Giới thiệu đến các bài viết đọc hiểu: Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt. Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 5 câu hỏi tự luận. Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Khi người khác nói, chúng ta có cái kiểu nghe đại loại theo bốn cách: kiểu phớt lờ họ, chẳng chú ý nghe gì cả; hoặc giả như có nghe, ầm ừ cho qua chuyện; hoặc nghe có chọn lọc, nghe từng phần nào đó của câu chuyện thôi; và nghe chăm chú, quan tâm và tập trung vào những gì họ đang nói. Nhưng mấy ai trong chúng ta có được trình độ nghe cao: nghe với lòng thấu cảm.

Khi chúng ta biết nghe với lòng thấu cảm, chúng ta không nghe theo cách “chủ động” hoặc “ngờ vực” mà thực chất chẳng hơn gì cách nghe hờ hững, nghe có tính chất “xã giao”, có khi còn làm tổn thương đến “người được nghe” – kiểu nghe để đối đáp, để khống chế để toan tính.

Khi tôi nói tôi nghe với lòng thấu cảm, có nghĩa là tôi nghe với ý hướng để hiểu. Có nghĩa là tôi hiểu người khác trước, để hiểu được họ thực sự. […] Đó là cách nghe đi vào lòng người. Cả hai nhìn thế giới theo cùng một cách nhìn và cùng hiểu nhau.

Thấu cảm khác với thương cảm. Thương cảm là một dạng của sự tán thành, một dạng của cách đánh giá và đôi khi là sự đáp ứng tình cảm có tính bao trùm, che chở. Con người lại thường ưa kiểu thương cảm này. Nó làm cho họ phụ thuộc.

Còn việc lắng nghe với lòng thấu cảm không nhất thiết đòi sự tán thành; mà là việc bạn hiểu người đó đầy đủ, sâu xa với tất cả tình cảm và hiểu biết của bạn.

Lắng nghe với lòng thấu cảm vượt xa cả sự ghi nhận, hoặc đặt vấn đề, hay đơn thuần chỉ hiểu những gì họ nói ra thôi. Trên thực tế theo các chuyên gia về giao tiếp thì trong những giao tiếp của chúng ta, chúng ta chỉ thể hiện 10% bằng lời nói, 30% khác là những âm động, còn tới 60% là ngôn ngữ của cơ thể. Trong việc lắng nghe có tính chất thấu cảm, chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng mắt và bằng con tim. Bạn nghe để cảm nhận, nghe để tìm ra ý nghĩa. Bạn nghe để biết cách sống. Bạn vận dụng cả bán cầu phải và bán cầu trái của não. Bạn cảm nhận, bạn trực cảm, bạn cảm thấy.

Lắng nghe với lòng thấu cảm còn cho bạn một khả năng vì nó cung cấp cho bạn những dữ liệu chính xác để hành xử. Thay vì khư khư giữ lấy những gì là của mình, xử sự với thực tại bên trong tâm trí của người khác, bạn đang lắng nghe để hiểu, bạn giao tiếp và lĩnh hội một tâm hồn.

(Bảy thói quen của người thành đạt, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)

Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt
Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Câu 1. Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Bài viết đề cập đến các cách nghe nào trong giao tiếp?

Câu 2. Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Vì sao tác giả cho rằng “nghe với lòng thấu cảm” là nghe ở trình độ cao?

Câu 3. Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Nhận xét về cách lập luận của tác giả khi bàn về vấn đề “lắng nghe với lòng thấu cảm”.

Câu 4. Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Để đạt được trình độ “nghe với lòng thấu cảm”, theo anh/chị, chúng ta cần làm gì?

Câu 5. Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc “lắng nghe với lòng thấu cảm” là một chìa khoá của thành công

Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt
Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Câu 1. Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Bài viết đề cập đến 5 cách nghe trong giao tiếp: 

+ phớt lờ, chẳng chú ý nghe gì cả; 

+ giả như có nghe, ầm ừ cho qua chuyện; 

+ nghe có chọn lọc, nghe từng phần nào đó của câu chuyện thôi; 

+ nghe chăm chú, quan tâm và tập trung vào những gì người khác đang nói; 

+ và nghe với lòng thấu cảm.                                          

Câu 2. Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

– Nghe thông thường chỉ để xã giao, để đối đáp hoặc khống chế, toan tính,…; nghe với lòng thấu cảm trước hết là để hiểu được người khác một cách thực sự.

– Nghe với lòng thấu cảm vượt xa cả sự ghi nhận hoặc chỉ đơn thuần là để hiểu những gì người khác nói ra; đó là cách nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng mắt, bằng tâm hồn, bằng trái tim. 

Câu 3. Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Tác giả sử dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận: 

+ giải thích (nghe với lòng thấu cảm nghĩa là nghe với ý hướng để hiểu); 

+ so sánh (nghe với lòng thấu cảm khác với nghe để đối đáp,…; thấu cảm khác thương cảm), 

+ phân tích (nghe với lòng thấu cảm vượt xa cách nghe chỉ để ghi nhận, để hiểu những gì người khác nói); 

+ bình luận (tác dụng của Việc lắng nghe với lòng thấu cảm).

Câu 4. Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

– Rèn thói quen lắng nghe người khác nói;

– Có hiểu biết về tâm lí con người, về nguyên tắc ứng xử nói chung trong giao tiếp; có thái độ cảm thông, chia sẻ, chân thành với mọi người;

– Có năng lực nghe hiểu,…

Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt
Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

Câu 5: Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

* Vấn đề cần nghị luận: Về việc “lắng nghe với lòng thấu cảm” là một chìa khoá của thành công.

Giải thích:  Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

+ “Lắng nghe với lòng thấu cảm” là gì? 

+ Vì sao thói quen “lắng nghe với lòng thấu cảm” là một chìa khoá của thành công?

-> Một trong những yếu tố then chốt dẫn con người tới thành công là năng lực giao tiếp, mà trong giao tiếp, kĩ năng lắng nghe có vai trò rất quan trọng. Biết lắng nghe có thể đem đến nhiều lợi ích.

Phân tích, bàn luận: Đọc hiểu Bảy thói quen của người thành đạt

* Về việc “lắng nghe với lòng thấu cảm” là một chìa khoá của thành công: Những lợi ích của việc lắng nghe với lòng thấu cảm

+ Lắng nghe với lòng thấu cảm sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ trong giao tiếp vì con người có nhu cầu được khẳng định, được công nhận, được đánh giá đúng mức,…

+ Để có thói quen này, mỗi người cần rèn kĩ năng nghe hiểu, biết cảm thông, chia sẻ, quan tâm đến người khác,…

+ Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế Sự tương tác giữa người và người.

(Chọn được dẫn chứng tiêu biểu).

* Mở rộng vấn đề và rút ra bài học sâu sắc: 

+ Phê phán những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế Sự tương tác giữa người và người.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

  (Nguồn: Sưu tầm) 

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *