểm trong văn bản.

Gợi ý trả lời: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Các luận điểm được trình bày theo thứ tự của một quá trình đấu tranh mang tính liên kết và có sức thuyết phục cao.

Do đó, không thể thay đổi trật tự các luận điểm trong văn bản.

Câu hỏi 4: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Bạn hãy tìm hiểu thêm về “giấc mơ của nước Mỹ”. Từ đó, hãy lí giải nguyên nhân tác giả chọn “Tôi có một giấc mơ” làm ý tưởng chủ đạo xuyên suốt văn bản.

Gợi ý trả lời: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo

“Giấc mơ của nước Mỹ” là một đặc tính quốc gia Hoa Kì, tập hợp các lí tưởng để tạo nên một đất nước tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho mọi người dân Mỹ. Điều này mang lại niềm tin rằng, nước Mỹ sẽ luôn tạo ra cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội, … Có nghĩa là dù người Mỹ da trắng hay da màu thì họ đều có quyền được sống trong hạnh phúc, tự do, bình đẳng, bác ái.

Nhưng ở thời điểm mà văn bản ra đời, người da đen ở Mỹ phải sống trong sự khốn khổ và căm phẫn vì nạn phân biệt chủng tộc quá nặng nề, tác giả của văn bản đã dựa vào tinh thần của giấc mơ Mỹ để đưa ra phát ngôn rất sâu sắc và thuyết phục của mình: Tôi có một giấc mơ – một giấc mơ hoàn toàn chính đáng và nhân văn về một xã hội tốt đẹp, công bằng cho những người da màu.

Câu hỏi 5: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Bạn hãy xác định và phân tích vai trò của một số yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản.

Gợi ý trả lời: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

– Dù văn bản Tôi có một giấc mơ là văn bản nghị luận, tuy nhiên, các yếu tố biểu cảm ở đây vẫn rất cần thiết. Nhờ các yếu tố biểu cảm này, làm cho câu từ, cách diễn đạt của tác giả trở nên mềm mại hơn, giàu cảm xúc hơn và vì vậy mà dễ dàng tác động đến người nghe, người đọc hơn.

– Một số yếu tố biểu cảm trong văn bản: hình ảnh giàu sức gợi, câu văn giàu biểu cảm, … được thể hiện cụ thể qua những câu văn sau:

+ Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng một khi, sau chặng đường dài mệt mỏi, ta vẫn không thể tìm được chốn nghỉ chân trong quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong thành phố.

+ Đừng làm dịu cơn khát tự do của mình bằng cách uống li oán hận và thù hằn.

+ Tôi mơ ước một ngày nào đó, ngay cả bang Mi-xi-xi-pi, nơi dồn nén hầm hập sức nóng của bất công và áp bức, rồi cũng sẽ chuyển mình thành một ốc đảo của tự do và công bằng.

+ …

* Bài tập sáng tạo: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau về bối cảnh ra đời các bản “tuyên ngôn độc lập” trong văn học Việt Nam: Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).

Gợi ý trả lời: Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo 

Giống nhau: Cả hai văn bản đều ra đời vào khoảng thời gian cần đến sự khẳng định chủ quyền.

Khác nhau:

+ Mỗi văn bản ra đời trong bối cảnh lịch sử khác nhau và có những mục đích khác nhau.

+ Nam quốc sơn hà: ra đời nhằm làm tăng sĩ khí của quân dân Đại Việt và giảm nhuệ khí của quân giặc.

+ Bình Ngô đại cáo: ra đời để bố cáo thiên hạ sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi được giặc Minh.

lediem.net

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  6. Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  7. Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  8. Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo
  9. Thực hành tiếng việt bài 8 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
  10. Hịch Tướng Sĩ Bài 9 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  11. Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
  12. Nam quốc sơn hà Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  13. Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  14. Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *