Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu Trang 97, 98

Giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97, 98 của Rosie Nguyễn. Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97, 98, một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú. Chỉ khi ta tìm hiểu sâu về nó, biết rõ về nó, mới thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm cho dù là loại công việc gì. Ngay cả những công việc tưởng chừng nhỏ bé vụn vặt như quét rác, như lau nhà, như bưng bê, như cọ toilet. Một lần trong kỳ nghỉ của mình, từ ban công phòng khách sạn, tôi nhìn ra bên ngoài ngắm cảnh. Phía đối diện, một khu nghỉ dưỡng cao cấp đang được xây dựng. Tôi quan sát nhiều người thợ đang làm công việc thường ngày của họ. Người đặt gạch, người hàn sắt, người chuyển vật liệu. Mỗi người một việc. Và tôi nhớ về Yu Pang-lin, một trong những tỉ phú giàu nhất Hồng Kông. Ông từng nói rằng: “Kể cả khi cọ toilet, tôi vẫn cố gắng là người cọ sạch nhất”. Và tôi nghĩ: Sẽ như thế nào nếu mỗi người đều chăm chú làm việc, cẩn thận với từng viên gạch, chú ý đến từng nước sơn? Sẽ như thế nào nếu mỗi người thợ đặt tất cả tình yêu của mình vào công việc, làm việc với tất cả sự say mê yêu thích? Nếu vậy, chắc chắn khách sạn được xây dựng lên sẽ đẹp đẽ, hoàn hảo và bền vững biết bao. Chúng ta dành trung bình từ tám đến mười hai giờ đồng hồ mỗi ngày cho công việc của mình. Tại sao không lựa chọn thái độ tích cực đối với công việc? Như Jiro, như Yu Pang-lin, như những người thợ xây nhìn thấy khách sạn đẹp đẽ từ viên gạch mình cầm. Cuộc sống của chúng ta, sự nghiệp của ta sẽ như thế nào nếu ta đặt tất cả tình yêu của mình vào đó. Dốc hết tình yêu cho việc ta làm, từng ngày một, lo gì không đạt thành tựu.

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn 2018, tr. 97-98)

Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97
Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Câu 1: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Xác định các thao tác lập luận của văn bản.

Câu 3: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 4: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Theo tác giả, vì sao ta cần tìm hiểu sâu, biết rõ về nghề?

Câu 5: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Vì sao tác giả cho rằng không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú?

Câu 6: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn:

“Sẽ như thế nào nếu mỗi người đều chăm chú làm việc, cẩn thận với từng viên gạch, chú ý đến từng nước sơn? Sẽ như thế nào nếu mỗi người thợ đặt tất cả tình yêu của mình vào công việc, làm việc với tất cả sự say mê yêu thích?”

Câu 7: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Việc tác giả dẫn Yu Pang Lin cùng câu nói của ông có tác dụng như thế nào?

Câu 8: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “Dốc hết tình yêu cho việc ta làm, từng ngày một, lo gì không đạt thành tựu” không? Vì sao?

Câu 9: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Anh/ chị có đồng ý với quan niệm “chỉ khi ta tìm hiểu sâu nghề, biết rõ về nó, mới thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm” không? Vì sao?

Câu 10: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Từ nội dung đoạn trích, anh/chị trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc dốc hết tình yêu cho việc mình làm.

Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97
Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Câu 1: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích: Phân tích, bình luận, chứng minh.

Câu 3: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Phong cách ngôn ngữ văn bản: Chính luận

Câu 4: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Theo tác giả, ta cần tìm hiểu sâu, biết rõ về nghề vì: “Chỉ khi ta tìm hiểu sâu về nó, biết rõ về nó, mới thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm cho dù là loại công việc gì.”

Câu 5: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Tác giả cho rằng không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú bởi vì: “Chỉ khi ta tìm hiểu sâu về nó, biết rõ về nó, mới thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm cho dù là loại công việc gì.”

Câu 6: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Biện pháp tu từ:

Điệp cấu trúc: “Sẽ như thế nào nếu mỗi người…”

Tác dụng:

+ Nhấn mạnh việc mỗi người cần phải biết nâng niu công việc của bản thân, làm việc hăng say, nỗ lực hết mình cho công việc.

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Thái độ tác giả: Mong muốn chúng ta phải biết trân trọng công việc của mình.

Câu 7: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Việc tác giả dẫn Yu Pang Lin cùng câu nói của ông có tác dụng: làm dẫn chứng, tăng sức thuyết phục cho việc đặt hết tình yêu, dốc hết sức vào công việc mình làm, thì sẽ đem lại kết quả tốt.

Câu 8: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Em đồng tình với quan niệm “Dốc hết tình yêu cho việc ta làm, từng ngày một, lo gì không đạt thành tựu”.

Bởi vì: Chỉ khi mình có tình yêu khi làm việc, thì chúng ta mới có thể hiểu công việc của mình, chúng ta sẽ có kinh nghiệm, kĩ năng, hiểu biết để từ đó không ngừng rèn luyện và phát triển bản thân, có đam mê trong công việc thì tất yếu, sẽ có cố gắng để vượt qua khó khăn trong công việc thì khi đó thành tựu sẽ đến với chúng ta. Vậy nên,  khi con người dốc hết tình yêu vào để làm việc thì người đó sẽ thành công.

Câu 9: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Em đồng tình quan niệm “chỉ khi ta tìm hiểu sâu nghề, biết rõ về nó, mới thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm”.

Bởi vì:

+ Khi hiểu sâu, biết rõ về việc mình đang làm đồng nghĩa với việc chúng ta có kiến thức nền tảng về lĩnh vực đang làm.

+ Trong quá trình tìm hiểu, chúng ta sẽ phát hiện ra cái hay, cái lí thú, và ý nghĩa mà công việc đó mang lại.

+ Khi mình hiểu về công việc của mình, chúng ta sẽ biết phấn đấu, tìm tòi kiến thức mở rộng để nâng cao trình độ chuyên môn cần có.

Câu 10: Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 97

Ý nghĩa của việc dốc hết tình yêu cho việc mình làm:

– Dốc hết tình yêu cho việc mình làm: là làm việc trong thoải mái, yêu thích và có đam mê trong công việc.

– Đó là điều cần thiết đối với thế hệ trẻ chúng ta.

– Ý nghĩa của việc dốc hết tình yêu cho việc mình làm là:

+ Chúng ta hiểu sâu về giá trị công việc của mình mang lại cho bản thân, xã hội.

+ Có tình yêu trong công việc dẫn đến nhiều ý nghĩa:

Có sáng tạo trong công việc.

Có mục tiêu học tập, học hỏi kinh nghiệm người khác, có chí cầu tiến trong công việc .

Có động lực vượt qua khó khăn trong công việc.

Tâm trạng và tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ khi làm việc. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất đối với chúng ta hiện nay.

– Phê phán những người làm việc qua loa, không có trách nhiệm và không có chí cầu tiến trong việc.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra) 

  1. Đọc hiểu văn bản “Ta đi tới” Tố Hữu
  2. Đọc hiểu văn bản “Em kể chuyện này” Trần Đăng Khoa
  3. Đọc hiểu văn bản “Cây bão táp Đảo Nam Yết” Trần Đăng Khoa
  4. Đọc hiểu văn bản “Hoài Thanh toàn tập” 
  5. Đọc hiểu văn bản “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” Lưu Quang Vũ
  6. Đọc hiểu văn bản “Khi người ta còn trẻ” Lan Tử Viên
  7. Đọc hiểu văn bản “Sự lựa chọn của bạn” Steve Goodier
  8. Đọc hiểu văn bản “Thế giới của người lớn bạn cần biết 4 sự thật” 
  9. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu –  Ngữ Văn 11, 12
  10. Đọc hiểu văn bản Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến Ngữ Văn 11,12
  11. Đọc hiểu văn bản Rễ hoa Chế Lan Viên Ngữ Văn 11,12
  12. Đọc hiểu văn bản Gió lào cát trắng Xuân Quỳnh Ngữ Văn 11, 12
  13. Đọc hiểu Chỉ một tấm lòng Lê Minh Quốc Ngữ Văn 11,12
  14. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ Ngữ Văn 11,12
  15. Đọc hiểu Áo cũ Lưu Quang Vũ – Ngữ Văn 11,12
  16. Đọc hiểu Đêm đọc sách (Trần Minh Hiền) – Ngữ Văn 11,12
  17. Đọc hiểu Người lính đảo (Nguyễn Lan Hương) – Ngữ Văn 11, 12
  18. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)
  19. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)
  20. Đọc hiểu Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ (Cảnh Thiên)
  21. Đọc hiểu Sông Hồng (Lưu Quang Vũ)
  22. Đọc hiểu chúng con chiến đấu cho người sống mãi (Hà Nam) – Ngữ Văn 11,12
  23. Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên – Ngữ Văn 11, 12
  24. Đọc hiểu Bão Nguyễn Trung Bình
  25. Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu (Rosie Nguyễn)
  26. Đọc hiểu tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu triết gia Aristotle
  27. Đọc hiểu Những căn nhà ấy

 

Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra)  Ngữ Văn 10

  1. Đọc hiểu Đi trong hương tràm Hoài vũ – Ngữ Văn 10 chân trời sáng tạo

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *