Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết. Mời các bạn cùng tham khảo.

 Đề: Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

Đọc văn bản sau đây: Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

Có một người nông dân thường xuyên phải gánh nước từ suối về nhà. Suốt hai năm ông dùng hai chiếc bình gánh nước, trong đó có một chiếc bị nứt. Từ vết nứt của nó, nước cứ bị rỉ ra. Vì thế, cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, một chiếc bình luôn đầy nước; chiếc kia chỉ mang về có một nửa bình nước.

Dĩ nhiên, chiếc bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó và cũng không bỏ lở cơ hội nào để tỏ ý coi thường, chê trách chiếc bình nứt. Còn chiếc bình nứt luôn buồn tủi, xấu hổ về khuyết điểm của mình. Nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc phải làm. Trong hai năm, nó phải chịu đựng sự giày vò, đau khổ với ý nghĩ mình là kẻ thất bại và vô tích sự.

Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng bày tỏ với người gánh nước:

– Con rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua.

Ngưởi gánh nước hỏi lại chiếc bình:

– Sao con phải xin lỗi? Mà con xin lỗi về chuyện gì?

Chiếc bình đáp lại:

– Suốt hai năm qua, do vết nứt của con mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà. Ông đã phải làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại đã không hoàn toàn như ông mong đợi.

Người gánh nước mỉm cười:

– Không phải vậy đâu! Ngày mai, trên đường ra suối, con hãy quan sát kĩ hai bên đường rồi nói ta nghe xem có gì khác lạ nhé.

Hôm sau, chiếc bình nứt nhìn con đường từ nhà ra suối và thấy hai bên đường quang cảnh khác hẳn nhau. Một bên cỏ mọc xanh mướt và có rất nhiều bông hoa đồng nội đủ màu đang khoe sắc. Bên kia, chỉ toàn là đất cát và vài khòm cỏ dại héo khô…Không đợi nó cất tiếng hỏi, người gánh nước đã nói:

– Con có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ có bên con mang nước về nhà không? Nước từ vết nứt của con đã tưới cho đất, nuôi dưỡng cỏ hoa. Vợ và con gái ta đã rất vui vẻ, hạnh phúc khi hái những bông hoa kia mang về tô điểm cho căn bếp, cho ngôi nhà của chúng ta. Ngắm những bình hoa ấy, ta quên nỗi mệt nhọc sau một ngày dài vất vả. Không có vết nứt của con, gia đình ta sẽ không có được những niềm vui ấm áp đó.

Chiếc bình nứt bừng tỉnh. Nó biết rằng, từ hôm nay, mỗi ngày mới trên con đường này sẽ luôn đến cùng niềm vui, hạnh phúc.

(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn: Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)

Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

Lựa chọn đáp án đúng: Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

Câu 1. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên?

  1. Ẩn dụ
  2. Hoán dụ.
  3. Nhân hóa
  4. So sánh.

Câu 2. Văn bản trên viết về chiếc bình nứt nhưng mục đích là để nói chuyện gì?

  1. Nhằm nói về cách hành xử của con người.
  2. Nhằm nói về khuyết điểm của con người.
  3. Nhằm nói về sự tự ti, mặc cảm của con người.
  4. Nhằm nói về sự chế giễu khuyết điểm của người khác.

Câu 3. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên là:

  1. Chiếc bình nứt và người gánh nước.
  2. Chiếc bình lành và chiếc bình nứt.
  3. Chiếc bình lành và người gánh nước.
  4. Chiếc bình lành và chiếc bình nứt và người gánh nước.

Câu 4. Ý nào không phải là bài học rút ra từ văn bản trên?

  1. Không nên coi thường bất cứ ai, ai cũng có lúc phải khó khăn, khiếm khuyết.
  2. Hãy biết yêu thương và động viên người khác khi họ gặp khó khăn.
  3. Đừng buồn rầu nhìn vào mặt tiêu cực mà hãy lạc quan, yêu đời, sống tích cực.
  4. Phải nghiêm khắc chỉ ra những khiếm khuyết của người khác để họ sửa đổi.

Câu 5. Vết nứt trên chiếc binh ẩn dụ cho điều gì?

  1. Vết nứt trên chiếc bình thể hiện sự bất cẩn của người tạo ra chiếc bình
  2. Vết nứt trên chiếc bình thể hiện sự bất cẩn của người gánh nước
  3. Vết nứt trên chiếc bình thể hiện những khiếm khuyết của mỗi con người.
  4. Vết nứt trên chiếc bình thể hiện sự chế giễu của chiếc bình lành đối với chiếc bình nứt.

Câu 6. Nội dung của văn bản trên là gì?

  1. Vẻ đẹp của những bông hoa bên đường
  2. Cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
  3. Những khuyết điểm của con người.
  4. Sự tự ti, mặc cảm của con người có khuyết điểm.

Câu 7. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  1. Biểu cảm.
  2. Tự sự.
  3. Miêu tả.
  4. Nghị luận.

Trả lời các câu hỏi: Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

Câu 8. Theo anh/chị, điều gì đã khiến chiếc bình nứt “bừng tỉnh”? Trong khoảnh khắc “bừng tỉnh” ấy, chiếc bình nứt đã nhận ra điều gì? (1,0 điểm)

Câu 9. Xác định và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản? (1,0 điểm)

Câu 10. Nêu nhận xét của anh/chị về cách ứng xử của người nông dân với chiếc bình nứt. (0,5 điểm)

VIẾT (4.0 điểm). Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị 

Học sinh chọn một trong hai đề bài dưới đây: Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

Đề 1. Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật truyện “Chiếc bình nứt”.

Đề 2. Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị sống thông qua câu chuyện về “Chiếc bình nứt”.

Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

Gợi ý đáp án

Phần đọc hiểu Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

Câu 1. A Ẩn dụ

Câu 2. A Nhằm nói về cách hành xử của con người.

Câu 3. A Chiếc bình nứt và người gánh nước.

Câu 4. D Phải nghiêm khắc chỉ ra những khiếm khuyết của người khác để họ sửa đổi.

Câu 5. C Vết nứt trên chiếc bình thể hiện những khiếm khuyết của mỗi con người.

Câu 6. B  Cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

Câu 7. B  Tự sự.

Câu 8.

– Lời kể của người nông dân về những đóa hoa bên đường – khả năng tạo nên những điều đẹp đẽ, tốt lành, niềm vui, hạnh phúc từ chính vết nứt… đã giúp chiếc bình nứt “bừng tỉnh”. 

– Đó cũng là khoảnh khắc nó nhận ra giá trị của vết nứt; để vượt lên những tự ti, mặc cảm, hoài nghi, thất vọng về bản thân.

Câu 9.

– Biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản là: Ẩn dụ (Hình ảnh chiếc bình nứt).

– Tác dụng: tăng tính hàm súc, tính gợi hình, gợi cảm ; nhấn mạnh những khiếm khuyết của đời người.

Câu 10.

– Cách ứng xử của người nông dân vừa bao dung, nhân hậu vừa từng trải, sâu sắc.

– Ông đã biến vết nứt – vốn là một khiếm khuyết, hạn chế của chiếc bình thành giá trị hữu dụng.

Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị
Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

Phần viết Hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị ; hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị đọc hiểu ; trắc nghiệm hạt giống tâm hồn từ những điều bình dị

* Đề 1. Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật truyện “Chiếc bình nứt”.

 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật truyện “Chiếc bình nứt”

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, lôgic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Phân tích

Nội dung: Văn bản trên viết về một chiếc bình bị nứt, nhưng mục đích là nói về cách cư xử của con người.

   + “Vết nứt” là hình ảnh biểu tượng cho những khiếm khuyết, nhược điểm, hạn chế trong bản thân mỗi con người.

   + Nỗi tủi hổ, day dứt về chiếc bình nứt gợi lên tâm trạng của con người khi đối diện với những khuyết điểm của bản thân.

   + Ứng xử của người nông dân dần bao dung, nhân hậu, từng trải, sâu sắc. Ông đã biến vết nứt trên chiếc bình, một khiếm khuyết, một hạn chế, thành một thứ hữu ích.

Nghệ thuật:

   + Tình huống truyện chiếc bình nứt đối diện với chiếc bình nguyên vẹn và đối diện với vết nứt của mình.    

   + Nghệ thuật ẩn dụ: vết nứt trong chiếc bình ẩn dụ cho những hạn chế, khiếm khuyết ở mỗi người.

   + Kể chuyện ở ngôi thứ ba, điểm nhìn, hình ảnh đối lập,…

* Đánh giá

– Câu chuyện về chiếc bình nứt đã mang đến cho chúng ta hiểu sâu sắc về giá trị sống ở trong mỗi con người.

– Tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật ẩn dụ, chọn ngôi kể chuyện với điểm nhìn phù hợp góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

* Đề 2. Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị sống thông qua câu chuyện về “Chiếc bình nứt”.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

   Suy nghĩ về giá trị sống thông qua câu chuyện về “Chiếc bình nứt”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, lôgic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Trình bày các luận điểm:

   – “Vết nứt” là hình ảnh biểu tượng cho những khiếm khuyết, nhược điểm, hạn chế trong bản thân mỗi con người.

   – Việc tự trách là biểu hiện cao nhất của sự ý thức, khi nhận thức được những thiếu sót, con người sẽ biết điểm yếu của mình là ở đâu để từ đó khắp phục và trở nên tiến bộ hơn.

   – Trên đời không có ai hoàn hảo một cách tuyệt đối, vì vậy nếu có những thiếu sót, hạn chế nào đấy thì bạn cũng không nên quá buồn mà mặc cảm về bản thân mình.

   – Phê phán những người không nhận ra thiếu sót bản thân hoặc không khắc phục thiếu sót, hạn chế bản thân.

* Suy nghĩ bản thân

   – Câu chuyện về chiếc bình nứt đã mang đến cho chúng ta hiểu sâu sắc về giá trị sống ở trong mỗi con người.

   – Mỗi người chúng ta cần có niềm tin và tự hào về những giá trị sống tốt đẹp mà mình có; biết được thiếu sót, hạn chế bản thân để khắc phục.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *