Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Vườn xưa ; vườn xưa (Tế Hanh) ; trắc nghiệm vườn xưa ; đọc hiểu vườn xưa ;  (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Quê hương – Đỗ Trung Quân. Mời các bạn cùng tham khảo.

 Đề: Vườn xưa ; vườn xưa (Tế Hanh) ; trắc nghiệm vườn xưa ; đọc hiểu vườn xưa ;

 ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Vườn xưa ; vườn xưa (Tế Hanh) ; trắc nghiệm vườn xưa ; đọc hiểu vườn xưa ;

Đọc văn bản: Vườn xưa ; vườn xưa (Tế Hanh) ; trắc nghiệm vườn xưa ; đọc hiểu vườn xưa ;

VƯỜN XƯA

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh,
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc.
Hai ta ở hai đầu công tác,
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa,
Như mặt trăng mặt trời cách trở,
Như sao hôm sao mai không cùng ở,
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?


Hai ta như sen mùa hạ, cúc mùa thu,
Như tháng mười hồng, tháng năm nhãn;
Em theo chim em đi về tháng tám,
Anh theo chim cùng với tháng ba qua.

Một ngày xuân em trở lại nhà,
Nghe mẹ nói anh có về, anh hái ổi.
Em nhìn lên vòm cây gió thổi,
Lá như môi thầm thĩ gọi anh về.


Lần sau anh trở lại một ngày hè,
Nghe mẹ nói em có về, bên giếng giặt.
Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt,
Nước như gương soi lẻ bóng hình anh…

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh,
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc.
Hai ta ở hai đầu công tác,
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

Tế Hanh – 1957

(Trích Thơ Quê hương và những lời bình – NXB ĐHQG Hà Nội, 2007, tr 298 – 299)

*Tác giả Tế Hanh

-Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh. Quê quán: xã Bình Dương, huyện Bình Sơn,tỉnh Quảng Ngãi

– Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương.

– Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

– Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết

– Tác phẩm chính: các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963).

Vườn xưa ; vườn xưa (Tế Hanh) ; trắc nghiệm vườn xưa ; đọc hiểu vườn xưa ;

Lựa chọn đáp án đúng nhất: (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Vườn xưa ; vườn xưa (Tế Hanh) ; trắc nghiệm vườn xưa ; đọc hiểu vườn xưa ;

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

  1. Song thất lục bát
  2. Lục bát
  3. Tự do
  4. Thất ngôn bát cú

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

  1. nghị luận.
  2. tự sự.
  3. miêu tả.
  4. biểu cảm.

Câu 3. Hình ảnh thời gian nào không phải  là mùa được nhắc trong bài thơ?

  1. Mùa xuân
  2. Mùa hạ                
  3. Mùa thu
  4. Mùa đông

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: 

Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa,
Như mặt trăng mặt trời cách trở,
Như sao hôm sao mai không cùng ở,
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

  1. Nhân hóa
  2. So sánh
  3. Điệp ngữ            
  4. Ẩn dụ

Câu 5. Ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ là ngôn ngữ:      

  1. ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh
  2. mộc mạc, quê mùa, hóm hỉnh, gần gũi với người dân quê.
  3. cổ kính mà hiện đại.
  4. hiện đại, cách tân táo bạo.

Câu 6. Qua bài thơ, hình ảnh “vườn xưa” được hiểu là:

  1. khu vườn trồng nhiều cây trong quá khứ.
  2. khu vườn thời quá khứ, nay đã không còn lưu lại dấu vết.
  3. khu vườn có nhiều kỉ niệm về tình yêu, tình cảm gia đình.
  4. khu vườn cũ kĩ, không có sự sống.

Câu 7. Chủ thể trữ tình “anh” muốn gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ?

Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt,

Nước như gương soi lẻ bóng hình anh…

  1. Tâm sự yêu nét đẹp bình dị của quê hương.
  2. Tâm sự cô đơn, lẻ loi về một tình yêu chân thành, đằm thắm.
  3. Tâm sự cô đơn, lẻ loi của một người xa quê hương.
  4. Tâm sự về một tình yêu đơn phương, tan vỡ.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: 

Câu 8 (1,0 điểm). Chàng trai – chủ thể trữ tình, thể hiện tình cảm gì trong hai câu thơ sau:

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh,
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc.

Câu 9 (1,0 điểm). Anh/ chị hiểu gì về nội dung câu thơCó bao giờ cùng trở lại vườn xưa?” khi nó được lặp lại 3 lần?

Câu 10 (0,5 điêm). Anh/ chị cần làm gì trong việc giữ gìn những tình cảm tốt đẹp với người thân, gia đình, quê hương?

PHẦN VIẾT (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong bài thơ Vườn xưa của tác giả Tế Hanh từ phần Đọc – Hiểu.

Vườn xưa ; vườn xưa (Tế Hanh) ; trắc nghiệm vườn xưa ; đọc hiểu vườn xưa ;

Gợi ý trả lời:

ĐỌC HIỂU 

Câu 1. C Tự do

Câu 2. D biểu cảm.

Câu 3. D Mùa đông

Câu 4. B So sánh

Câu 5. A ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh

Câu 6.khu vườn có nhiều kỉ niệm về tình yêu, tình cảm gia đình.

Câu 7. B Tâm sự cô đơn, lẻ loi về một tình yêu chân thành, đằm thắm.

Câu 8.

Tình cảm gì trong hai câu thơ:

-Nội dung: Hai câu thơ bộc lộ sức mạnh của thời gian. Chính thời gian đã làm cho cây cối ngày mỗi xanh thêm, tốt tươi, sầm uất thêm. Cũng chính thời gian đã làm tóc bà mẹ mỗi ngày mỗi bạc thêm, già nua thêm…

-Tình cảm của chàng trai – chủ thể trữ tình: bâng khuâng, xao xuyến về sự thay đổi của thiên nhiên, đặc biệt là xót xa đến chạnh lòng về hình ảnh người mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc…

Câu 9. 

Có thể trả lời theo một số gợi ý sau:

– Là câu thơ vừa hỏi vừa để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình…

– Nội dung: thời gian đã làm ước mơ hi vọng của lứa đôi trở nên xa xôi khó thực hiện, có bao giờ mà cứ tưởng như chẳng bao giờ. Câu thơ được lặp lại đến ba lần cũng chính là cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 10.  

Có thể nêu những việc cần làm trong việc giữ gìn những tình cảm tốt đẹp với người thân, gia đình, quê hương, chẳng hạn:

– Cần trân  trọng, quan tâm, yêu quý những người thân (ông bà, cha mẹ, anh, chị em…)

– Cần có ý thức chăm lo, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc…

– Có ý thức trong việc xây dựng, gìn giữ quê hương, rộng hơn là đất nước…

– …

Vườn xưa ; vườn xưa (Tế Hanh) ; trắc nghiệm vườn xưa ; đọc hiểu vườn xưa ;
Vườn xưa ; vườn xưa (Tế Hanh) ; trắc nghiệm vườn xưa ; đọc hiểu vườn xưa ;

VIẾT Vườn xưa ; vườn xưa (Tế Hanh) ; trắc nghiệm vườn xưa ; đọc hiểu vườn xưa ;

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong bài thơ Vườn xưa

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

       Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

– Chủ đề bài thơ: tình yêu đôi lứa, tình mẹ con, tình quê hương hòa quyện vào nhau. Nổi bật hơn cả, bài thơ là một khúc tình ca với nhân vật chính là hai ta: anh và em.

+Tình mẹ con: đó chính hình ảnh người mẹ với thời gian đã làm tóc bà mẹ mỗi ngày mỗi bạc thêm, xơ xác, già nua thêm… làm chạnh lòng những người con…

+Tình yêu quê hương: cũng gắn liền với hình ảnh người mẹ. Bà như một ngọn lửa nhỏ nhen nhóm ít nhiều cũng làm ấm lại lòng của cô gái, của chàng trai và làm nồng ấm cả bài thơ…

+Tình yêu đôi lứa: là sự khát khao, tha thiết, khắc khoải muốn được “cùng trở lại vườn xưa” với người yêu. Đó là một khung cảnh, một thời khoảng trăng mật của tuổi thanh niên, một thời êm đềm nồng đượm…

– Đặc sắc về hình thức nghệ thuật:

+ Tình cảm, cảm xúc chân thực và cách diễn đạt cũng rất chân thực bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh.

+Bài thơ có giọng thơ, tiếng thơ nhỏ nhẹ, hiền lành, bình dị mà tha thiết nên rất dễ đi vào lòng độc giả một cách tự nhiên và sâu sắc.

+ Sử dụng nhiều phép so sánh để không những nhấn mạnh vào sự xa cách của đôi lứa mà còn thể hiện một cách sinh động tài tình trạng thái của tâm hồn, một trạng thái bất an, bứt rứt, băn khoăn của con người trong tình huống muốn gặp lại người thương nhưng thật khó…

d. Chính tả, ngữ pháp

      Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *