Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Tương tư ; tương tư nguyễn bính ; trắc nghiệm tương tư ; đọc hiểu tương tư ; (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Tương tưNguyễn Bính. Mời các bạn cùng tham khảo.

 Đề: tương tư ; tương tư nguyễn bính ; trắc nghiệm tương tư ; đọc hiểu tương tư ;

 ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) tương tư ; tương tư nguyễn bính ; trắc nghiệm tương tư ; đọc hiểu tương tư ;

Đọc văn bản sau: tương tư ; tương tư nguyễn bính ; trắc nghiệm tương tư ; đọc hiểu tương tư ;

TƯƠNG TƯ

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Nắng mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)

tương tư ; tương tư nguyễn bính ; trắc nghiệm tương tư ; đọc hiểu tương tư ;

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ Tương tư được viết theo thể thơ nào?

  1. Lục bát
  2. Song thất lục bát
  3. Tự do
  4. Thất ngôn bát cú

Câu 2. Bài thơ Tương tư được in trong tập thơ:

  1. Hương cố nhân (1941)
  2. Mười hai bến nước (1942)
  3. Lỡ bước sang ngang (1940)
  4. Người con gái ở lầu hoa (1943)

Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

  1. Tự sự
  2. Thuyết minh
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 4. Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người.

  1. So sánh
  2. Hoán dụ
  3. Ẩn dụ
  4. Nhân hóa

Câu 5. Hai câu nào trong bài thơ cho thấy tình cảm của chàng trai chưa được đền đáp?

  1. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, / Một người chín nhớ mười mong một người.
  2. Bao giờ bến mới gặp đò, / Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau
  3. Bảo rằng cách trở đò giang, / Không sang là chẳng đường sang đã đành.
  4. Hai thôn chung lại một làng, / Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này.

Câu 6. Cách ngắt nhịp đạt hiệu quả cao nhất trong câu thơ Ngày qua ngày lại qua ngày, là:    

  1. 2/2/2
  2. 2/4
  3. 4/2
  4. 3/3

Câu 7. Hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:

Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…

  1. Nỗi hờn trách của chàng trai về sự hững hờ của cô gái
  2. Lời than thở khi tình duyên tan vỡ
  3. Nỗi oán hận của nhân vật trữ tình
  4. Tâm trạng nhớ nhung, sầu muộn

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:

Nắng mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Câu 10. Từ nội dung bài thơ trên, anh/chị  hãy rút ra thông điệp về tình yêu mà nhà thơ gửi gắm qua bài thơ?

 VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn phân tích, đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.

TIỂU DẪN

Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính (có thời kì lấy tên là Nguyễn Bính Thuyết), sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Nguyễn Bính mồ côi mẹ rất sớm, 10 tuổi đã phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống. Ông biết làm thơ từ khi mới 13 tuổi và năm 19 tuổi (1937) được nhận giải Khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn. Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.

Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc và hấp dân người đọc với chính bởi hồn thơ này. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyễn Bính đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha. Vì thế, Nguyễn Bính được coi là “thi sĩ của đồng quê” và có nhiều tác phẩm được truyền tụng rộng khắp. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000).

Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính trước Cách mạng : Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941), Mười hai bến nước (1942), Cây đàn tì bà (truyện thơ – 1944) ; sau Cách mạng : Ông lão mài gươm (1947), Gửi người vợ miền Nam (1955), Người lái đò sông Vị (chèo – 1952)…

Bài thơ Tương tư rút trong tập Lỡ bước sang ngang, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.

tương tư ; tương tư nguyễn bính ; trắc nghiệm tương tư ; đọc hiểu tương tư ;

Gợi ý trả lời:

ĐỌC HIỂU 

Câu 1. A Lục bát

Câu 2.Lỡ bước sang ngang (1940)

Câu 3.Biểu cảm

Câu 4.Hoán dụ

Câu 5. D Hai thôn chung lại một làng, / Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này.

Câu 6. D   3/3

Câu 7.Nỗi hờn trách của chàng trai về sự hững hờ của cô gái

Trả lời câu hỏi: 

Câu 8.

– Giúp câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, gợi hình, gợi cảm

– Cảm nhận rõ hơn nỗi nhớ của nhân vật trữ tình kín đáo, ý nhị mà da diết, mãnh liệt

Câu 9.

– Quy luật tự nhiên của tình yêu đôi lứa là tương tư, nhớ nhung

– Tâm trạng chung của những đôi lứa khi yêu nhau

– Khẳng định tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ

Câu 10.

Thông điệp: tình yêu chân chính luôn gắn liền những cảm xúc tương tư, nhớ nhung, chờ đợi nhau.

tương tư ; tương tư nguyễn bính ; trắc nghiệm tương tư ; đọc hiểu tương tư ;
tương tư ; tương tư nguyễn bính ; trắc nghiệm tương tư ; đọc hiểu tương tư ;

VIẾT tương tư ; tương tư nguyễn bính ; trắc nghiệm tương tư ; đọc hiểu tương tư ;

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Nội dung chủ đề và nghệ thuật của bài thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

   Có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…). Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

– Phân tích chủ đề và nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Về chủ đề: Xác định chủ đề bài thơ là nỗi nhớ nhung, tương tư và khát vọng tình yêu lứa đôi thầm kín của chàng trai đối với cô gái. Đánh giá về nét đặc sắc chủ đề của bài thơ.

+ Về nghệ thuật: những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ: nhân vật trữ tình, thể thơ lục bát; hình ảnh thơ thấm đẫm hương vị làng quê, ngôn từ giản dị, mộc mạc; giọng thơ ngọt ngào, êm dịu như những khúc hát dân ca, các phép tu từ độc đáo…Đánh giá về những nét đặc sắc hình thức nghệ thuật của bài thơ.

– Khẳng định giá trị chủ đề và nghệ thuật của bài thơ

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *