Giới thiệu đến các bạn văn bản Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi. Ở đây, sẽ hướng dẫn các bạn trả lời câu hỏi một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất về văn bản Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi. Mời các bạn tham khảo bài viết Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
“… Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người,chúng ta cứ mải mê đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó?
Phải chăng…
Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau và không bao giờ tới đích.
Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng, ta sẽ không thể vượt qua bất kỳ rào cản nào.
Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng.
Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào?
… Hay là tất cả? …”
( Dẫn theo: http://khotangdanhngon.com)
Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Câu 1: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Xác định thao tác lập luận?
Câu 3: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Xác định phong cách ngôn ngữ?
Câu 4: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Nêu nội dung của văn bản.
Câu 5: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Anh, chị hiểu như thế nào về câu nói: “Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng, ta sẽ không thể vượt qua bất kỳ rào cản” nào?
Câu 6: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 7: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến được nêu ở phần đọc hiểu: “Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng”
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Câu 1: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Thao tác lập luận: Phân tích, bình luận
Câu 3: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Phong cách ngôn ngữ: Chính luận
Câu 4: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Nội dung đoạn trích:
Tác giả gợi mở cho người đọc về giá trị đích thực của cuộc sống, từ đó tạo ra sự tự vấn, suy ngẫm đối với mỗi cá nhân.
Câu 5: Đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi
Ý nghĩa của câu nói “Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng, ta sẽ không thể vượt qua bất kỳ rào cản nào”: cuộc sống có rất nhiều khó khăn, trở ngại; nếu thiếu ý chí, nghị lực, con người sẽ không thể vượt qua được gian khó để thành công.
Câu 6:
Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích:
– Điệp cấu trúc ngữ pháp: “Cuộc sống là một đường chạy… nếu ta không cố gắng thì sẽ…”
– So sánh: Cuộc sống là một đường chạy.
– Ẩn dụ: đường chạy marathon dài vô tận, đường chạy vượt rào, đường chạy tiếp sức.
– Câu hỏi tu từ: “Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống?”; “Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào?”; “Hay là tất cả?”.
Câu 7:
Về ý kiến “Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng”:
Giải thích
– Giải thích:
“đường chạy tiếp sức”: Chạy tiếp sức là hình thức thi đấu tập thể của môn điền kinh. Để giành chiến thắng, các thành viên trong đội cần phải phối hợp, giúp đỡ, tiếp sức cho nhau.
– Ý nghĩa: Khuyên mỗi người cần có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng, xây dựng cuộc sống tốt đẹp.
Bàn luận
– Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
– Đoàn kết tạo sức mạnh tập thể to lớn.
– Cuộc sống của mỗi cá nhân gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của mọi người xung quanh, cộng đồng. Nên, giúp đỡ mọi người là giúp đỡ mình.
– Người có tinh thần trách nhiệm, biết giúp đỡ người khác sẽ được tôn trọng, yêu quý.