Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng đọc hiểu trắc nghiệm ; Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu (Ngữ Văn 10, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Thơ duyên – Xuân Diệu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng đọc hiểu trắc nghiệm ; Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng đọc hiểu trắc nghiệm ; Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu
Đọc văn bản sau:
NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG
Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai cô con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm trọn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài và đi với tốp già thì ngày lại ngắn.
Mlediem.netặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại cho con người và muôn vật khá nhiều, ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn, đi đâu cũng sà vào khiến cho người dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng kêu thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy.
Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mồ côi nhưng lại có một thân thể cực kì to lớn và sức khoẻ tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật. Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui cả trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lánh ra xa chỗ Quải đứng. Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kì trăng hạ huyển hoặc thượng huyển. Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra.
(Theo Viện Văn học, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập I: Thần thoại – truyền thuỵết NXB Giáo dục, 1999, tr.61 – 62)
Lựa chọn đáp án đúng: trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng đọc hiểu trắc nghiệm ; Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu
Câu 1: Ngọc Hoàng có bao nhiêu người con gái?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 2: Lúc đầu, tính tình của cô Mặt Trăng là:
- Hòa nhã
- Mềm mỏng
- Nóng nảy
- Nóng nảy nhưng hòa nhã
Câu 3: Trần gian khổ sở vì cô Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng kêu thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy [……?…….] mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi.
- Cát
- Trấu
- Bùn
- Tro
Câu 4: Mỗi lần cô Trăng ngoảnh mặt xuống trần gian thì lúc đó là:
- Trăng rằm
- Trăng khuyết
- Đêm ba mươi
- Mùng một
Câu 5: Chi tiết “Quải chờ cho cô Trăng đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô.” cho thấy chàng là con người như thế nào?
- Dũng cảm
- Thông minh
- Kiên quyết
- Chính trực thấy chuyện tai ác thì ra tay trừng trị
Câu 6: Chi tiết “Một tốp già, một tốp trẻ khiêng kiệu cô Mặt Trời” trong câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Già thì lão luyện
- Trẻ thì ham vui
- Người già thì dày dặn kinh nghiệm còn người trẻ thì ham vui, hiếu thắng.
- Cả A, B, C
Câu 7: Chi tiết “Quải đã trừng trị cô Trăng từ đó cô ta trở nên dịu dàng, hiền lành hơn.” trong câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Con người hòa thuận với thế giới tự nhiên
- Con người hòa hợp với thế giới tự nhiên
- Con người chinh phục được thế giới tự nhiên
- Tự nhiên chi phối con người
Trả lời các câu hỏi: trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng đọc hiểu trắc nghiệm ; Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu
Câu 8: Theo anh/chị có thể lược bỏ chi tiết “Quải chờ cho cô Trăng đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô.” trong văn bản hay không? Vì sao?
Câu 9: Từ nhân vật cô Mặt Trăng, anh /chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 10: Sau khi Quải trừng trị cô Trăng, cô Trăng đã thay đổi hoàn toàn. Từ 2 nhân vật này, anh/ chị quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên? (trả lời khoảng 4-5 câu)
VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều;
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần.
(Trích Thơ duyên – Xuân Diệu)
……………….Hết……………………
Gợi ý trả lời: trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng đọc hiểu trắc nghiệm ; Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu
Phần Đọc hiểu trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng đọc hiểu trắc nghiệm ; Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu
Lựa chọn đáp án đúng nhất: trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng đọc hiểu trắc nghiệm ; Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu
Câu 1. B 2
Câu 2. C Nóng nảy
Câu 3. D Tro
Câu 4. A Trăng rằm
Câu 5. D Chính trực thấy chuyện tai ác thì ra tay trừng trị
Câu 6. C Người già thì dày dặn kinh nghiệm còn người trẻ thì ham vui, hiếu thắng.
Câu 7. C Con người chinh phục được thế giới tự nhiên
Câu 8.
– Không thể lược bỏ chi tiết “Quải chờ cho cô Trăng đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô.”
– Vì nếu thiếu chi tiết này ta không biết được việc làm của Cô Trăng là việc làm tác hại; đồng thời, ta hiểu được vì sao cô Trăng thay đổi tính tình và được người trần gian yêu thích.
Câu 9.
Nêu ra bài học cho bản thân.
– Không nên nóng nảy / nóng vội/ nóng tính,…
– Hòa nhã/ hòa đồng/ hòa thuận/ đoàn kết/ giúp đỡ/ chia sẻ/…..với bạn bè
Câu 10.
– Con người và thiên nhiên có mối quan hệ khắng khít/ gắn bó/ tác động qua lại,…
– Con người chinh phục/ cải tạo/ thích ứng thế giới tự nhiên
– Thế giới tự nhiên làm tiền đề/ cơ sở ,…cho con người tồn tại và phát triển.
Phần Viết trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng ; nữ thần mặt trời và mặt trăng đọc hiểu trắc nghiệm ; Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đọc hiểu
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Những đặc sắc về hình thức nghệ thuật của văn bản Thơ duyên
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Xuân Diệu, văn bản thơ duyên.
– Những đặc sắc về hình thức nghệ thuật của văn bản Thơ duyên
+ Từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,…
+ Không gian, thời gian
+ Nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu.
=> Nổi bật cảm xúc của anh và em,….
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.