Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
“Khi đã khai phóng được bản thân, con người sẽ tìm ra chính mình ở hai khía cạnh quan trọng nhất: con người văn hóa và con người chuyên môn của mình.
Ở khía cạnh con người văn hóa, đó là việc tìm ra được đâu là lương tri và phẩm giá của mình, đâu là lẽ sống và giá trị sống của mình; đâu là những giá trị làm nên chính mình, là những thứ mà vì nó hay để bảo vệ nó, mình sẵn lòng hi sinh mọi thứ khác; đâu là “chân ga” (để giúp mình vượt qua bao đèo cao) và đâu là “chân thắng” (để giúp mình không rơi xuống vực sâu).
Ở khía cạnh con người chuyên môn (hay con người công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp), đó là việc tìm ra mình thực sự thích cái gì, mình giỏi cái gì, hiểu được mình giỏi đến mức độ nào để đặt mình vào một công việc phù hợp nhất với “cái chất” con người mình. Khi làm công việc mà mình giỏi nhất, mê nhất và phù hợp với “cái chất” con người của mình nhất thì khi đó làm việc cũng là làm người, khi đó mình làm việc nhưng cũng là sống với con người của mình.”
(Đúng việc, một góc nhìn về câu chuyện khai minh – Giản Tư Trung, NXB Tri Thức – 2015)
Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Câu 1: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Xác định thao tác lập luận?
Câu 3: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Xác định phong cách ngôn ngữ?
Câu 4: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Theo tác giả, thế nào là con người văn hoá?
Câu 5: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Vì sao tác giả coi khía cạnh con người văn hoá vừa là “chân ga” (để giúp mình vượt qua bao đèo cao) và vừa là “chân thắng” (để giúp mình không rơi xuống vực sâu)?
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Câu 1: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Thao tác lập luận: Phân tích.
Câu 3: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Phong cách ngôn ngữ: Chính luận
Câu 4: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Theo tác giả, con người văn hoá là:
+ đó là việc tìm ra được đâu là lương tri và phẩm giá của mình, đâu là lẽ sống và giá trị sống của mình.
+ đâu là những giá trị làm nên chính mình
+ đâu là “chân ga” (để giúp mình vượt qua bao đèo cao)
+ đâu là “chân thắng” (để giúp mình không rơi xuống vực sâu)
Câu 5: Đọc hiểu Đúng việc một góc nhìn về câu chuyện khai minh
Tác giả coi khía cạnh con người văn hoá vừa là “chân ga” (để giúp mình vượt qua bao đèo cao) và vừa là “chân thắng” (để giúp mình không rơi xuống vực sâu). Bởi vì:
+ Con người văn hóa là người có lương tri, có phẩm giá, lẽ sống và giá trị sống của mình. Con người văn hóa vừa là chân ga vừa là chân thắng của cuộc đời mình.
+ Chính lương tri, phẩm giá, lẽ sống và giá trị sống giúp con người dũng cảm, kiên cường, dám đương đầu với khó khăn, thách thức để thành công, thì đó là chân ga.
+ Và cũng chính lương, tri, phẩm giá, lẽ sống và giá trị sống giúp con người nhận biết đúng sai, nhận thức đúng đắn vấn đề, tránh những cám dỗ, dục vọng tầm thường, chiến thắng nỗi lo lắng, sợ hãi của chính mình. Thì đó là chân thắng.
+ Cả chân ga và chân thắng đều cần thiết đối với mỗi con người chúng ta trên khía cạnh về văn hóa.