lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm. Ở đây, lediem.net sẽ gợi ý các bạn lập dàn ý và hướng dẫn các bạn viết một bài văn hoàn chỉnh về việc phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm của Hoài Vũ, một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất. Mời các bạn tham khảo bài viết phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm.

Đề: Phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Hãy phân tích đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ):

“Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp nơi mây hương toả bay!

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?

Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…”

1-1983

(Tuyển tập thơ Việt Nam (giai đoạn chống Mĩ cứu nước), NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội  1999)

phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm
Nhà thơ Hoài Vũ

Gợi ý lập dàn ý: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Mở bài: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

+ Tác giả Hoài Vũ

+ Bài thơ “Đi trong hương tràm” được trích trong tập “Tuyển tập thơ Việt Nam

Giới thiệu khái quát về bài thơ và những ấn tượng chung về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Thân bài: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Nội dung: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Bài thơ là một lời độc thoại triền miên không dứt. Những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian…

Nghệ thuật: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Thể thơ tự do

Ngôn ngữ thơ

Hình ảnh thơ

Giọng thơ, nhịp thơ

Các biện pháp tu từ

Kết bài: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Nêu cảm nghĩ ấn tượng về bài thơ.

phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm
Rừng tràm

Hướng dẫn viết bài văn hoàn chỉnh: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Mở bài: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

“Đi trong hương tràm” của Hoài Vũ là một trong những bài thơ đi cùng năm tháng. Với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài thơ bộc bạch cảm xúc của nhân vật trữ tình – người con trai với nỗi nhớ “em” da diết. Mỗi lần “đi trong hương tràm” là mỗi lần hình bóng “em” lại ùa về trong nỗi nhớ của anh. Bởi hương tràm luôn gắn bó với “em”, nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Nỗi nhớ tình yêu gắn kết những tâm hồn xa cách. Chính những điều trên, đã tạo thành nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đi trong hương tràm. Điều đó, được thể hiện cụ thể qua đoạn thơ sau:

“Em gửi gì trong gió trong mây

Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…”

phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm
Rừng tràm

Thân bài: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Trong thời chống Mỹ ở Long An, có lần nhà thơ Hoài Vũ đã tận mắt chứng kiến tấm gương hi sinh vô cùng anh dũng của một nữ chiến sĩ giao liên vùng Đồng Tháp Mười, nơi có đồng tràm mênh mông bên dòng sông Vàm Cỏ Tây. Sau ngày giải phóng, nhà thơ có dịp trở lại chiến trường xưa, chợt nhớ về hình ảnh cô giao liên hi sinh ngày ấy, ông cảm xúc viết bài thơ này. Bài thơ “đi trong hương tràm” được trích trong tập thơ “Tuyển tập thơ Việt Nam”.

Bài thơ là một lời độc thoại triền miên không dứt. Những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian…  Tất cả đều trang nghiêm và lặng lẽ như một khúc tưởng niệm. Hình như người còn sống đang cố gắng huy động khả năng cảm nhận của các giác quan để dựng lại chân dung của người đã khuất từ trong tất cả những cái vô hình và hữu hình ở thế giới xung quanh:

“Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp nơi mây hương toả bay!”

Người đang sống lắng nghe trong gió, dõi nhìn theo mây để trò chuyện với người đã khuất về những điều chỉ có hai người mới có thể chia sẻ cho nhau, đó là những điều riêng tư thầm kín đã được hình tượng hóa thanh hoa tràm e ấp trong vòm lá. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du. Lá là biểu tượng của tuổi xuân và sự sống, nhưng cũng không thể vĩnh cửu. Dường như nỗi đau mất mát khiến cho cả gió và mây, hoa, lá … cũng ngơ ngác, thẫn thờ. Nhưng có lẽ chính trong nỗi đau tận cùng ấy, vẻ đẹp của một tình yêu chung thủy đã thăng hoa thành giá trị tinh thần bất tử:

“Mà khắp trời mây hương tỏa bay!”

Hình như toàn bộ không gian, thời gian đây đều thấm đẫm nỗi xót thương, nhung nhớ, thổn thức… để tạo nên sự giao hòa âm dương thiêng liêng và bí ẩn.

Một loạt các mệnh đề phủ định được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:

“Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu
Dù trái tim em không trao anh nữa”

Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình, vô ảnh, …; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:

“Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”.

Cái thoáng qua của gió, của hương mơn man dịu dàng biết bao. Thiên nhiên hay tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, chòng chành, hụt hẫng? Tình yêu đã thăng hoa thành hương tràm hay hương tràm là dư vị của một mối tình dang dở? Chỉ biết rằng hương tràm là cái sẽ còn mãi, mãi mãi là chứng nhân cho một tình yêu cao đẹp.

“Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng”

Hay câu thơ được ngắt nhịp khác nhau (5/3 và 4/4) dường như để tô đậm một nỗi đau không gì là bù đắp nổi: những con gió nối tiếp nhau như xoáy vào trái tim trống vắng cô đơn nhưng trong nỗi đau ấy dường như lại tiềm tàng một sức mạnh kì diệu, nó giúp cho con người không bị gục ngã trong tuyệt vọng bởi chính cái hào quang của một tình yêu cao thượng.

Dù biết rằng khi phải đối mặt với sự thật, nhất là sự thật về những mất mát là rất khó khăn:
“Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?”

Bầu trời và cánh đồng là những sự vật lớn trong thiên nhiên, tồn tại vĩnh cửu, có thể quan sát được. Nhưng bầu trời và cánh đồng thì quá cao và rộng, nó khiến cho con người có mặc cảm bé nhỏ, lạc loài, bơ vơ. Hương tràm thì vô hình, không thể nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận bằng linh cảm của tình yêu. Hương tràm cũng tồn tại vĩnh viễn cùng bầu trời và cánh đồng. Như vậy, tất cả vẫn đang hiện hữu, chỉ trừ em. Ý thơ trên, làm ta chợt nhớ đến câu thơ của Vũ Cao trong bài Núi đôi:

“Núi vẫn đôi mà anh mất em”

Có thể nói, sự mất mát trong tình yêu lứa đôi ở bài thơ “Đi trong hương tràm” đã trở thành nỗi ám ảnh không nguôi trong trái tim của người đang sống:

“Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…”

Dù sự thật là em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu bằng cấu trúc câu “Anh vẫn có … anh vẫn thấy … Anh vẫn nghe …” trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm xanh mát, hương tràm xôn xao, … Tất cả những gì thuộc về em đã được hóa thân thiêng liêng và gần gũi biết chừng nào?

Bài thơ kết thúc bằng một điệp khúc khẳng định “anh vẫn …” giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm dương … Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ,… Phải chăng đó mới chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể, mà cao hơn đó là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và thủy chung với tình yêu.

Bằng thể thơ tự do, ngôn từ mộc mạc gần gũi, nhà thơ Hoài Vũ đã vẽ ra trước mắt người đọc một mối tình trong sáng, giản dị nhưng sâu sắc, chân thành không kém phần da diết. Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, cách ngắt nhịp biến đổi linh hoạt, khắc họa tâm tư, tình cảm của nhà thơ nhớ về người con gái ấy khi đi trong hương tràm. Tác giả vận dụng rất thành công nhiều biện pháp tu từ: điệp cấu trúc, điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, … làm cho bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc.

phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm
rừng-tràm

Qua bài thơ “Đi trong hương tràm”, thế hệ trẻ chúng ta nhận thấy sự hi sinh to lớn của thế hệ cha ông đi trước. Họ chiến đấu, sẵn sàng hi sinh, quên đi hạnh phúc cá nhân. Tình yêu quê hương đất nước quá đỗi thiêng liêng, để rồi sau chiến tranh, nhân vật trữ tình, đi trong hương tràm nhớ về người con gái mình yêu. Tình yêu của họ quá đỗi chân thành, trong sáng và cao thượng. Là thế hệ trẻ ngày nay, chúng ta cần phải có trách nhiệm kế thừa và phát huy vẻ vang lịch sử dân tộc, yêu nước, cố gắng học tập để dựng xây đất nước, xứng đáng với sự hi sinh của người đi trước.

Kết bài: phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm

Tóm lại, bốn khổ thơ, mỗi khổ thơ đều quấn quyện hương tràm, tưởng như cả bài thơ ngập trong cái hương tràm xôn xao kia. Khổ thứ nhất “khắp trời mây hương tỏa bay”, khổ thứ hai “một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”, khổ thứ ba “hương tràm bên anh mà em đi đâu?”, khổ thứ tư “anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”. Mỗi khổ thơ là một khổ hương tràm, một sắc thái của hương tràm và một nỗi niềm của tác giả, của nhân vật trữ tình, của nhân vật “anh”. Tất cả đều đắm say trong hương tràm, trong tình em. Bài thơ vì thế mà trở thành ấn tượng sâu sắc, thiết tha trong lòng người về một tình yêu đẹp, về cảnh sắc thiên nhiên Nam Bộ thân thương, gần gũi, thấm đẫm tình người.

lediem.net

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  6. Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  7. Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  8. Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo
  9. Thực hành tiếng việt bài 8 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
  10. Hịch Tướng Sĩ Bài 9 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  11. Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
  12. Nam quốc sơn hà Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  13. Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  14. Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  15. Thực hành tiếng việt bài 9 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10
  3. Phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm
  4. Phân tích đánh giá bài tương tư

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ 
  4. Trắc nghiệm bài thơ Thương vợ
  5. Trắc nghiệm bài thơ Mùa hoa mận
  6. Tự đánh giá trang 87 SGK Ngữ văn 10, tập 2, Cánh diều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *