Đọc hiểu Những căn nhà ấy (Vũ Quần Phương)

Giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Những căn nhà ấy của Vũ Quần Phương Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Những căn nhà ấy, một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Những căn nhà ấy

Đâu rồi

những căn nhà

những căn nhà bồng bế tuổi thơ tôi

những vách cột tay tôi men lẫm chẫm!

không gian rộng

trống trơn

những căn nhà tự nguyện chìm vào đất

tạo dựng các tầng trời

giục ý nghĩ trong đầu người cất cánh

Trên nền xưa

say khoảng rộng, chân đi thành cánh vỗ

tầng thấp, tầng cao

tôi say uống mùi hương thân thuộc

của những căn nhà tự chìm vào đất

nền cũ thành bệ phóng

kỷ niệm thành sức bay

tôi phồng ngực uống mùi hương ký ức

để bay vào tương lai.

29-6-2014

(Vũ Quần Phương, Phía ngoài kia là rừng, NXB hội nhà văn Việt Nam, tr 33 – 34)

Đọc hiểu Những căn nhà ấy
Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Câu 1: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Xác định thể thơ.

Câu 2: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Xác định phong cách ngôn ngữ.

Câu 3: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 4: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Trong đoạn thơ thứ nhất, tác giả đã hoài niệm, tìm kiếm những hình ảnh nào?

Câu 5: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Hai câu thơ sau giúp anh chị hiểu gì về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại:

“nền cũ thành bệ phóng

kỷ niệm thành sức bay

Câu 6: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Thông điệp từ hai câu thơ “những căn nhà tự nguyện chìm vào đất/ tạo dựng các tầng trời” có ý nghĩa như thế nào với anh/ chị?

Câu 7: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Từ nội dung đoạn trích, trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống.

Đọc hiểu Những căn nhà ấy
Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Câu 1: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Thể thơ tự do.

Câu 2: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 3: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 4: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Trong đoạn thơ thứ nhất, tác giả đã hoài niệm, tìm kiếm những hình ảnh:

+ những căn nhà

+ những vách cột

Câu 5: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

“nền cũ thành bệ phóng

kỷ niệm thành sức bay”

– Nền cũ, kỉ niệm: được hiểu là quá khứ

– “bệ phóng”, “sức bay”: giá trị của quá khứ nâng đỡ hiện tại.

Vậy nên, mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại là:

+ Quá khứ là nền móng tạo nên những giá trị của hiện tại.

+ Sự phát triển của hiện tại mang dấu ấn từ quá khứ.

+ Cần trân trọng những giá trị được tạo dựng từ những nền móng trong quá khứ

+ Không thể tách quá khứ khỏi hiện tại.

Câu 6: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Nội dung 2 câu thơ: “những căn nhà tự nguyện chìm vào đất/ tạo dựng các tầng trời”: sự tự nguyện chìm vào lòng đất của ngôi nhà làm nên tầng trời xanh.

Từ đây, em rút ra cho mình một thông điệp có ý nghĩa về cuộc sống:

+ Phải biết cống hiến, hi sinh lợi ích bản thân cho những giá trị chung, tập thể, cộng đồng là một việc làm cần thiết, một nhận thức đúng đắn đối với mỗi người.

Câu 7: Đọc hiểu Những căn nhà ấy

Giá trị của những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống:

– Những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống góp phần la biểu hiện của sự tiến bộ của con người, xã hội và đất nước.

– Những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống mang đến cho con người những trải nghiệm mới. Làm cho chúng ta có cố gắng hoàn thiện bản thân, bắt kịp sự thay đổi của hoàn cảnh.

– Những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống, giúp con người sáng tạo hơn trong công việc, cởi mở tu duy, nhận thức.

– Những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống góp phần thúc đẩy, phát triển xã hội, đất nước.

– Những thay đổi mới mẻ trong cuộc sống là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra) 

  1. Đọc hiểu văn bản “Ta đi tới” Tố Hữu
  2. Đọc hiểu văn bản “Em kể chuyện này” Trần Đăng Khoa
  3. Đọc hiểu văn bản “Cây bão táp Đảo Nam Yết” Trần Đăng Khoa
  4. Đọc hiểu văn bản “Hoài Thanh toàn tập” 
  5. Đọc hiểu văn bản “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” Lưu Quang Vũ
  6. Đọc hiểu văn bản “Khi người ta còn trẻ” Lan Tử Viên
  7. Đọc hiểu văn bản “Sự lựa chọn của bạn” Steve Goodier
  8. Đọc hiểu văn bản “Thế giới của người lớn bạn cần biết 4 sự thật” 
  9. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu –  Ngữ Văn 11, 12
  10. Đọc hiểu văn bản Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến Ngữ Văn 11,12
  11. Đọc hiểu văn bản Rễ hoa Chế Lan Viên Ngữ Văn 11,12
  12. Đọc hiểu văn bản Gió lào cát trắng Xuân Quỳnh Ngữ Văn 11, 12
  13. Đọc hiểu Chỉ một tấm lòng Lê Minh Quốc Ngữ Văn 11,12
  14. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ Ngữ Văn 11,12
  15. Đọc hiểu Áo cũ Lưu Quang Vũ – Ngữ Văn 11,12
  16. Đọc hiểu Đêm đọc sách (Trần Minh Hiền) – Ngữ Văn 11,12
  17. Đọc hiểu Người lính đảo (Nguyễn Lan Hương) – Ngữ Văn 11, 12
  18. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)
  19. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)
  20. Đọc hiểu Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ (Cảnh Thiên)
  21. Đọc hiểu Sông Hồng (Lưu Quang Vũ)
  22. Đọc hiểu chúng con chiến đấu cho người sống mãi (Hà Nam) – Ngữ Văn 11,12
  23. Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên – Ngữ Văn 11, 12
  24. Đọc hiểu Bão Nguyễn Trung Bình
  25. Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu (Rosie Nguyễn)
  26. Đọc hiểu tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu triết gia Aristotle
  27. Đọc hiểu Những căn nhà ấy

 

Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra)  Ngữ Văn 10

  1. Đọc hiểu Đi trong hương tràm Hoài vũ – Ngữ Văn 10 chân trời sáng tạo

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *