lediem.net giới thiệu đến các bạn đọc bài viết hướng dẫn cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình, mà cụ thể ở đây là dạng đề Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư. lediem.net, hướng dẫn các bạn cách lập dàn ý, cách triển khai viết các ý trong bài văn nghị luận phân tích tác phẩm trữ tình. Mời các bạn tham khảo.

Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư 

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình.

Đề: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư.   

    Nắng mới

Tặng hương hồn thầy me

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(In trong Tiếng thu, NXB Hội Nhà Văn, Hội nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP. HCM, 1992, tr. 13)

phân tích, đánh giá bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
 Lưu Trọng Lư
phân tích, đánh giá bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
Phân tích, đánh giá bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư

Lập dàn ý: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

Mở bài: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

Nêu vấn đề nghị luận

+ Trích yêu cầu đề

+ Trích thơ

Thân bài: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

Khái quát tác giả Lưu Trọng Lư, tác phẩm Nắng mới, chủ đề về tình mẫu tử (hình ảnh người mẹ).

Bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư được viết bằng thể thơ thất ngôn (bảy chữ), in trong tập Tiếng thu.

Tác giả nhớ về quá khứ, đặc biệt về người mẹ – Người mà tác giả từng rất thương yêu, in đậm hằn sâu trong tâm trí của Lưu Trọng Lư.

Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của đề.

+ Hình ảnh người mẹ

Hình ảnh mẹ qua khổ 1: Kỉ niệm ùa về,  nhà thơ nhớ  về “những ngày không”, những ngày ấu thơ, vô tư, vô lo, vô nghĩ được sự yêu thương, chăm sóc vô điều kiện của  Mẹ.

Hình ảnh mẹ qua khổ 2: tác giả còn  nhớ về chiếc áo dẻ mẹ phơi trước giậu, bà mẹ lại mang áo rét ra phơi, để cất đi dành cho mùa rét tới.

Hình ảnh mẹ qua khổ 3:

Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí.

Hình ảnh người chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu nhưng đã gây một ân tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh” như một nốt lặng cuối bàn nhạc đế dư ba, dư vị cùa ý thơ còn lan tỏa mài trong lòng người đọc.

+ Tình cảm của nhân vật trữ tình

Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư
Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư

Phân tích tác dụng của nghệ thuật.

Từ ngữ giản dị, mộc mạc, trong sáng dễ hiểu. Cách ngắt nhịp trong thơ thường là 4/3, có khi là ¾, có khi 2/5, rất phù hợp diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Cách gieo vần trong thơ là vần chân, tạo tính nhạc cho bài thơ.

Kết bài: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

Thể hiện suy nghĩ và cảm nhận của người viết về chủ đề và nghệ thuật bài thơ.

phân tích, đánh giá bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
Phân tích, đánh giá bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư

Hướng dẫn viết bài văn hoàn chỉnh: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

Mở bài: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

Lời ru hay chính tình yêu thương, sự hi sinh của người mẹ là những đại dương sâu thẳm mà cuộc đời con người không thể đo đạc cũng không thể thấu hiểu hết. Đứng trước những công lao của người mẹ đối với cuộc đời mỗi con người, Bersot cất lời ca ngợi: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Có thể nói, một trong những bài thơ hay nhất nói về người mẹ quá cố, tình cảm chân thành của người con khi nhớ về mẹ, làm ta liên tưởng đến bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư. “Nắng mới” là một trong những bài thơ được đánh giá hay về chủ đề là người mẹ, đồng thời bài thơ cũng có những nét đặc sắc và độc đáo về nghệ thuật.

Thân bài: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

Khái quát tác giả Lưu Trọng Lư, tác phẩm Nắng mới và chủ đề: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

Bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư được viết bằng thể thơ thất ngôn (bảy chữ), in trong tập Tiếng thu. Nắng mới, cái nắng mới trong trẻo hắt bên song cửa nhưng “xao xác, gà trưa gáy não nùng” gợi cảm giác buồn vắng, thê lương. Tác giả nhớ về quá khứ, đặc biệt về người mẹ – Người mà tác giả từng rất thương yêu, in đậm hằn sâu trong tâm trí của Lưu Trọng Lư.

Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của đề: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

Bài thơ có ba khổ, khổ một là không gian sao quá đỗi hiu hắt, nắng không rực rỡ tươi vui mà chỉ “hắt” bên song. Chỉ một từ “hắt” cả không gian một màu ảm đạm, một màu hoài niệm…Ở đây nghệ thuật lấy động tả tĩnh đươc tác giả sử dụng rất thành công, cái động của tiếng gà trưa xao xác chỉ làm rõ thêm cái tĩnh, đánh thức cõi lòng buồn nhớ về quá khứ. Lời thơ giản dị, tự nhiên, nhưng vẫn rất gợi cảm, có sức lay động khó tả đến người đọc. Kỉ niệm ùa về,  nhà thơ nhớ  về “những ngày không”, những ngày ấu thơ, vô tư, vô lo, vô nghĩ được sự yêu thương, chăm sóc vô điều kiện của  Mẹ.

Mạch thơ liên tục, trái dài sang khổ hai để chuyển hoàn toàn về quá khứ. Từ “nắng mới hắt bên song” ở khổ một, tác giả nhớ đến “nắng mới reo ngoài nội”, cái nắng vui tươi hơn, nhiều sức sống hơn. Bên cạnh đó, tác giả còn  nhớ về chiếc áo dẻ mẹ phơi trước giậu, bà mẹ lại mang áo rét ra phơi, để cất đi dành cho mùa rét tới. Cái nắng mới của hoài niệm này mới náo nức, mới tươi vui làm sao. Phải chăng đây là cái nắng gắn với một cậu bé vừa mới lên mười, với một người mẹ chăm chút, hiền dịu… cứ thế, nỗi nhớ này một thành hình, rõ nét hơn.

Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí. Hình ảnh người chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu nhưng đã gây một ân tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến và thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. Màu đỏ của chiếc áo trong nắng reo làm cho câu thơ sáng lên, ấm nóng hơn. Có lẽ cũng nhờ màu đỏ ấy mà việc phơi áo của mẹ càng trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ. Màu đỏ của chiếc áo là một chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc, nó làm cho kỉ niệm trong sáng, làm ấm nóng một tâm hồn lạnh lẽo khi đang phiêu dạt cố gắng tìm về với tuổi thơ lúc còn mẹ.

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh” như một nốt lặng cuối bàn nhạc đế dư ba, dư vị cùa ý thơ còn lan tỏa mài trong lòng người đọc. Dáng hình người mẹ như hiện lên rõ rệt trong tâm tưởng nhà thơ. Chi tiết gây ấn tượng nhất Nắng mới là “nét cười đen nhánh” của người mẹ. Câu thơ rất tạo hình. Chân dung bà mẹ hiện lên chỉ nơi trong hình ảnh ấy, không phải miệng cười hay nụ cười mà là nét cười đen nhánh, rất kín đáo, nhẹ nhàng, nhưng cũng rất nhanh, dường như chỉ là lướt qua trên khuôn mặt chứ chưa kịp đọng lại thành một nụ cười. Đây là chi tiết duy nhất miêu tả người mẹ nhưng nó cũng là điểm son hội tụ tất cả cái hồn của bức chân dung.

Phân tích tác dụng của nghệ thuật: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

Bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư là một bài thơ trữ tình hay nhất về mẹ, tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới. Từ ngữ giản dị, mộc mạc, trong sáng dễ hiểu. Cách ngắt nhịp trong thơ thường là 4/3, có khi là ¾, có khi 2/5, rất phù hợp diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình. Buồn nhớ da diết, khắc khoải, da diết khi nhớ về mẹ. Cách gieo vần trong thơ là vần chân, tạo tính nhạc cho bài thơ.

Kết bài: Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10

Ngoài ra, có thể thấy, bằng việc sử dụng thể thơ thất ngôn, giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, tác giả Lưu Trọng Lư đã thể hiện rất thành công chủ đề của tác phẩm. Đó là nỗi nhớ về người mẹ. Qua bài Nắng mới, ta nhận thấy được giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta: uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.

lediem.net

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  6. Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  7. Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  8. Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo
  9. Thực hành tiếng việt bài 8 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
  10. Hịch Tướng Sĩ Bài 9 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  11. Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
  12. Nam quốc sơn hà Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  13. Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  14. Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
  15. Thực hành tiếng việt bài 9 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10
  3. Phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm
  4. Phân tích đánh giá bài tương tư

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ 
  4. Trắc nghiệm bài thơ Thương vợ
  5. Trắc nghiệm bài thơ Mùa hoa mận
  6. Tự đánh giá trang 87 SGK Ngữ văn 10, tập 2, Cánh diều

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *