Giới thiệu đến các bài viết đọc hiểu: Đọc hiểu Không để lại tiền cho con (Theo Nhật Huy). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 5 câu hỏi tự luận. Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích cho hành động của mình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt – viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012. Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.

Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.

Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp.

Tuy nhiên họ cũng hiểu có một thứ còn quý giá hơn tiền, quan trọng hơn tiền, đó chính là trách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình (tự mình phải chịu trách nhiệm về mình), rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội…Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.

Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, dân theo http://tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)

Đọc hiểu Không để lại tiền cho con
Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Câu 1. Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Theo đoạn trích, vì sao “những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền”?

Câu 2. Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Đồng tiền luôn có vị trí quan trọng trong cuộc sống của bất cứ ai. Tại sao Yu Pang-Lin không để lại tiền cho con mà cho rằng: “Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”?

Câu 3. Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Theo anh/chị, khái niệm “chịu trách nhiệm về bản thân” bao hàm sự chịu trách nhiệm về những bình diện nào?

Câu 4. Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Anh/Chị có đồng ý với quan niệm cho rằng người biết tự chịu trách nhiệm chính là người tự trọng hay không? Vì sao?

Câu 5. Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của lao động đối với con người.

Đọc hiểu Không để lại tiền cho con
Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Câu 1. Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Theo đoạn trích, lý do “những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền” là vì “hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp”, nghĩa là họ là những người hiểu rõ nhất giá trị của đồng tiền để không thể không coi trọng nó.      

Câu 2. Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Đồng tiền luôn có vị trí quan trọng trong cuộc sống của bất cứ ai nhưng Yu Pang-Lin không để lại tiền cho con mà cho rằng “Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” có thể do những nguyên nhân sau đây:

+ Những kẻ năng lực kém cỏi sẽ không biết cách sử dụng đồng tiền hữu ích, không biết làm đồng tiền sinh sôi, do đó đồng tiền trong tay họ sẽ hao hụt mất mát dần cho tới lúc “đội nón ra đi”

+ Những kẻ kém cỏi về nhân cách, Nếu có nhiều tiền, đồng tiền có thể trở thành phương tiện cho việc xấu và gây tai họa cho bản thân, gia đình và xã hội

+ Với những kẻ kém cỏi, không có lòng tự trọng, đồng tiền chỉ tạo cho học cách sống lười biếng, ích kỷ, lối sống hưởng thụ tầm thường…

Câu 3. Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Có thể hiểu khái niệm “chịu trách nhiệm về bản thân” bao hàm sự tự chịu trách nhiệm về những bình diện sau: tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi, mọi quyết định, mọi thành công hay thất bại, sai lầm của bản thân; tự chịu trách nhiệm về sự trưởng thành, nhân cách, trí tuệ của bản thân, không né tránh, không đổ lỗi, không dựa dẫm hay thoái thác trách nhiệm…

Câu 4. Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Quan niệm cho rằng người biết tự chịu trách nhiệm chính là người tự trọng là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn vì những nguyên nhân sau đây:

+ Người viết tự chịu trách nhiệm chính là người có ý thức cao nhất về danh dự và nhân phẩm, không ỷ lại, dựa dẫm, luôn mạnh mẽ đối diện với khó khăn hoặc thất bại, không đổ lỗi cho người khác hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh

+ Người biết tự chịu trách nhiệm sẽ luôn tự chủ trong mọi quyết định của mình, không lệ thuộc hai dao động trước những ý kiến trái chiều, tự tin tìm ra con đường đúng nhất phù hợp với chính mình để đi tới thành công.

+ Người biết tự chịu trách nhiệm có ý thức nâng cao giá trị cá nhân nên luôn có nỗ lực vươn lên để sáng tạo và cống hiến

→ có ý thức về danh dự, không ngừng nâng cao giá trị cá nhân ăn, tích cực lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần làm cho sự tồn tại và phát triển tốt đẹp của cộng đồng…đó chính là những biểu hiện rõ nét nhất của một con người có lòng tự trọng.

Đọc hiểu Không để lại tiền cho con
Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Câu 5: Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

* Vấn đề cần nghị luận: Vai trò của lao động đối với con người.

Giải thích:  Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

+ “Lao động” là gì? Có thể hiểu “lao động” là quá trình làm việc bằng trí óc hoặc chân tay, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần cho những nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội.

Phân tích, bàn luận: Đọc hiểu Không để lại tiền cho con

Vai trò của lao động đối với con người:

+ Lao động phân biệt con người có ý thức với con vật làm tất cả theo bản năng (săn mồi, kiếm mồi, xây tổ…)

+ Lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đáp ứng những nhu cầu của chính mình cũng như của gia đình và xã hội, giúp con người trở nên hữu ích với bản thân và cộng đồng

+ Lao động giúp con người tự hoàn thiện và phát triển năng lực cá nhân, nâng cao giá trị cá nhân, lao động là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất giúp con người trở thành một nhân cách đáng kính trọng, có lòng tự trọng và sự tôn trọng của cộng đồng

+ Lao động giúp con người được rèn luyện thể chất mạnh mẽ, dẻo dai và có cuộc sống tinh thần phong phú, tốt đẹp.

– Bài học về ý nghĩa của lao động-lao động làm nên cuộc sống

(Chọn được dẫn chứng tiêu biểu).

* Mở rộng vấn đề và rút ra bài học sâu sắc: Phê phán lối sống há miệng chờ sung, lười nhác, lười lao động, không làm mà muốn hưởng thành quả, …

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

  (Nguồn: Sưu tầm) 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *