lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Mùa hạ. Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Mùa hạ của Xuân Quỳnh một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo Đọc hiểu Mùa hạ (Xuân Quỳnh).

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Mùa hạ

Đó là mùa của những tiếng chim reo

Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả

Đất thành cây, mật trào lên vị quả

Bước chân người bỗng mở những đường đi

 

Đó là mùa không thể giấu che

Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng

Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng

Từ những miền cay đắng hoá thành thơ.

 

Đó là mùa của những ước mơ

Những dục vọng muôn đời không xiết kể

Gió bão hoà, mưa thành sông thành bể

Một thoáng nhìn có thể hoá tình yêu

 

Đó là mùa của những buổi chiều

Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút

Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức

Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa

 

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?

Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển

Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

(Mùa hạ – Xuân Quỳnh)

Đọc hiểu Mùa hạ
Đọc hiểu Mùa hạ

Câu hỏi tự luận: Đọc hiểu Mùa hạ

Câu 1: Đọc hiểu Mùa hạ

Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Đọc hiểu Mùa hạ

Trong văn bản, mùa hạ được hiện lên qua những hình ảnh nào?

Câu 3: Đọc hiểu Mùa hạ

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

“Mùa hạ của tôi mùa hạ đã đi chưa 

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?”

 Câu 4: Đọc hiểu Mùa hạ (Xuân Quỳnh)

Đoạn trích gợi cho em cảm nghĩ gì về những mùa hạ đã đi qua tuổi thơ của mình? 

Đọc hiểu Mùa hạ
Đọc hiểu Mùa hạ

Gợi ý trả lời câu hỏi tự luận: Đọc hiểu Mùa hạ

Câu 1: Đọc hiểu Mùa hạ

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2: Đọc hiểu Mùa hạ

Trong văn bản, mùa hạ hiện lên qua những hình ảnh:

+ tiếng chim reo

+ trời xanh biếc

+ nắng tràn

+ mật trào lên vị quả

+ vạn vật phơi trần dưới nắng

+ biển xanh thẳm

+ cánh buồm lồng lộng trắng

+ cánh diều giấy nghiêng

+ vòm trời cao vút… 

Câu 3: Đọc hiểu Mùa hạ

Biện pháp tu từ:

Câu hỏi tu từ: “Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?”

Tác dụng:

+ Nhấn mạnh: sự trăn trở của bản thân về những khát khao của tuổi trẻ trước dòng chảy của thời gian còn hay hết?

+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động hấp dẫn.

+ Ca ngợi sự khát khao, nhiệt huyết, ước mơ, của tuổi trẻ.

Câu 4: Đọc hiểu Mùa hạ

Đoạn trích đã gợi cho em nhiều suy nghĩ về những mùa hạ đã đi qua tuổi thơ của mình. Mùa hạ gắn liền với tuổi thơ của chúng ta. Mùa hạ của những cánh diều trong mỗi buổi chiều trên đồng ruộng cùng bạn bè. Âm thanh râm ran của tiếng dế ngân vang như khúc nhạc hè về. Tiếng trẻ thơ nô đùa, chạy giỡn, ngây ngô, trong sáng và hồn nhiên. Cảnh sắc thiên nhiên mùa hạ ngập mình trong nắng rực rỡ. Mùa hạ của kí ức tuổi thơ, nâng đỡ giúp chúng ta bước vào đời. Mùa hạ của những ước mơ, lí tưởng và hoài bão của tuổi trẻ. Giờ đây, chúng em bước vào đời. Thật nhiều kỉ niệm!

Đọc hiểu Mùa hạ
Đọc hiểu Mùa hạ

Câu hỏi trắc nghiệm: Đọc hiểu Mùa hạ

Câu 1: Đọc hiểu Mùa hạ

Xác định thể thơ của văn bản:

  1. Thất ngôn
  2. Lục bát
  3. Tám chữ
  4. Tự do

Câu 2: Đọc hiểu Mùa hạ

Hình ảnh nào không xuất hiện trong bức tranh mùa hạ:

  1. Gió mưa, cánh diều
  2. Nắng tràn, biển xanh, cánh buồm lồng lộng
  3. Tiếng chim reo, trời xanh biếc
  4. Tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co

Câu 3: Đọc hiểu Mùa hạ

Điểm giống nhau về nội dung và hình thức thể hiện ở 4 khổ đầu là:

  1. Đều mở đầu bằng cụm từ “Đó là mùa”
  2. Đều có giọng điệu tươi vui, rộn rã
  3. Sau điệp khúc “Đó là mùa” là những hình ảnh gợi lên sự sinh động của mùa hè
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Đọc hiểu Mùa hạ

Giọng điệu của khổ thơ cuối có điểm gì khác so với 4 khổ đầu?

  1. Giọng điệu bi ai, thống thiết hơn
  2. Giọng điệu trầm lắng, suy tư hơn
  3. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng hơn
  4. Giọng điệu rộn rã, sôi nổi hơn.

Câu 5: Đọc hiểu Mùa hạ

Bức tranh mùa hạ được miêu tả trong bài thơ là bức tranh thiên nhiên như thế nào?

  1. Buồn tẻ, hiu hắt, vắng lặng
  2. Hùng vĩ, mĩ lệ
  3. Sinh động, vui tươi, căng tràn sức sống
  4. Ngột ngạt, oi bức

Câu 6: Đọc hiểu Mùa hạ

Ý nghĩa ẩn dụ của mùa hè được thể hiện trong bài thơ là:

  1. Mùa hè ẩn dụ cho sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian, đời người
  2. Mùa hè ẩn dụ cho tuổi trẻ nhiều đam mê, khát vọng, hoài bão.
  3. Mùa hè ẩn dụ cho sự chia li, xa cách
  4. Mùa hè ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa đắm say, mãnh liệt

Câu 7: Đọc hiểu Mùa hạ

Bức tranh mùa hạ được miêu tả trong bài thơ có nét tương đồng với bức tranh nào sau đây:

A.

“Đêm mùa hạ lòng buồn hiu quạnh quẽ

Ánh trăng vàng hình như ngân ngấn lệ”

B.

“Bầu trời cao thật cao

Nền trời nhìn leo lẻo

Nắng tràn ngập khắp sân

Nhựa sôi trong cây sống”

C.

“Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi

Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè”

D.

“Mới chớm đầu mùa hạ

Mà nắng đã cháy da

Ve râm ran các ngả

Hè sang ôi, oi nồng”

Câu 8: Đọc hiểu Mùa hạ

Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả mùa hè. Nhận xét về bức tranh cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ.

Câu 9: Đọc hiểu Mùa hạ

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

“Mùa hạ của tôi mùa hạ đã đi chưa 

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?”

Câu 10: Đọc hiểu Mùa hạ

Đoạn trích gợi cho em cảm nghĩ gì về những mùa hạ đã đi qua tuổi thơ của mình? 

Đọc hiểu Mùa hạ
Đọc hiểu Mùa hạ

Gợi ý trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Đọc hiểu Mùa hạ

Câu 1: D. Tự do

Câu 2: D. Tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co

Câu 3: D. Cả A, B, C

Câu 4: B. Giọng điệu trầm lắng, suy tư hơn

Câu 5: C. Sinh động, vui tươi, căng tràn sức sống

Câu 6: B. Mùa hè ẩn dụ cho tuổi trẻ nhiều đam mê, khát vọng, hoài bão

Câu 7: B. 

“Bầu trời cao thật cao

Nền trời nhìn leo lẻo

Nắng tràn ngập khắp sân

Nhựa sôi trong cây sống”

Câu 8:

Những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh mùa hè có trong bài thơ là:
+ tiếng chim reo,

+ trời xanh biếc

+ nắng tràn

+ biển xanh thẳm

+ cánh buồm lồng lộng

Bức tranh cảnh mùa hè được tác giả miêu tả trong bài thơ rất đẹp, tươi tắn, tràn đầy sức sống. Đó là một mùa hạ gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Một mùa hạ của một miền quê với tất cả những hình ảnh được miêu tả toát lên sự gần gũi, giản dị và mộc mạc.  

Câu 9: 

Biện pháp tu từ:

Câu hỏi tu từ: “Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?”

Tác dụng:

+ Nhấn mạnh: sự trăn trở của bản thân về những khát khao của tuổi trẻ trước dòng chảy của thời gian còn hay hết?

+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động hấp dẫn.

+ Ca ngợi sự khát khao, nhiệt huyết, ước mơ, của tuổi trẻ.

Câu 10: 

Đoạn trích đã gợi cho em nhiều suy nghĩ về những mùa hạ đã đi qua tuổi thơ của mình. Mùa hạ gắn liền với tuổi thơ của chúng ta. Mùa hạ của những cánh diều trong mỗi buổi chiều trên đồng ruộng cùng bạn bè. Âm thanh râm ran của tiếng dế ngân vang như khúc nhạc hè về. Tiếng trẻ thơ nô đùa, chạy giỡn, ngây ngô, trong sáng và hồn nhiên. Cảnh sắc thiên nhiên mùa hạ ngập mình trong nắng rực rỡ. Mùa hạ của kí ức tuổi thơ, nâng đỡ giúp chúng ta bước vào đời. Mùa hạ của những ước mơ, lí tưởng và hoài bão của tuổi trẻ. Giờ đây, chúng em bước vào đời. Thật nhiều kỉ niệm!

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *