lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2. Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2 một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Đọc văn bản sau: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Khoảng trời, hố bom

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá,
Tình yêu thương bồi đắp cao lên…
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh

Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Ðã hoá thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Ði qua khoảng trời em – Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng!

Trường Sơn, 10-1972

Lâm Thị Mỹ Dạ

(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục, 1985)

Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2
Cô gái mở đường

Thực hiện các yêu cầu sau: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Câu 1: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

  1. “Em” – cô thanh niên xung phong
  2. “Tôi” – người lính trên đường hành quân
  3. Đồng đội của “tôi” – những người lính
  4. Bạn bè của “tôi” – những người “có gương mặt em riêng”

Câu 2: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh “ngọn lửa”, “vì sao ngời chói lung linh”, “làn mây trắng”, “vầng dương” trong bài thơ?

  1. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh
  2. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình
  3. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong
  4. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước

Câu 3: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người thanh niên xung phong?

  1. Khổ 1
  2. Khổ 2
  3. Khổ 4
  4. Khổ 5

Câu 4: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Phương án nào sau đây không thể hiện nội dung của khổ thứ tư?

  1. Sự bất tử hóa vẻ đẹp cao cả của người nữ thanh niên xung phong
  2. Cảm hứng ca ngợi, trân trọng sự hi sinh cao cả của người nữ thanh niên xung phong
  3. Nỗi đau đớn, bi thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong
  4. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong

Câu 5: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Phương án nào nêu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Cái chết em xanh khoảng thời con gái” và tác dụng của biện pháp đó?

  1. Ẩn dụ – sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong
  2. Hoán dụ – Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong
  3. Nhân hóa – Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong đã thấu động cả thiên nhiên
  4. So sánh – Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong cao cả, đẹp đẽ như khoảng trời còn mãi.

Câu 6: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là gì?

  1. Tâm hồn lạc quan, yêu đời
  2. Tình yêu cao cả dành cho Tổ Quốc
  3. Tình yêu lứa đôi thuy chung, son sắc
  4. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết

Câu 7: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom?

Câu 8: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Chỉ ra và phân tích một biện pháp tu từ trong bài thơ.

Câu 9: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với Tổ Quốc?

Câu 10: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Từ hai dòng thơ: “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật “em” trong bài thơ?

Tự đánh giá, Trang 87, Ngữ văn 10, Tập 2, Bộ Cánh diều, Bài 7
Cô gái mở đường

Gợi ý trả lời: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Câu 1: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

A. “Em” – cô thanh niên xung phong.

Câu 2: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong.

Câu 3: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

A. Khổ 1

Câu 4: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

D. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong.

Câu 5: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

A. Ẩn dụ – sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong

Câu 6: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ Quốc

Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2
Cô gái mở đường

Câu 7: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Nhan đề “Khoảng trời, hố bom” gồm hai hình ảnh tương phản, đối lâp (khoảng trời >< hố bom). “Khoảng trời” gợi sự yên ả, bình yên thì “hố bom” gợi hình ảnh cuộc chiến tranh đầy khốc liệt, nhiều mất mát, hi sinh.

Câu 8: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Biện pháp tu từ: So sánh

Chỗ (biểu hiện):

“Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất”.

Tác dụng:

+ Nhấn mạnh: hình ảnh “em” tuy đã mất, nhưng trong tâm trí mọi người, em vẫn còn sống, vẫn còn tồn tại trong “hố bom”, trong từng “khoảng trời”.

+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn.

+ Thể hiện sự xót thương cũng như sự ca ngợi của tác giả đối với sự hi sinh của nhân vật “em” trong bài thơ.

Câu 9: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

Bài thơ “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Vỹ Dạ, thể hiện tình cảm xót thương, sự xúc động về sự hi sinh của các cô gái mở đường trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Họ là những cô gái, sẵn sàng đi trước tiên phong, mở đường, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự độc lập tự do cho dân tộc.

Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ ngày nay, cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc: Bảo vệ đất nước và xây dựng, phát triển đất nước. Để làm được điều đó, mỗi thanh niên ngày nay, phải có ý thức trau dồi kiến thức, siêng năng học tập, rèn luyện nhân phẩm, sống có trách nhiệm và biết yêu thương. Bên cạnh đó,  phải có nhận thức và hành động phù hợp thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của thế hệ đi trước.

Câu 10: Tự đánh giá trang 87 ngữ văn 10 cánh diều tập 2

 “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết

Nên mỗi người có gương mặt em riêng”

Hai dòng thơ trên, nói về sự hi sinh thầm lặng của nhân vật “em”, cô gái mở đường trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta. Họ đã anh dũng tự nguyện dấn thân, tiên phong và hi sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Hình ảnh “em” ngã xuống, rất thiêng liêng đối với đồng đội và thế hệ mai sau. Sự hi sinh đó đã hóa thành bất  tử. “Em” đã ngã xuống nhưng “em” lại tiếp thêm động cho những người còn sống, tiếp tục công cuộc kháng chiến đến ngày thành công. Tuy không ai nhớ mặt, đặt tên, em bình dị như thế nhưng trong lòng của mỗi người đồng đội, em hiện lên với những vẻ đẹp riêng, sáng mãi và sống mãi trong lòng mọi người.

lediem.net

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  6. Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  7. Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  8. Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo
  9. Thực hành tiếng việt bài 8 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
  10. Hịch Tướng Sĩ Bài 9 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  11. Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
  12. Nam quốc sơn hà Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  13. Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  14. Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  15. Thực hành tiếng việt bài 9 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ
  4. Trắc nghiệm bài thơ Thương vợ
  5. Trắc nghiệm bài thơ Mùa hoa mận
  6. Tự đánh giá trang 87 SGK Ngữ văn 10, tập 2, Cánh diều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *